Tiếp tục khai quật di tích Phôi Phối – Bãi Cọi
Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh sẽ phối hợp khai quật, nghiên cứu di tích khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân) đợt 3.
Thời gian dự kiến từ ngày 20-11 đến 20-12-2012. Đợt khai quật, nghiên cứu lần này nhằm xác định cụ thể hơn vành đai ảnh hưởng, lan tỏa của di tích tìm kiếm khu mộ táng mở rộng, khu cư trú điều tra xác định các thông tin liên quan đến tập tục tín ngưỡng của cư dân Bãi Cọi xưa để xây dựng nguồn tư liệu khoa học, so sánh nghiên cứu chung với các nền văn hóa cổ có niên đại tương đồng trong vùng và trong khu vực…
Được biết, tại di tích khảo cổ học này đã diễn ra hai cuộc khai quật vào năm 2008 và năm 2010. Qua đó bước đầu, các nhà khoa học đã xác định đây là một khu mộ táng mang dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh. Những hiện vật được tìm thấy tại khu di tích được xác định có niên đại từ 2.000 năm trước cũng cho thấy sự giao thoa với nền văn hóa Đông Sơn.
Video đang HOT
Theo ANTD
Chuyên gia khảo sát hiện trường tàu chở cổ vật bị chìm
Chiều 13-9, đoàn công tác của Bộ VH-TT-DL tiến hành khảo sát hiện trường nơi con tàu cổ chìm tại vùng biển thuộc thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, Bình Sơn (Quảng Ngãi).
Các chuyên gia kiểm tra cổ vật thu hồi được
Sau khi thị sát địa điểm phát hiện con tàu đắm chứa cổ vật, TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, cho biết, mặc dù vị trí con tàu đắm rất gần bờ nhưng muốn khai quật cũng không dễ dàng. Theo các thông tin mà người dân cho biết thì con tàu này nằm sâu trong cát nên việc khai quật sẽ gặp khó khăn.
Muốn khai quật phải tuân thủ quy trình khảo cổ bằng việc chia thành các hố thăm dò dưới nước. Ngoài ra cần phải xem xét quy mô, số lượng và các yếu tố như dòng chảy, độ phủ lấp của bùn, cát... trên cơ sở đó mới đưa ra phương pháp khai quật hữu hiệu.
Một số cổ vật còn nguyên vẹn được vớt dưới tàu cổ
Cũng theo TS Quân, quá trình khai quật phải hết sức tỉ mỉ, căn từng ô để tránh hiện vật bị xáo trộn và bể (vỡ). Sau khi quan sát những mảnh gốm sứ cổ bị vỡ mà ngư dân bỏ lại, TS Chiến nhận định: "Đây là gốm sứ có niên đại từ thời nhà Minh (Trung Quốc) vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15".
Trong những ngày tới, các chuyên gia sẽ tham gia cùng với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi mới có thể đưa ra nhận định cụ thể để tiến hành khai quật.
Theo Sở VHTT và DL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này đã có 3 đơn vị đề nghị được tham gia khai quật con tàu chứa cổ vật, gồm Công ty cứu nạn, cứu hộ Đại Minh, Đoàn Ánh Dương (TP.HCM) và Kim Thành Lưu (Quảng Ngãi) có văn bản đề nghị hợp tác khảo sát, khai quật cổ vật nằm trong con tàu chìm tại vùng biển Vũng Tàu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu).
Theo ANTD
Phát lộ tháp Chăm lớn nhất Ngày 28-8, nhóm khảo cổ học khai quật di tích Chăm ở làng Phong Lệ (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) công bố những kết quả ban đầu sau hơn 1 năm đào bới. Một nền văn hóa Champa nghìn năm trước đã phát lộ qua những hiện vật. Đền tháp Chăm Phong Lệ - những ngày đầu khai quật. Ảnh: Nam Cường. Bí ẩn...