Tiếp tục nâng lãi suất, Mỹ không ngán chiến tranh thương mại
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không ngừng leo thang, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất lần 3 trong năm.Trong ngày 26/9, FED đã tăng lãi suất cho vay thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 2,0-2,25%.
Đây là lần thứ 8 Fed nâng lãi suất kể từ năm 2015, sau khi giữ tỷ lệ này ở mức thấp kỷ lục trong 7 năm (từ năm 2008), thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Phần lớn quan chức FED hiện đồng ý với việc nâng lãi lần 4 vào tháng 12/2018. Họ cũng cho rằng cần nâng lãi ít nhất là 3 lần năm 2019 và một lần năm 2020.
Lý do khiến FED tự tin tăng lãi suất là do nền kinh tế Mỹ đã trở nên khỏe mạnh. Trong buổi họp báo, Chủ tịch FED – ông Jerome Powell nhận định: “Nền kinh tế của chúng ta đang mạnh. Nhưng lãi suất vẫn còn thấp. Chúng tôi tin rằng việc bình thường hóa dần dần này sẽ giúp duy trì sức mạnh cho Mỹ”.
FED đã tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm
Ông Powell và các đồng nghiệp tại FED đang cố gắng làm được điều mà Fed mới chỉ thành công 1 lần trong suốt lịch sử 104 năm: thiết kế một cú hạ cánh mềm cho nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất một cách khéo léo sao cho vừa có thể đảm bảo nền kinh tế không quá nóng nhưng cũng sẽ không rơi vào suy thoái vì các điều kiện bị thắt chặt.
Quyết định của FED được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng và giới chuyên gia dự báo cuộc chiến này có thể làm trật bánh đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ, đẩy tăng lạm phát và người dân Mỹ phải mua hàng hóa nhập khẩu với giá cả đắt đỏ hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong bản thông báo kết luận cuộc họp và cập nhật các dự báo kinh tế, FED không đề cập đến chiến tranh thương mại và cũng có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến thương mại sẽ cản đường FED tăng lãi suất.
Theo công bố mới đây của Tổ chức tư vấn kinh tế Conference Board, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên 138,4 điểm trong tháng 9/2018, so với mức 134,7 ghi nhận hồi tháng 8/2018 và là mức cao nhất trong 18 năm qua.
Niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng cao khi các hộ gia đình lạc quan hơn về thị trường lao động và sức khỏe của nền kinh tế.
Đây là chỉ số khả quan nhất từ tháng 9/2000 và sát với mức kỷ lục từ trước đến nay là 144,7 điểm.
Người tiêu dùng Mỹ dường như rất xem nhẹ tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Trong tháng 9/2018, các hộ gia đình đã lên kế hoạch mua sắm nhiều thiết bị gia dụng, ô tô và nhà.
Vào tháng 4/2017, sau khi nhậm chức, khi họp với các CEO của những tập đoàn lớn, Tổng thống Trump đã thông báo sẽ tìm cách phá bỏ nhiều điều khoản của Đạo luật Cải cách phố Wall Dodd-Frank vốn thắt chặt việc cho vay, từ đó tạo điều kiện cho ngành ngân hàng để có thể cho bất cứ ai cần đều có thể vay tiền.
An Nhiên
Theo baodatviet.vn
1.000 điểm và hơn thế nữa
Lực cầu trong phiên chiều mạnh đến mức lực bán, dù rất nhẹ, cũng đều bị hấp thụ hết...
Lực bán rất nhẹ và dù có thì đều bị cầu hấp thụ hết.
Mặc dù bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và nhãn tiền trước mắt là phiên 20/9, quỹ ETF sẽ tái cơ cấu danh mục nhưng dòng tiền trong phiên giao dịch chiều nay không hề hoang mang.
Thị trường tăng mạnh 9,20 điểm đạt 1.004,74 điểm và thanh khoản đạt 204,5 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 5.020 tỷ đồng. Lực bán rất nhẹ và dù có thì đều bị "cầu" hấp thụ hết.
Một chuyên viên phân tích cao cấp nói với VietnamFinance rằng có một động lực tăng điểm khác đến từ việc Hợp đồng phái sinh VN30F1809 đáo hạn, thường trong các phiên giao dịch đáo hạn sẽ có biến động mạnh và nhà đầu tư khó có thể xác định xu hướng của thị trường.
Tuy vậy, với việc VN-Index đã tích lũy tốt dưới mốc 1.000 điểm, thị trường chỉ giao dịch theo một chiều và tập trung ở nhóm VN30 nên VN-Index tăng điểm rất nhanh càng về cuối phiên.
Trong đó, đáng kể nhất phải nhắc đến dòng Ngân hàng. Hiện tương luân chuyển dòng tiền đã diễn ra ở phiên sáng khi TCB ( 5,3%), VPB ( 3,4%) dẫn dắt, nhưng đến phiên chiều đồng loạt các mã Ngân hàng vốn hóa lớn đều tăng điểm rất mạnh như CTG ( 2,4%), BID ( 0,6%),...
Nhóm Dầu khí phải kể đến đầu tàu GAS, ngoài ra còn có bộ đôi PVD ( 4,0%), PVS ( 1,3%); cùng với đó bộ ba khủng long của PVN là BSR ( 4,3%), POW( 6,5%) và OIL ( 7,2%) đều tăng điểm tốt.
Ở diễn biến ngược lại, các mã vốn hóa lớn như VIC (-0,1%), VNM (-1,3%), SAB (-0,05%), NVL (-2,3%), MWG (-0,3%), ROS (-0,1%) lại giảm điểm.
Tuy vậy, trong một ngày nhiều cổ phiếu trụ đồng loạt tăng điểm cộng với việc dòng tiền lan tỏa ra khắp thị trường (với 188 mã tăng và 100 mã giảm), đà giảm của các cổ phiếu trên không đủ để hãm phanh thị trường.
Phiên giao dịch ngày mai (20/9) sẽ đáng chú ý với việc các quỹ ETF sẽ tái cơ cấu danh mục. Tuy vậy, điều này có vẻ không đáng lo ngại, bởi thị trường chứng khoán Việt Nam đã có quy mô vốn hóa lớn, thanh khoản bình quân từng phiên dao động từ 3.000 - 4000 tỷ đồng, do đó không ngại việc giao dịch của các quỹ ETF sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chung.
Hai là, phiên giao dịch hôm nay cho thấy dòng tiền nội đang rất tốt, cùng với đó nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng cổ phiếu (mua ròng 21,39 tỷ đồng). Điều này cho thấy thị trường thừa sức cân lại giao dịch từ các quỹ ETF.
Thiên Đồng
Theo vietnamfinance.vn
Liệu vàng có dậy sóng như 2 lần tăng lãi suất của Fed trước đó Ở 2 lần tăng lãi suất trước của Fed trong năm nay, giá vàng đều vọt lên trong ngắn hạn trước khi bị nhấn chìm. Cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa kết thúc chiều qua theo giờ Mỹ, cùng với quyết định nâng lãi suất lần 3 trong năm nay. Fed vẫn giữ nguyên...