Tiếp tục truy tố 12 bị can trong đại án Trần Bắc Hà
Vien Kiem sat nhan dan toi cao đa hoan tat cao trang truy tố 12 bị can trong vụ án ông Trần Bắc Hà lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới tại BIDV cho công ty sân sau vay trái quy định, gây thất thoát hơn 1.600 tỉ đồng.
Hai bị can Đoàn Ánh Sáng (trái) và Trần Lục Lang – Ảnh: Công an cung cấp
Vien Kiem sat nhan dan toi cao đa hoan tat cao trang so 64/CT-VKSTC-V3 bo sung noi dung trong vu an xay ra tai Ngan hang Thuong mai co phan đau tu va phat trien Viet Nam (BIDV), đong thoi chuyen ho so vu an toi Toa an nhan dan thanh pho Ha Noi nghien cuu, đua ra xet xu theo tham quyen.
Đay la vu an “Vi pham quy đinh ve hoat đong ngan hang, hoat đong khac lien quan đen hoat đong ngan hang” va “Lam dung tin nhiem chiem đoat tai san” xay ra tai Ngan hang Thuong mai co phan đau tu va phat trien Viet Nam, Cong ty co phan chan nuoi Binh Ha (Cong ty Binh Ha) va Cong ty trach nhiem huu han thuong mai va du lich Trung Dung (Cong ty Trung Dung).
Trước đó, ngày 16-7, TAND Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung một số nội dung trong vụ án này.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2011-2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh cùng chi nhánh Hà Thành cho Công ty Bình Hà – là công ty sân sau của Trần Bắc Hà, và Công ty Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn 1.672 tỉ đồng.
Video đang HOT
Ông Hà chỉ đạo thành lập 2 công ty: Công ty CP Tập đoàn An Phú (do Trần Duy Tùng – con trai ông Hà, làm chủ) và Công ty CP chăn nuôi Bình Hà (do ông Hà nhờ 3 cá nhân không có năng lực tài chính đứng tên thành lập).
Ông Hà đã chỉ đạo phê duyệt cấp tín dụng với các ưu đãi trái quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV. Trong khi đó, 2 công ty “sân sau” của ông Hà là công ty Bình Hà và Trung Dũng không đủ năng lực tài chính vốn tự có để thực hiện dự án; cũng không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.
Tổng dư nợ của Công Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là 799 tỉ đồng.
Tương tự khi thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của Công ty Trung Dũng, mặc dù biết rõ công ty đang gặp khó khăn nhưng các bị can Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỉ đồng.
Quá trình cho vay theo hạn mức, do áp lực từ sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, các bị can Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam đã quyết định giải ngân cho Công ty Trung Dũng vay 26 khoản còn dư nợ, trong đó có 20 khoản giải ngân không đáp ứng đúng tỉ lệ tài sản đảm bảo, 1 khoản giải ngân cho vay để đảo nợ.
Đối với tất cả 26 khoản vay trên, các bị can đã không kiểm soát được tiền bán hàng của doanh nghiệp để thu nợ, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến còn dư nợ trên 600 tỉ đồng, không có khả năng thanh toán.
VKSND quy kết hành vi cho vay trái quy định của các bị can thuộc BIDV gây thiệt hại cho ngân hàng 1.672 tỉ. Sau khi ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo thu nợ, hiện còn hơn 260 tỉ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.
VKSND cáo buộc ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch HĐQT BIDV) chủ mưu, cầm đầu. Tuy nhiên, ông Hà đã chết nên cơ quan tố tụng đình chỉ bị can.
Trong vụ án này có 12 bị can bị truy tố. Trong đó, 8 bị can bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa (cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng thuộc BIDV Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (cựu phó giám đốc chi nhánh này), Phạm Hồng Quang (cựu trưởng phòng thuộc chi nhánh) và Đặng Thanh Nam (cựu cán bộ).
4 bị can bị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản: Đoàn Hồng Dũng (cựu giám đốc Công ty Trung Dũng); Trần Anh Quang và Đinh Văn Dũng (2 cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà) và Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu giám đốc Công ty Hà Nam).
Toà trả hồ sơ vụ án liên quan ông Trần Bắc Hà
TAND thành phố Hà Nội trả hồ sơ vụ án cựu phó tổng giám đốc BIDV cùng 10 người bị cáo buộc thao túng cho vay hàng nghìn tỷ đồng để yêu cầu điều tra bổ sung.
Quyết định ra ngày 16/7, sau 14 ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Vụ án Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng BIDV dự kiến được đưa ra xét xử vào ngày 20/7. 32 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị hại, đương sự trong vụ án.
Tòa cũng dự kiến mời những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Bình Hà, Công ty Trung Dũng,... cùng các thành viên HĐQT, Hội đồng quản lý tín dụng, tổ thẩm định rủi ro BIDV và các cá nhân tại BIDV hội sở và chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Hà Thành...
Một góc dự án nuôi bò ở Hà Tĩnh của Công ty Bình Hà. Ảnh: Đức Hùng.
Theo cáo trạng, tháng 3/2015, ông Trần Bắc Hà lợi dụng chức Chủ tịch HĐQT BIDV đã trực tiếp làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh để xúc tiến đầu tư dự án chăn nuôi bò tại địa phương này. Ông Hà sau đó lập công ty sân sau là Bình Hà với mức vốn điều lệ đăng ký 200 tỷ đồng; lập dự án nuôi bò có tổng mức đầu tư 4.223 tỷ đồng, quy mô dự kiến 150.000 con bò một năm. Mục đích để vay vốn BIDV.
Từ 18/8/2015 đến 6/11/2017, BIDV dưới sự chỉ đạo của ông Hà đã giải ngân cho Công ty Bình Hà vay 2.687 tỷ đồng với các ưu đãi về vốn tự có và tài sản bảo đảm. Trong quá trình giải ngân, BIDV đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông Công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV và tiền bán bò...). Tổng dư nợ của Công ty Bình Hà không có khả năng thu hồi là 799 tỷ đồng.
Nhà chức trách còn xác định, do áp lực từ ông Hà, các bị can Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam đã quyết định giải ngân cho Công ty Trung Dũng vay 26 khoản, trong đó có 20 khoản giải ngân không đáp ứng đúng tỷ lệ tài sản đảm bảo khoản giải ngân cho vay để đảo nợ.
Việc này đã gây thiệt hại cho BIDV 865 tỷ đồng. Ngân hàng đã xử lý tài sản đảm bảo, thu nợ; hiện còn 263,5 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.
Ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) được xác định là chủ mưu vụ án nhưng tháng 7/2019 đã chết trong trại giam nên được đình chỉ điều tra.
8 cựu cán bộ ngân hàng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo khoản 4 điều 206 Bộ luật hình sự 2015, gồm: Trần Lục Lang (53 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách quản lý rủi ro), Đoàn Ánh Sáng (59 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách khách hàng doanh nghiệp), Kiều Đình Hòa (59 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (36 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (57 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (46 tuổi, cựu phó giám đốc BIDV Hà Thành), Phạm Hồng Quang (41 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Thành), Đặng Thanh Nam (39 tuổi, cựu cán bộ BIDV Hà Thành).
4 người bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 175: Trần Anh Quang (38 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (55 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đoàn Hồng Dũng (59 tuổi, cựu giám đốc công ty Trung Dũng), Nguyễn Thị Thanh Sơn (57 tuổi, thành viên góp vốn công ty Trung Dũng, cựu giám đốc Công ty Hà Nam).
Con trai ông Trần Bắc Hà đã thao túng công ty "sân sau" của bố như thế nào? Trong đại án Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV đã cố tình lập "sân sau" rồi từ đó có nhiều hành vi chỉ đạo cấp dưới cho những đơn vị không đủ điều kiện vay tiền, gây thất thoát cho BIDV. Đáng chú ý, mặc dù không phải là nhân sự ở đây, tuy nhiên con trai Trần Bắc Hà đã...