Tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế, Vietjet báo lãi trước thuế tăng 17% trong quý III
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, doanh thu vận chuyển hành khách tiếp tục đạt 9.992 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ (ancillary), đóng góp vị trí quan trọng trong tăng trưởng đạt 2.835 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 28,3% trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính Quý 3/2019, theo đó doanh thu vận tải hàng không tiếp tục đạt tăng trưởng cao 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.415 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 13.577 tỷ đồng.
Với khả năng quản lý chi phí tốt ở mức hàng đầu và tỷ lệ lấp đầy luôn đạt mức 88%, lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không có sự tăng trưởng tương ứng 17% đạt 1.310 tỷ đồng, kết quả lợi nhuận hợp nhất đạt 1.912 tỷ đồng. Kết quả lũy kế đến hết tháng 9/2019, doanh thu hợp nhất đạt 38.134 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 4.206 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực vận tải hàng không đạt doanh thu 30.597 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.864 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, doanh thu vận chuyển hành khách tiếp tục đạt 9.992 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ (ancillary), đóng góp vị trí quan trọng trong tăng trưởng đạt 2.835 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 28,3% trong tổng doanh thu vận chuyển hành khách. Theo mô hình phát triển bền vững của các hãng hàng không chi phí thấp (LCC), doanh thu ancillary là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hãng vì tỷ suất lợi nhuận đạt trên 90%.
Theo báo cáo CarTrawler YearBook năm 2019, Vietjet đang giữ vị trí top 12 của thế giới về tỷ lệ doanh thu ancillary trong tổng doanh thu. So với cùng kỳ năm trước, Vietjet duy trì sự tăng trưởng cao trong việc mở rộng các thị trường mới, đặc biệt ở các tuyến quốc tế. Đến cuối quý, tổng số đường bay đạt được 127 đường, tăng 24 đường so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là các đường bay quốc tế. Tổng số chuyến bay thực hiện 34.000 chuyến an toàn, phục vụ chuyên chở hơn 6 triệu lượt khách hàng bay đến các điểm trong nước và phủ khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Kết quả tài chính, chỉ số thanh khoản hiện hành ở mức 1,3 lần. Chỉ số Nợ vay/ Vốn chủ sở hữu đạt 0,6 lần, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.847 tỷ đồng.
Cuối quý 3, Vietjet chính thức bổ sung vào đội tàu trẻ, hiện đại của mình tàu bay Airbus thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) 240 ghế đầu tiên trên thế giới. Tàu bay A321neo ACF giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu 16%, tiết giảm tiếng ồn tới 75% và lượng khí thải ra môi trường tới 50%. Với mạng đường bay rộng khắp trong nước và khu vực, Vietjet hiện đang khai thác đội tàu với độ tin cậy kĩ thuật đạt tới 99,64%, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Video đang HOT
Tổ chức AirFinance Journal cũng vừa công bố báo cáo xếp hạng năm 2019, theo đó Vietjet đạt xếp hạng BBB, tiếp tục nằm trong top 50 các hãng hàng không thế giới. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Vietjet vinh dự có tên trong bảng xếp hạng Top 50 Airlines, cùng với các hãng hàng không uy tín như Ryanair, Spirit Airlines, Japan Airlines, Air Canada, British Airways, Southwest Airlines…
Theo báo cáo xếp hạng, chỉ số biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và chi phí thuê (EBITDAR) của Vietjet được đánh giá cao, đạt mức xếp hạng A và ở vị trí top 3 so với các hãng khác trên thế giới. Ngoài ra, độ tuổi bình quân đội tàu bay của Vietjet là 2,9 năm, đạt mức AAA theo đánh giá của AirFinance, dẫn đầu trong bảng xếp hạng các hãng thế giới.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Tài sản của "Madam" Thảo vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng sau hơn một năm
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là người kiếm được nhiều tiền nhất trong tuần vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng chỉ có thêm 373 tỷ đồng khi VIC tăng 0,17%. Chủ tịch Techcombank và Masan mất "cả đống tiền"...
Theo thống kê trong tuần giao dịch vừa qua, từ 21-25/10/2019, "Madam" Thảo là người kiếm tiền nhiều nhất trong nhóm các đại gia chứng khoán của Việt Nam.
Kết thúc tuần, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có thêm 1.409 tỷ đồng từ việc cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu VJC của Vietjet Air do bà nắm giữ cùng tăng giá.
VJC đã có chuỗi tăng giá 6 phiên liên tiếp trong những phiên gần nhất, riêng tuần qua, bà Thảo đã có thêm 1.375 tỷ đồng từ việc cổ phiếu này tăng giá. Trong khi đó mức tăng giá nhẹ của HDB cũng giúp cho bà bỏ túi hơn 34 tỷ đồng.
Qua đó, nâng tổng giá trị cổ phiếu do "nữ tướng" của Vietjet Air vượt ngưỡng 30 nghìn tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú vượt qua dấu mốc này, kể từ tháng 8/2018 đến nay. Hiện tổng tài sản của người giàu thứ hai trên thị trường chứng khoán (TTCK) đã đạt mốc 30.542 tỷ đồng.
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là người có "kiếm được nhiều tiền nhất" trong tuần qua.
Xếp trên bà Thảo đương nhiên vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Sau tuần giao dịch "kinh hoàng" trước đó, cổ phiếu VIC dù chỉ tăng nhẹ 200 đồng, tức 0,17% (đóng cửa tuần ở mức giá 117.200 đồng/cp), nhưng ông chủ hãng xe hơi Vinfast vẫn có thêm 373 tỷ đồng để bổ sung vào khối tài sản trị giá 218.600 tỷ đồng của mình.
Mức tăng 0,17% của VIC cũng giúp cho bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng, có thêm hơn 30 tỷ đồng và tiếp tục đứng ở vị trí thứ năm với tài sản trị giá 17.704 tỷ đồng.
Trong khi đó, top 5 tỷ phú chứng khoán có sự phân hóa rõ rệt khi bộ đôi Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang liên tục phải trải qua những "cú sốc" đến từ cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan.
Với chỉ một phiên tăng giá duy nhất trong tuần vừa qua, MSN kết thúc tuần ở mức giá 74.600 đồng, giảm 1,8% so với tuần trước. Cùng với đó, mặc dù báo lãi khủng gần 9 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nhưng cổ phiếu TCB của Techcombank lại giảm 2,25%, còn 23.850 đồng/cp.
Việc hai mã cổ phiếu này cùng giảm giá khiến tài sản của ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch TCB) giảm 368 tỷ đồng. Hiện tổng giá trị cổ phiếu TCB và MSN do người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán đang ở mức 19.386 tỷ đồng.
Đứng sau ông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Phó Chủ tịch TCB, Chủ tịch MSN - cũng ghi nhận mức sụt giảm 358 tỷ đồng, còn lại 19.037 tỷ đồng.
Với các đại gia nằm ngoài top 5, Chủ tịch Vicostone (VCS) Hồ Xuân Năng vẫn là nhân vật gây chú ý nhất. Sau hai tuần "kinh hoàng" tài sản bốc hơi hơn 3.500 tỷ đồng, tuần vừa qua, doanh nhân gốc Nam Định đã trở lại khi VCS tăng gần 4% lên 88.500 đồng/cp.
Ở mức giá trên, ông Hồ Xuân Năng có thêm 400 tỷ đồng, qua đó nâng giá trị cổ phiếu VSC do ông nắm giữ lên 10.698 tỷ đồng, đứng thứ 9 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.
Người đứng thứ 10 là Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết với khối tài sản trị giá 8.653 tỷ đồng. Sau khi "dụ" nhà đầu tư về việc IPO hãng hàng không Bamboo khiến FLC tăng trần cả tuần trước, tuần vừa qua cổ phiếu này lại cho nhà đầu tư thấy "đường về mệnh giá" vẫn còn xa lắc.
Sau chuỗi 6 phiên tăng trần, FLC đã có 2 phiên giảm sàn trong tuần qua, và mặc dù tăng giá nhẹ trong hai phiên gần nhất nhưng FLC vẫn chỉ lẹt đẹt ở mức giá 4.390 đồng/cp.
Mặc dù vậy, nhờ cổ phiếu ROS tăng giá 0,5% nên ông Quyết vẫn ghi nhận tổng tài sản tăng hơn 10 tỷ đồng sau khi kết thúc tuần giao dịch, qua đó tài sản của ông hiện ở mức 8.653 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Vietnam Airlines lãi gần 3.000 tỷ do đối thủ bị hạn chế công suất Kết quả kinh doanh 9 tháng của Vietnam Airlines tăng hơn 23% so với cùng kỳ, đến từ việc hãng gia tăng thị phần trong tháng 7 khi các hãng đối thủ bị hạn chế công suất khai thác. Báo cáo cập nhật công bố mới đây của Công ty Chứng khoán HSC dẫn nguồn từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam...