Tiếp tục tìm thấy bia Tây Lãnh Thang Hoằng trong lòng hồ Tả Trạch
Ngày 17.11, ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cô đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) – cho biết, sau khi phát quang khu vực suối nước nóng trong lòng hồ Tả Trạch (thuộc xã Dương Hòa, TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế), các cán bộ của trung tâm đã tìm thấy thêm tấm bia Tây Lãnh Thang Hoàng, khắc tháng 7 nhuận, năm 1843 thời vua Thiệu Trị.
Trước đó, vào ngày 9.11, như Thanh Niên đã thông tin, trong quá trình thi công hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương (thuộc xã Dương Hòa, TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế), cơ quan chức năng đã phát hiện hai tấm bia đá ghi dấu 1 trong 20 cảnh đẹp chốn Thần kinh ( Thần kinh nhị thập cảnh) tại suối nước nóng trong lòng hồ này.
Bia Tây Lãnh Thang Hoằng vừa được tìm thấy gần hai bia cổ phát hiện trước đó trong lòng hồ Tả Trạch – Ảnh do ông Phan Thanh Hải cung cấp
Kết quả khảo sát của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (thuộc TTBTDTCĐ Huế) cũng đã ghi nhận tại khu vực suối nước nóng, cách trung tâm TX.Hương Thủy chừng 15 km theo đường chim bay, đã xuất lộ hai tấm bia, trong đó tấm bia lớn tuy còn nguyên vẹn nhưng mặt bia đã bị bào mòn không còn tìm thấy chữ, trong khi tấm bia nhỏ (kích cỡ 67×43x9 cm) lại bị gãy phần dưới thân, đã xác định được đây là bia Lãnh Giản (khe lạnh) được lập vào tháng 3 năm Minh Mạng thứ 18 (tức năm 1837).
Hai tấm bia được phát hiện đã khẳng định khu vực suối nước nóng này đúng là thắng cảnh thứ 20 của đất Thần kinh một thuở.
Theo ông Phan Thanh Hải, trong 20 thắng cảnh Huế xưa do vua Thiệu Trị đề vịnh được Bộ Công vẽ tranh minh hoạ, có 8 thắng cảnh nằm trong cung và vườn ngự, đều được khắc thơ lên bảng đồng; 12 thắng cảnh khác nằm rải rác tại kinh đô Huế và đều được khắc thơ lên bia đá. Việc phát hiện bia Tây Lãnh Thang Hoằng của vua Thiệu Trị càng khẳng định thêm vị trí của thắng cảnh thứ 20 trong Thần kinh nhị thập cảnh.
Như vậy, ngoài ba tấm bia đã được tìm thấy, vẫn còn một bia cổ nữa là bia Thanh Giản (khe trong) được dựng thời Minh Mạng sẽ được trung tâm tiếp tục tìm kiếm để đưa về bảo tàng nhằm bảo quản và phục vụ công tác bảo tồn, trưng bày trước khi hồ Tả Trạch tích nước vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Theo TNO
'Bảo tàng cổ vật' tư nhân ở làng chài
Trong khi các cơ quan chức năng Quảng Ngãi phong tỏa, bảo vệ cả ngày lẫn đêm "kho cổ vật" dưới tàu chìm thì người dân làng chài Châu Thuận Biển đã tích cóp được hàng nghìn cổ vật vớt được từ các tàu cổ bị chìm khác.
Hầu như nhà nào ở xóm Gành Cả (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, Quảng Ngãi) cũng có tủ trưng bày cổ vật. Các ngư dân trục vớt được cổ vật trong lúc đánh bắt thủy sản ở vùng biển gần bờ. Họ có sở thích sưu tầm cổ vật và trưng bày cùng các loài ốc biển. Còn những cổ vật quý được bán cho giới buôn đồ cổ để đầu tư mua sắm ngư cụ.
Tô men ngọc thời Nguyên (Trung Quốc), thế kỷ 14 do ngư dân ở xóm Gành Cả trục vớt được hơn một tuần trước. Cổ vật này được ngư dân bán cho giới buôn đồ cổ giá 5 - 7 triệu đồng một chiếc.
Đĩa men ngọc có in nổi hai con cá ở trong lòng, hoa văn trang trí tinh xảo được cho là từ thế kỷ 14, có giá đến 30 triệu đồng.
Ngay sau khi trục vớt được cổ vật ở chiếc tàu đằm gần bờ thôn Châu Thuận Biển, ngư dân đã bổ sung một số tô men ngọc, men nâu vào bộ sưu tập cổ vật của gia đình. Tô men nâu thế kỷ 14 này ngư dân bán 3 - 5 triệu đồng. Theo các lão ngư, vùng biển Bình Châu có ít nhất bốn con tàu chứa cổ vật bị đắm, trong đó riêng con tàu ở vùng biển Châu Tân đã bị ngư dân trục vớt hết, thậm chí tháo cả ván, bánh lái của tàu cổ mang về bán cho giới buôn đồ cổ.
Anh Dũng là người đầu tiên phát hiện 'kho cổ vật 500 năm' ở vùng biển Bình Châu cách đây hơn một tuần. Sau khi bán hết số đĩa, tô men ngọc còn nguyên vẹn cho giới buôn đồ cổ thu về hàng trăm triệu đồng, gia đình anh giữ lại một ít hiện vật bổ sung cho bộ sưu tập.
Hai chiếc đĩa men ngọc thế kỷ 14 cỡ lớn in nổi hoa giữa lòng, theo anh Dũng, nếu còn nguyên vẹn, hai chiếc đĩa này có giá bán không dưới 100 triệu đồng.
Chậu đồng thời Minh (Trung Quốc) còn vương dấu tích cháy đen do ngư dân trục vớt trong con tàu cổ hai năm về trước. "Căn cứ vào vết tích cháy đen còn bám trên chậu đồng, trước khi chìm con tàu này đã gặp hỏa hoạn", TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi nhận định.
Chiếc đĩa gốm này cũng được ngư dân trục vớt ở vùng biển xóm Châu Tân hai năm về trước. Có niên đại thế kỷ 17 nhưng do giá chỉ vài triệu đồng nên ngư dân giữ lại trưng bày trong nhà.
Để chống mất trộm cổ vật, ngư dân thường làm các ổ khóa giữ gìn cẩn thận.
Theo VNE
Bánh ram ít Huế Là một món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ lâu, bánh ram ít trở thành đặc sản của xứ này. Khi ăn bánh ta sẽ cảm nhận được cả vị dẻo của bột nếp, sự đậm đà của nhân tôm thịt của phần bánh ít bên trên và cái giòn rụm của phần bánh ram phía dưới. Bánh ram...