Tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Ngày 22-12, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”.
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chủ trì hội thảo. Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự hội thảo.
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chủ trì Hội thảo. Ảnh: Đông Thanh
Tại Hội thảo, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo tại các vùng miền núi, đồng thời thảo luận, gợi mở những phương án giúp vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh thoát nghèo.
Đồng chí Tòng Thị Phóng khẳng định, hội thảo là hành động cụ thể, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào dân tộc, sự phát triển của miền núi, dân tộc thiểu số, biên giới.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng chỉ đạo 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chủ động phối hợp với các cơ quan ở Trung ương, các ban, bộ, ngành trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia, thiết thực chăm lo cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Video đang HOT
Đối với 3 tỉnh này, khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội khu vực dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới cần chú ý đến các dân tộc còn rất ít người để chăm lo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số.
Các đại biểu dự hội thảo nhận định, so với mặt bằng chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện vẫn còn tồn tại 5 nhất, đó là “điều kiện tự nhiên khó khăn nhất, kinh tế-xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất”. Sự khó khăn về địa lý đi kèm với chính sách không đồng bộ, không công bằng giữa các đối tượng.
Việc Quốc hội vừa thông qua nghị quyết số 88/2019/QH14 về Đề án tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là kỳ vọng đổi mới cả về lượng và chất đối với công cuộc phát triển chung. Trong đó, chương trình hành động chú trọng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước.
Hội nghị xây dựng 10 dự án thành phần của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, ban hành tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển nhằm xác định đối tượng cần ưu tiên đầu tư.
Bên cạnh đó, ưu tiên cho huy động nguồn lực đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc, đề xuất tham gia hoạch định chính sách đầu tư, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, mở rộng chính sách tín dụng theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất để tạo sinh kế cho đồng bào.
Các đại biểu đồng thuận quan điểm về giải pháp giảm nghèo cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, quy hoạch về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm, ràng buộc bằng các cam kết thoát nghèo giữa nhiều ngành, nhiều cấp.
Nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh
Theo dự báo, trong ngày 16/11, do mưa lớn, nhiều do đó có nguy cơ xảy ra sạt lở đất tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại Nghệ An, Hà Tĩnh .
Tuyến đường ở xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trong một đợt mưa to. (Ảnh: TTXVN phát)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 6 giờ qua (từ 1 giờ ngày 16/11 đến 7 giờ ngày 16/11), ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to như: Xuân Lẹ 38,6mm, Yên Cát 38,2mm (Thanh Hóa), Quế Phong 37,0mm, Con Cuông 36,4mm (Nghệ An), Đức Long 38mm, Đậu Liêu 35mm (Hà Tĩnh)...
Theo dự báo, trong ngày 16/11, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa với lượng phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 110mm; tỉnh Hà Tĩnh có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10-20mm, có nơi trên 60mm.
Nguy cơ xảy ra sạt lở đất tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt các huyện: Thanh Chương, Nghĩa Đàn(Nghệ An); Kỳ Anh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Theo các chuyên gia, hiện tượng trượt lở đất thường xảy ra nhiều ở các sườn đồi, núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản , các hố đào xây dựng công trình...
Đây là loại hình tai biến thường có quy mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm (2-5cm/năm) nên dễ gây tâm lý chủ quan cho người dân sống xung quanh.
Trượt lở đất có thể tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s) làm cho con người không đối phó kịp.
Đất, đá trượt lở từ vài chục vạn m3 tới 1-2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5-1km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên lũ quét nghẽn dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ở Bắc Bộ, Bắc và trung Trung Bộ có mưa, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang và khu vực Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, có nơi trời rét với nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 17-20 độ C, vùng núi 15-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.
Thủ đô Hà Nội có mưa, mưa vừa. Trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-20 độ C.
Sai phạm trong tuyển dụng, hơn 500 cán bộ thi lại Hơn 500 công chức, viên chức ở Hà Tĩnh bị yêu cầu thi lại vì quy trình tổ chức tuyển dụng có sai phạm. UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu rà soát, xử lý đối với những trường hợp có sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức. Cụ thể, các trường hợp vi...