Tiếp tục giãn cách, 4 phụ nữ Sài Gòn nổi lửa nấu cơm giúp cả ngàn người
Chị Chun đang trong bếp thì chạy vào bàn, tới giờ họp trực tuyến. Trao đổi xong xuôi, sếp nói ‘thôi nhặt rau tiếp đi’.
Ai cũng biết Chun vừa làm việc vừa nổi lửa nấu cơm tặng người cần khi Sài Gòn giãn cách nên rất quý.
Bánh mì kẹp Sài Gòn, một trong những món ăn những người phụ nữ làm và gửi tặng những người đang cần trong giãn cách xã hội. ẢNH NVCC
Những ngày Sài Gòn giãn cách xã hội, được làm việc từ xa, 4 cô cháu gồm cô Sáu (tên thật là Kim Vân), chị Chun (Quỳnh Trang), chị Hoàng Nga và em Út Trang (Thu Trang), làm ở các lĩnh vực như ngân hàng, dầu khí…, cũng kiêm luôn việc nổi lửa 4 bếp ăn đặc biệt. Gọi là đặc biệt, bởi những người phụ nữ Sài Gòn này nấu những hộp cơm vừa ngon, vừa đẹp, gửi tặng công nhân nghèo thất nghiệp trong các nơi phong tỏa, những cô bác lao động tự do, bán vé số, xe ôm… không có thu nhập trong thời gian này.
Những người luôn hết lòng vì những bữa cơm ngon của người cần trong lúc Sài Gòn giãn cách xã hội. ẢNH NVCC
Cô Sáu, đã nghỉ hưu, có riêng một bếp ở Q.Gò Vấp. Chị Chun phụ trách bếp ở Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), em Út Trang nổi lửa ở Q.Tân Bình còn chị Hoàng Nga đảm nhiệm gian bếp mới mở ở Q.12. “Một cậu em cũng muốn chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, một hôm nói, chị ơi, bây giờ em thu xếp công việc được rồi, chị cho em làm chung với. Thế là chúng tôi cùng nổi lửa”, chị Hoàng Nga kể.
Càng nấu càng thương
Hơn 20 ngày qua, các gian bếp luôn đỏ lửa. Ban đầu mọi người tính mỗi ngày nấu hơn 50 phần cơm gửi đi, nhưng càng làm càng gặp nhiều người khó khăn, càng thương, xót và số phần ăn cứ thế tăng thêm. Bây giờ, mỗi ngày các chị nấu hơn gần 2.000 hộp cơm.
Cơm gạo phải dẻo, đồ ăn phải ngon, như mực xào rau củ, gà sốt roti, gà tần thuốc bắc, bún mọc sườn, thịt kho măng… “Chúng tôi tâm niệm là có duyên mới được tặng cơm cho một người đang cần, chẳng biết sau này có bao giờ lại được tặng cho họ lần 2 nên cơm phải ngon, nhiều chất dinh dưỡng”, chị Hoàng Nga nói.
Bà con trong một con hẻm còn được tặng thịt gà về nấu cơm
Các chị còn tặng rau xanh tới các hẻm cho bà con lấy về nấu cơm
Những phần cơm thơm ngon
Xóm nào đông trẻ em sẽ được ưu tiên một thực đơn khác, để các bé thấy thích
Niềm vui của các em nhỏ khi được nhóm của chị Hoàng Nga tặng những món khoái khẩu trong ngày giãn cách xã hội. ẢNH NVCC
Trước đây nhóm các chị vừa nấu vừa đi tặng cơm cho bà con. Sau này, công việc phát cơm đã có đội ngũ tình nguyện viên lo. Điều này hiệu quả hơn rất nhiều vì địa điểm phát cơm được khảo sát trước ở các khu dân cư ở Sài Gòn nhằm biết những hoàn cảnh khó khăn, số lượng bao nhiêu để phần cơm tới đúng tay người đang cần.
Mỗi ngày cơm giao tới một khu vực khác nhau, ưu tiên xóm lao động nghèo, nhiều cô bác gom ve chai, bán vé số, những người nghèo đang ở trong các điểm phong tỏa. Thương các bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những người chốt trực 24/24 ở các điểm phong tỏa quá vất vả, các chị còn lo thêm các phần đồ ăn cho các lực lượng này.
“Xóm nào đông trẻ em, chúng tôi xào nui, rồi làm thêm xúc xích, phô mai que, khoai tây chiên, bò lúc lắc để động viên tinh thần các bé. Có những khu phong tỏa chúng tôi tặng rau, gạo, cá, gà để bà con tự nấu cơm. Chúng tôi đều làm trong các cơ quan nhà nước, vừa làm việc từ xa, vừa làm việc vừa nấu cơm, công việc luôn tay chân từ sáng sớm tới khuya muộn nhưng chứng kiến niềm vui của những người khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội này nhận được quà thì quên hết mệt nhọc “, chị Hoàng Nga kể.
Video đang HOT
Các chị tâm niệm, giúp được ai đó là duyên, không biết bao giờ được giúp nữa, nên mong muốn 1 hộp cơm sẽ phải thật ngon, giàu chất dinh dưỡng. ẢNH NVCC
Người mẹ của một bé gái 7 tuổi cho hay, chị cảm động nhất là tinh thần san sẻ, yêu thương lẫn nhau của bà con. “Hôm bữa tôi gửi rau cá, đường, sữa cho một xóm nghèo ở Q.Bình Tân, vì bà con đếm nhầm nên chỉ gửi 12 phần thay vì 13. Nhưng một chị dưới đó gọi nói là không có vấn đề gì hết, các chị đã san sẻ với nhau để ai cũng có phần, thùng cá nhiều quá, các chị còn mang đi chia cho xóm cũng khó khăn kế bên”, người phụ nữ Sài Gòn bộc bạch.
Kinh phí nấu hàng ngàn phần cơm của các bếp ăn cho những người khó khăn ở Sài Gòn suốt thời gian qua do những nhà hảo tâm, bạn bè, người thân của các chị luôn tin tưởng và ủng hộ. Người góp tiền, người tặng rau củ quả, thịt cá để cùng nấu cơm. Trao đi yêu thương cũng nhận lại yêu thương, tại chợ Thanh Đa, tiểu thương biết các chị mua nguyên liệu về nấu ăn cho bà con Sài Gòn thì ai cũng thương, người cho thêm, người hạ giá…
Cảm ơn Sài Gòn!
Cô Sáu, chị Chun, chị Hoàng Nga và em Út Trang gặp nhau từ những cơ duyên giúp đỡ người khó khăn cách đây hơn 3 năm trước. Họ có những hoạt động như nấu cháo cho các bệnh nhi ở bệnh viện; đi Ninh Thuận nấu cơm từ thiện; “Bếp thứ 6″ mỗi tuần nấu hơn 100 phần cơm tặng cho người lao động nghèo hay vào các mái ấm làm những mâm tiệc như buffet vừa ngon vừa đẹp để trẻ em trong mái ấm được thưởng thức những món ngon…
Bây giờ, 4 cô cháu với 4 bếp từ thiện, lúc nào cũng đỏ lửa, mong phần cơm nóng hổi tới tay người nghèo trong lúc Sài Gòn “bị ốm”. Nhất là khi Sài Gòn tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trong 14 ngày nữa, các chị sẽ còn tiếp tục làm đầu bếp. Mới đây, trong những phần cơm hay bịch rau củ gửi tặng bà con trong một xóm nghèo, người em của chị Hoàng Nga còn ghi thêm những tờ giấy đáng yêu “Cảm ơn Sài Gòn, cảm ơn mọi người”, khiến người nhận cũng bớt đi âu lo mùa dịch.
Thông điệp “Cảm ơn Sài Gòn” trong hộp cơm trao đi
Bà con trong một con hẻm ở Q.12 cùng giúp chị Hoàng Nga một tay để nổi lửa nấu cơm
Nhiều bạn bè, nhà hảo tâm chung tay cùng 4 bếp ăn của 4 người phụ nữ Sài Gòn
Các chị gửi tới các phần ăn tặng lực lượng chốt trực
Rảnh là đi tới vùng khó khăn để giúp đỡ người nghèo, rảnh là vào bếp nấu cơm tặng người đang cần những bữa cơm ngon trong khi Sài Gòn giãn cách xã hội, cô Sáu, chị Chun, chị Hoàng Nga, em Út Trang đặt tên cho nhóm mình cũng bằng 3 từ giản dị “Rảnh là đi”. Các chuyến đi của những người phụ nữ Sài Gòn đáng yêu luôn có những em bé – con của các chị, để các bé cùng vào bếp, nấu nướng, học được sự yêu thương, tình bao dung, chia sẻ cùng nhau khi hoạn nạn. Bởi sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình…
Chuyện ấm lòng khi Sài Gòn giãn cách: Hội chị em miệt mài nấu hàng trăm phần cơm, đi khắp nơi để tặng cho người khó khăn
"Nay mình nấu món này, mai nấu món khác, chị chuẩn bị quần quật cả ngày, mệt nhưng rất vui. Mình có điều kiện hơn thì sao không giúp đỡ người ta, giờ ra đường thấy nhiều người tội nghiệp lắm, bữa có anh kia đói quá, tay cầm hộp cơm run run nói cảm ơn", chị Tưởng chia sẻ.
8 ngày Sài Gòn giãn cách cũng là thời gian chị Đỗ Thị Tưởng (52 tuổi, quê Bến Tre) cùng một số chị em gần nhà rủ nhau nấu cơm để đi tặng những hoàn cảnh khó khăn, vô gia cư.
Công việc bắt đầu từ tờ mờ sáng kéo dài đến tận khuya, tuy mệt, vất vả nhưng lúc nào trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Trần Phú (quận 5) cũng đầy ắp tiếng cười.
Sài Gòn những ngày giãn cách chứ không giãn lòng, mọi người đều yêu thương, san sẻ cho nhau từng hộp cơm, chai nước
Cột lại từng phần thức ăn đã múc sẵn để vô từng hộp, chị Tưởng tỉ mỉ đếm lại số hộp cơm đã chuẩn bị được, bên kia là mấy trăm phần dành cho khu phong tỏa ở quận 4, bên này là gửi đến BV Phục hồi chức năng (quận 8), còn 120 phần để đi phát cho người vô gia cư.
Mỗi người một công việc, ai cũng vui vẻ, hồ hởi để giúp đỡ mọi người
"2h sáng tụi chị đã dậy nấu cơm, ngủ được một lúc thì 6h dậy để làm tiếp các phần việc còn lại, sao cho trước 10h, đủ 600 phần để chia đi các nơi. Như hôm nay chị nấu gà kho, mai thì đổi thịt heo để mọi người đỡ ngán, chuẩn bị quần quật cả ngày, mệt nhưng rất là vui", chị Tưởng chia sẻ.
Vốn đã quen với công việc bếp núc, lại được sự ủng hộ của các chị em hàng xóm, nên khi Sài Gòn bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16, chị Tưởng không ngần ngại đứng ra nấu cơm để hỗ trợ mọi người, nhất là khi chị tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương, sống lay lắt trên vỉa hè, đường phố.
Mỗi phần gồm cơm, thức ăn và nước suối, đảm bảo chất dinh dưỡng tối thiểu cho người dân
"Ra đường bây giờ chị thấy nhiều người tội nghiệp lắm, có người không có tiền để mua cơm, sống nương nhờ vào các nhóm từ thiện. Bữa chị đi phát cơm, gặp mấy bà cụ trong hẻm, nhận được cơm họ mừng lắm. Có nhiều người khổ quá, chị cho thêm 1 hộp để chiều ăn, giờ Sài Gòn đang dịch bùng phát nặng, mọi người giúp được gì nhau cứ giúp, nó ấm áp lắm em", chị Tưởng tâm sự.
Từng phần cơm được nhóm chị Tưởng đưa đến tận tay người nghèo, vô gia cư
Để có được nguồn kinh phí để nấu cơm, hỗ trợ quà cho người lao động nghèo, khu phong tỏa, cách ly, chị Tưởng cho biết sau khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, YouTube, rất nhiều cô chú, anh chị đã gửi rau củ, cá thịt, tiền mặt..., để bếp cơm của chị Tưởng có thêm nguồn lực để tiếp tục.
"Như hôm nay chị đi nhận 21 kiện hàng từ bà con miền Tây gửi lên, cá thịt, rau củ nhiều lắm, thấy vui vì mọi người đều chung tay, hướng về Sài Gòn. Mấy chị em ở đây không có của nhiều thì góp công, ai làm được gì cứ làm, thời buổi khó khăn, thấy nhiều người khổ chị không cầm lòng được.
Những hình ảnh thật sự ấm lòng trong ngày giãn cách xã hội...
Hiện tại, chị có thể nấu được khoảng 600 phần/ngày thôi vì có mấy chị em vòng vòng xóm không hà, không có sức để nấu thêm. Có nhiều chỗ cũng ngỏ ý xin cơm nhưng chị chỉ có thể chia sẻ rau củ, thịt cá, gạo để họ tự nấu thôi, giờ ai cũng là người thân của mình cả, san sẻ nhau cùng vượt qua mùa dịch", chị Tưởng nói.
Các phần cơm được phường 10, quận 4 tới lấy để đưa vào khu phong tỏa, cách ly
Sau khi hoàn thành việc phân chia cơm cho các khu vực, chị Tưởng cùng chị Duyên chở nhau trên chiếc xe máy cũ, rong ruổi khắp các con hẻm, khu phố ở Sài Gòn để phát hơn 100 phần cơm dành cho người vô gia cư, lao động nghèo.
Cầm trên tay phần cơm được chị Tưởng gửi tặng, chú Phong xúc động: "Mấy bữa nay cũng may có mấy chị này ghé ngang gửi cơm, chú biết ơn nhiều lắm. Chứ giờ thất nghiệp, nhà trọ không có tiền đóng, phải ở ngoài đường, đâu có tiền đâu mà mua cơm, một lần tắm ké đã tốn 10 ngàn rồi.
Ngày nào chú cũng trông các chị ấy ghé qua cho cơm, hôm nào chậm là đói, hộp cơm quý lắm con ơi".
Niềm hạnh phúc của những người lao động nghèo khi được tặng cơm miễn phí
Cuộc sống của những người nghèo, vô gia cư thêm phần khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát
Hộp cơm nhỏ, nghĩa tình lớn...
Có lẽ không chỉ riêng chú Phong mà với những người lao động nghèo, vô gia cư, dịch bệnh khiến cuộc sống của họ thêm phần lay lắt. Nếu như không có những phần cơm nghĩa tình của chị Tưởng hay phần sữa bánh, gạo mì..., của rất nhiều nhóm từ thiện khác đã và đang nỗ lực dang rộng vòng tay che chở, cưu mang họ thì có lẽ, họ đã không thể nào trụ nổi.
Sài Gòn lúc nào cũng vậy, dẫu cho gặp bao nhiêu khó khăn, thử thách, những người ở Sài Gòn vẫn luôn biết cách để bao bọc nhau. Người có của giúp người khó khăn, người có nhà phụ người không nơi nương tựa, tất cả đều cố gắng để cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.
Người Sài Gòn tốt lắm!
Một người đàn ông vô gia cư đứng trước ngã tư đường cảm ơn ríu rít chị Tưởng khi được phát cơm miễn phí
Các phần cơm được chị Tưởng mang vào BV Phục hồi chức năng (quận 8)
Một người phụ nữ trên đường Trần Hưng Đạo xin 2 phần cơm cho 2 mẹ con, tuy nhiên sau khi thấy anh shipper đến trễ, hết cơm, chị sẵn sàng nhường lại 1 phần cho anh shipper, vui vẻ nhận 1 hộp cơm về để 2 mẹ con ăn trưa. Một câu chuyện tuy nhỏ nhưng đủ để ai chứng kiến đều ấm lòng
Hộp cơm trao đi, niềm vui ở lại, người Sài Gòn luôn vậy, đong đầy yêu thương dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn ra sao...
Theo chị Tưởng, mọi người nhận cơm đều có ý thức, chỉ xin đúng số phần của mình cần, không chen lấn, tranh giành, sẵn sàng nhường nhau trong mùa dịch
Mọi người luôn tin tưởng và đợi Sài Gòn khỏe lại, cố lên!
Người vô gia cư lay lắt trong đêm đầu Sài Gòn giãn cách: "Con không có nhà, tối con ra Cầu Mống mà ngủ" Sài Gòn ngày đầu giãn cách, mọi người đều ở yên trong nhà để phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng có những con người đang lấy đất làm giường, lấy trời làm chăn. Họ không có nhà... Những người già, đứa trẻ này không có nơi trú ngụ, tối đến họ lấy vỉa hè, mái hiên, hầm cầu để ngủ ké qua đêm....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Kẻ lạ mặt cầm kéo đâm nhiều người dừng chờ đèn đỏ ở Cần Thơ

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên

Tây Ninh: Làm rõ vụ hành hung người đi đường

Nổ lớn tại quán bia ở Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm

Công thức phối đồ linh hoạt với họa tiết da báo
Thời trang
10:22:58 10/04/2025
Cơ hội hay bế tắc từ việc Mỹ - Iran nối lại đàm phán
Thế giới
09:39:07 10/04/2025
Làn sóng khách quốc tế đến Việt Nam đón lễ 30/4
Du lịch
09:29:11 10/04/2025
Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi: H'Hen Niê ghen nhiều hơn tôi
Sao việt
09:18:29 10/04/2025
Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Phèn nữ hóa tiên nữ, nhan sắc đỉnh nóc kịch trần
Hậu trường phim
09:14:29 10/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 24: Sự cố xảy đến, 3 anh em An làm lành
Phim việt
09:04:55 10/04/2025
MC Huyền Trang Mù Tạt và bạn trai cầu thủ nổi tiếng xảy ra chuyện gì trong khách sạn mà gọi là "kiếp nạn"?
Sao thể thao
08:31:06 10/04/2025
Tựa game Thiên Long Bát Bộ kinh điển của 8x 9x thông báo ngày ra mắt chính thức, cộng đồng chung một thắc mắc
Mọt game
08:07:56 10/04/2025
Phim kinh dị Hàn 'Karma' dẫn đầu BXH Netflix, nhận về nhiều đánh giá tích cực
Phim châu á
08:07:05 10/04/2025