Tiếp tục lao dốc, VC7 đã rơi 40% trước triển vọng không khả quan của Dự án chung cư 136 Hồ Tùng Mậu?
Cái khó của VC7 ở đây là những căn hộ chưa bán hết chủ yếu là penhouse và đây là loại hàng khó bán tại khu vực phía Tây Hà Nội. Không những thế, giống như năm trước, việc có những hộ dân không nhận bàn giao nhà khiến cho VC7 không thể ghi nhận doanh thu dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch.
Cổ phiếu VC7 của CTCP Xây dựng số 7 tiếp tục chuỗi giảm điểm không ngừng nghỉ và hiện đã rơi 40% so với giá đỉnh. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/10, VC7 chỉ còn 18.600 đồng. Với con số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tính theo 4 quý gần nhất đạt hơn 2.300 đồng thì chỉ số P/E của VC7 vẫn ở khoảng 8 lần.
Hết game thoái vốn, dường như nhà đầu tư đã không còn mặn mà với một doanh nghiệp ít điểm sáng như VC7.
Tại thời điểm cuối quý 2.2017, VC7 có 150 tỷ hàng tồn kho trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 136 tỷ đồng – giảm 90 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đó thuộc về dự án Chung cư tại 136 Hồ Tùng Mậu – dự án được gọi là nồi cơm của VC7 trong thời gian qua. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dự án này đã giảm mạnh từ 195 tỷ đồng xuống còn 93 tỷ đồng, tương ứng doanh thu bất động sản ghi nhận về cho VC7 trong 6 tháng đầu năm là 85 tỷ đồng – tăng 35% so với cùng kỳ.
Với một nhà đầu tư thông thường, nếu chỉ đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có thể cho rằng với số dư hàng tồn kho như trên, mảng kinh doanh bất động sản của VC7 trong những tháng cuối năm cũng đủ để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch. Nhưng thực tế có đạt?
Dự án Chung cư 136 Hồ Tùng Mậu được VC7 triển khai trong những năm 2014 – 2016, bao gồm 2 tòa tháp căn hộ cao 27 tầng. Đây là dự án trọng điểm, có vị trí đắc địa và rất đắt khách.
Video đang HOT
Tuy nhiên hiện tại, dự án này gần như đã bán hết, bàn giao theo quy định và theo đó đã ghi nhận phần lớn doanh thu. Cụ thể, năm 2015, VC7 ghi nhận doanh thu từ bất động sản là 205,1 tỷ đồng và năm 2016 là 124,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2017 là 85 tỷ đồng.
Theo thông tin từ công ty, tòa CT-1A chỉ còn hơn 10 căn hộ và một số căn penhouse. Tòa CT-2A chỉ còn 3 trong tổng số 14 căn penhouse.
Cái khó của VC7 ở đây là những căn hộ chưa bán hết chủ yếu là penhouse và đây là loại hàng khó bán tại khu vực phía Tây Hà Nội. Không những thế, giống như năm trước, việc có những hộ dân không nhận bàn giao nhà khiến cho VC7 không thể ghi nhận doanh thu dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch.
Chính vì vậy, mặc dù tồn kho cao nhưng chưa chắc có thể chuyển thành doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là điều mà nhà đầu tư cần chú ý khi nhìn con số tồn kho của các DN bất động sản.
Đối với riêng VC7, dường như những điều này đã được nhà tư tìm hiểu và do đó, sau khi Vinconex thoái xong vốn thì cổ phiếu đã bị thả rơi như đã nói.
Cùng với cuộc thoái vốn của Vinaconex khỏi VC7 (hơn 33% vốn điều lệ) thì từ ĐHCĐ thường niên hồi đầu năm, VC7 đã bầu Ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới. Tháng 8 vừa qua, VC7 có Chủ tịch HĐQT mới là ông Hoàng Trọng Đức. Đến ngày 12/09, HĐQT miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Trọng Tấn, người đại diện vốn của Vinaconex. Cùng với đó, các cổ đông nội bộ liên tiếp thoái vốn. Gần đây nhất, ông Nguyễn Xuân Thu, Phó giám đốc Công ty đăng ký bán 60.000 CP, thời gian giao dịch trong vòng 1 tháng kể từ ngày 29/9. Bà Nguyễn Bích Thủy, vợ ông Nguyễn Xuân Trường – Phó giám đốc đăng ký 10.000 CP. Ông Nguyễn Trọng Tấn, cựu Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 150.000 CP.
Trước thời điểm VCG thoái vốn, các cổ đông nội bộ bao gồm thành viên HĐQT, thành viên BKS và các thành viên Ban Giám đốc cũng bán ra hàng loạt.
Hà Phương
Theo Trí thức trẻ
Tổng giám đốc bị bắt vì tội tham ô, PVC lên tiếng
Ông Nguyễn Anh Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) bị khởi tố tội "tham ô tài sản".
Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tiến hành Tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với 3 cán bộ của Tập đoàn Dầu khí. Các bị can bị khởi tố về tội "tham ô tài sản"
Trong đó có ông Nguyễn Anh Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Trong thông cáo phát đi sáng nay (30.9), PVC cho rằng: Đây là vụ việc liên quan đến giai đoạn trước, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã và đang phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, đồng thời bố trí cán bộ thay thế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty sẽ chủ động có thông tin cụ thể tới các cơ quan báo chí khi có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Anh Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) bị khởi tố tội "tham ô tài sản".
Ông Nguyễn Anh Minh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc PVC vào tháng 1.2015. Tháng 4.2015 thì chính thức ngồi lên chiếc ghế nóng Tổng giám đốc PVC.
Tính đến thời điểm bị khởi tố tội tham ô tài sản, ông Nguyễn Anh Minh đã có gần 8 năm làm việc ở các công ty trực thuộc PVC.
Trước đó, ông này đã trải qua hàng loạt vị trí chủ chốt tại các công ty con của PVC như Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Dầu khí Hà Nội, rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN), rồi Phó Tổng giám đốc PVC.
Đó chính là quãng thời gian ông Nguyễn Anh Minh trực tiếp liên quan đến việc triển khai dự án ethanol Phú Thọ - một dự án ngàn tỷ xây dựng dở dang suốt nhiều năm nay.
Cụ thể, từ tháng 12.2009 đến tháng 8.2010, ông Nguyễn Anh Minh là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC-HN. Từ tháng 8.2010 đến tháng 1.2011, ông Minh là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC-HN. Từ đây, ông này vọt lên ngồi ghế Phó Tổng giám đốc PVC vào tháng 4.2011.
Khi đó, Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Thuận là Tổng giám đốc. Cùng thời với Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến Phó Tổng giám đốc... Những cái tên này đều đã bị khởi tố, bắt giam.
Theo Lương Bằng (VietNamNet)
Đường ống nước sạch sông Đà lại gặp sự cố Đường ống nước sạch sông Đà lại vừa gặp sự cố lần thứ 21, vị trí xảy ra sự cố lần này tại Km30 60 Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Ngày 18.6, Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã gửi thông báo đến khách hàng về việc đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố, phải tạm dừng cấp...