Tiếp tục tranh cãi về đề xuất ăn Tết ta theo Tết tây
GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên tổ chức tết cổ truyền theo dương lịch tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.
Chào đón năm mới theo dương lịch ngày càng trở nên rộn ràng
Sau 3 ngày đăng tải, bài viết Đón Tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân đã nhận được hàng ngàn comment (ý kiến) của độc giả trong và ngoài nước. Giáo sư Võ Tòng Xuân tiếp tục gửi bài viết dưới đây đến báo điện tử chúng tôi để bảo vệ quan điểm của mình:
Trong không khí đón Tết dương lịch tưng bừng pháo hoa tại Hà Nội và TP.HCM, các phương tiện truyền thông đã thông tin Triều Tiên và Miến Điện lần đầu tiên cử hành đón Tết dương lịch một cách rất hoành tráng, thì sáng ngày 2/1/2013, chúng tôi đăng tải ý kiến “Tết Hội Nhập” của tôi.
Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, đã có trên 200 ý kiến phản hồi của độc giả. Tôi rất cảm kích sự quan tâm của quí độc giả gần xa về vấn đề này. Trong số ý kiến phản hồi lần này, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số; ý kiến ủng hộ tuy ít hơn nhưng so trước đây số ủng hộ đã tăng cao hơn.
Vấn đề này có thể đưa đến một sự đổi mới của xã hội Việt Nam khi số người có việc làm tăng cao trong mọi lãnh vực, thời gian rỗi rảnh ngày càng hiếm hơn, tác phong làm việc sẽ bị công nghiệp hóa thì tự bản thân mỗi người sẽ tự sắp xếp thời gian của mình.
Cũng như bộ complet phổ biến hiện nay đã hầu như hoàn toàn thay thế chiếc áo the khăn đống không ai bắt buộc, nhưng bản thân mỗi người tự chọn bộ đồ nghi lễ của mình.
Ở nông thôn của chúng ta hiện nay, số ngày công lao động của nông dân ta chưa đạt được hơn 150 ngày/năm; ở thành thị số người chưa có việc làm, kể cả những người quá 60 tuổi, cũng rất nhiều.
Đối với họ, việc thực hiện những tập quán cổ truyền là phổ biến, bỏ đi thì không biết thì giờ rỗi sẽ làm gì. Ở quê tôi, hầu như tuần lễ nào cũng có vài ba đám giỗ, mọi người tề tựu cúng vái, ăn uống, không sót đám nào.
Nhưng cũng có mấy gia đình con cái ai cũng có công ăn việc làm, đến ngày giỗ không có thì giờ để qui tụ về thực hiện cái tập quán cổ truyền này.
Hầu hết những lý do phản đối là muốn giữ truyền thống Tết vào ngày âm lịch vì chỉ có ngày ấy mới có cái thời tiết và không gian đúng cho Tết, và vì ông bà ta đã ăn Tết như thế từ bao đời nay, kể cả trồng lúa cũng theo âm lịch, không thể thay đổi được.
Nhiều hoạt động ngày nay hiện đại hơn, tiến bộ hơn thời ông bà xa xưa, như trồng lúa chẳng hạn. Ngày nay nông dân chuộng các giống ngắn ngày năng suất cao gấp 3-4 lần giống cổ truyền, trồng 2-3 vụ/năm thay vì chỉ 1 vụ/năm. Một lý do khác là cần có thời gian nghỉ dài lâu để về sum họp với gia đình.
Độc giả Thinh (Australia) cho biết “ở nước ngoài người ta nghỉ lễ nhiều hơn Việt Nam và có 4 tuần phép và 10 ngày cá nhân…” thì theo luật lao động của chúng ta người lao động vẫn hưởng được tháng nghỉ thường niên, trừ người ăn lương công nhật.
Các quốc gia đều có ngày lễ riêng của họ thì họ cứ nghỉ ngày ấy chứ đâu nghỉ dài lê thê. Thực ra nghỉ Tết đối với công nhân, viên chức đâu đến 10 ngày, nhưng trong thực tế thì khác.
Nhà báo Bút Bi trong mục “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ ngày 14/02/2005 (trùng hợp với bài “Tết Hội nhập” của tôi trong mục “Chào buổi sang” trên báo Thanh Niên ngày hôm đó) đã viết:
Video đang HOT
“Chơi có… mươi ngày!
- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng! – Chúc mừng. Ngày làm việc đầu tiên
sau tết, khởi động nhanh, mau nóng máy nhé!
- Vội gì, làm cả năm! Vẫn còn “mùng”, lai rai tí chút thưởng xuân, vui tết.
- Hết tết sớm rồi lại tết muộn. Cái thói ăn tết hết mùng quá xưa rồi!
- Đâu phải mình tôi. Ông cứ thử làm một vòng xem khối người vẫn còn đủng đỉnh. Ngày đầu năm, vào cơ quan chúc tết rồi… họp mặt, gầy sòng. Công văn giấy tờ cứ để đó, dân chờ, chờ chán rồi… cũng về ăn tết tiếp thôi…
- Đúng là màn “kịch tết” năm nào cũng vậy! Năm nay, ăn tết đến… mùng 6 mà vẫn chưa ngán sao? Trước tết đã náo nức, nôn nao, tranh thủ chợ tết, sau tết lại đủng đa đủng đỉnh, lai rai “nâng lên hạ xuống”. Coi như mất đứt nửa tháng cho tết, công việc rề rà như thế, làm sao… tăng trưởng cho nổi hở ông?
- Lo chi chuyện tăng trưởng! Tháng giêng là tháng ăn chơi, vậy mà chơi có mươi ngày, ông đã nói!”
Mặt khác, các ý kiến ủng hộ lần này có nhiều lý do rất thuyết phục. Một số ý kiến rất đáng suy gẫm đã đến từ độc giả Trần Bình Minh là “cho nghỉ Tết hẳn 7 ngày theo dương lịch, và đến ngày Tết âm lịch thì chỉ nghỉ 1 ngày”rất phù hợp với quan điểm của GS-TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.
Ông đề xuất “nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống… vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.
“Nhật Bản điển hình là quốc gia gìn giữ được bản sắc đất nước mình. Trước kia họ cũng ăn Tết Âm, nhưng họ đã thay đổi chuyển sang ăn Tết Dương lịch lâu rồi. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng quan tâm ý kiến của chúng tôi.” – Ông Nguyễn Anh Trí viết.
Độc giả quangtrungland thì cho rằng “Bây giờ là thời hiện đại rồi, đất nước cần phải thay đổi và muốn thay đổi được quốc gia mau chóng thì tư duy chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn. Chúng ta không phủ nhận truyền thống nhưng chúng ta không thể cứ ôm mãi lịch sử mà sống. Chúng ta cần phải hành động và thay đổi nhiều hơn nữa.”
Tôi rất cảm kích nhiệt tình của quí độc giả đã tham gia ý kiến làm rõ thêm ý nghĩa của việc ăn Tết theo ngày dương lịch. Chúng tôi nghĩ là khi xã hội tiến lên con người cũng sẽ tiến theo xã hội, những tập quán truyền thống dân tộc sẽ vẫn được giữ mãi nhưng chắc chắn dưới hình thức hiện đại hơn cho phù hợp cuộc sống văn hóa cải tiến.
Nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống… vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy. Tết ta theo tây lịch: GS Võ Tòng Xuân bảo vệ quan điểm
Theo xahoi
Người dân ùn ùn đổ về nội thành sau Tết "Tây"
Kết thúc kì nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, cũng giống như ở Thủ đô hàng vạn người từ khắp các tỉnh thành đã đổ dồn về TP.HCM để chuẩn bị cho ngày làm việc mới. Tình trạng kẹt xe vẫn xảy ra nhưng "dễ thở" hơn so với các dịp lễ trước.
Ghi nhận của PV Dân trítại hai bến xe miền Tây và miền Đông, chỉ mới đầu giờ chiều hành khách đã bắt đầu đổ về bến và đông dần cho đến tối. Tuy vậy, tình hình trật tự bên trong trong bến xe vẫn được đảm bảo, hành khách vẫn trật tự xếp hàng để lên xe buýt. Anh Nguyễn Văn Hoàng một tài xế xe khách cho biết, do một bộ phận khách chưa lại thành phố ngay sau lễ, số khác di chuyển bằng xe máy nên không xảy ra hiện tượng ùn ứ như lúc đi.
Theo Ban quản lý bến xe Miền Đông, tuy mật độ, lưu lượng xe và khách về bến tăng cao so với ngày thường. Tuy nhiên, so với các năm trước thì năm nay có phần "dễ thở" hơn. Tại bến xe Miền Tây tính đến 17h chiều nay, bến này đã đảm bảo cho hơn 1.200 chuyến xe với hơn 26.000 khách về bến đúng như lộ trình từ trước.
Hành khách trở lại Sài Gòn để chuẩn bị công việc cho một năm mới
Tay xách nách mang...
Cố thoát khỏi "vòng vây" của xe ôm
Xếp hàng chờ lên xe buýt
Các phương tiện xếp hàng dài những vẫn có thể di chuyển tại cửa ngõ phía Đông thành phố. (Ảnh: Trung Kiên)
Một số công ty vận tải hành khách lớn như Phương Trang, Hoa Mai... các nhân viên quầy vé cho biết trong những ngày này lượng vé bán ra tăng gấp 2 đến 3 lần so với ngày thường. Điển hình tuyến đường từ TPHCM ra Vũng Tàu, lượng vé bán khoảng 800 vé/ ngày, so với ngày thường chỉ đạt 300 vé/ ngày.
Với lượng khách tăng cao trong dịp lễ tết dương lịch, tất cả các bãi giữ xe mô tô tại bến xe miền Đông đều quá tải. "Chỉ trong ngày hôm nay (1/1) số lượng xe gửi lên đến gần 5.000 chiếc" một nhân viên giữ xe cho biết.
19h30 vẫn còn nhiều hành khách mới về đến thành phố
Sốt ruột chờ đón người thân
Còn tại khu vực Suối Tiên, thông thường ngày các dịp lễ tết xảy ra ùn tắc từ 17g trở đi nhưng hôm nay, giao thông ở khu vực này khá thông thoáng. Đến 18g, ngã 4 Thủ Đức xe cộ vẫn lưu thông thoải mái dù ở đây đang xây cầu vượt.
Ghi nhận tại khu vực bến xe An Sương (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) vào lúc 16h chiều 1/1, đã có hàng trăm lượt xe khách, xe buýt đổ khách xuống bến xe này. Tại làn đường dành cho xe 2 bánh hướng từ các tỉnh Long An, Tây Ninh theo quốc lộ 22 để về trung tâm thành phố lượng phương tiện cũng tăng đột biến. Theo một chiến sĩ CSGT tham gia điều tiết trên tuyến quốc lộ này, nguyên nhân cơ bản là vì cự li giữa TP.HCM và 2 tỉnh lân cận khá gần nên chủ yếu người dân đi du lịch hoặc về nhà bằng xe máy.
Trên quốc lộ 22 cũng khá đông các phương tiện đổ về. (Ảnh: Trung Kiên)
Đường xa lộ Hà Nội đoạn từ trạm 2 đến Suối Tiên hướng TPHCM - Đồng Nai đang xây dựng. Người dân phải ngồi đợi xe buýt ngay gần công trình.
Chặng đường chuyển tiếp từ Suối Tiên vào nội thành cũng còn vất vả
16h30, hướng Thủ Đức - Suối Tiên ít xe, đường thông thoáng, còn hướng Đồng Nai - TPHCM xe xếp hàng dài (đa số là xe du lịch, xe buýt) do người dân đi du lịch đổ về thành phố, tuy nhiên vẫn không xảy ra tình trạng kẹt xe.
Tại cửa ngõ phía Đông thành phố lượng xe đổ về cũng khá đông. Trên làn đường xe ô tô vẫn có thể di chuyển nhưng với tốc độ chậm". Đến 18h cùng ngày, các phương tiện vẫn đổ về qua cửa ngõ phía Đông để đi theo các lộ trình quốc lộ 1A, quốc lộ 13, xa lộ Hà Nội...Nhìn chung lực lượng chức năng đã phối khá tốt để điều tiết, hạn chế tối đã tình trạng kẹt xe, ùn tắc.
Hàng ngàn phương tiện ùn lại chờ qua phà. (Ảnh: Trung Kiên)
Trên phà chật cứng xe máy, ô tô. (Ảnh: Trung Kiên)
Riêng tỉnh lộ 25B, từ hướng phà Cát Lái kéo về đến xa lộ Hà Nội, các phương tiện cũng không tránh khỏi cảnh lưu thông khá khó khăn khi qua đây. Đặc biệt, tại khu vực bến phà Cát Lái hướng về thành phố, hàng ngàn phương tiện ùn lại chờ mua vé. Đến tối cùng ngày, vẫn rất đông phương tiện đang chờ qua phà tại đây.
Theo Dantri
Ùn ùn kéo nhau về quê ăn "tết tây" Cảnh tượng người dân ùn ùn kéo nhau về quê ăn tết tây (tết Dương lịch, ngày 1/1) đã khiến các bến xe trở lên quá tải trong ngày 29/12. Dòng người ùn ùn đổ về Bến xe Mỹ Đình đón xe về quê ăn "tết tây" Khoảng từ 10h trưa nay 29/12, dòng người ùn ùn đổ ra các bến xe Mỹ...