Tiếp tục đề nghị công nhận liệt sĩ 2 cán bộ tử vong khi đi cứu dân
Sau 2 lần đề nghị công nhận liệt sĩ đối với 2 cán bộ ở vùng cao Quảng Nam bị sạt lở vùi lấp khi đi cứu dân trong đợt bão số 9 năm 2020, nhưng chưa được giải quyết, địa phương đang xúc tiến đề nghị lần thứ ba.
Ngày 14.10, ông Trần Văn Chiến, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam, cho biết đang chờ UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam) gửi lại hồ sơ để tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ LĐ-TB-XH trình Thủ tướng Chính phủ công nhận liệt sĩ đối với 2 cán bộ ở xã Phước Lộc (H.Phước Sơn) tử vong khi làm nhiệm vụ cứu dân vào cuối năm 2020.
Theo nội dung vụ việc, chiều 28.10.2020, ông Hồ Văn Sợ (cán bộ Dân vận – Tuyên giáo) và anh Hồ Văn Độ (Phó bí thư Đoàn xã Phước Lộc) khi đi cứu dân đã bị sạt lở núi vùi lấp, cuốn trôi. 4 ngày sau, thi thể anh Độ được tìm thấy trên hồ thủy điện Đắk Mi 4 (cách nơi gặp nạn hàng chục km); ông Sợ mất tích, đến nay vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Cõng lương thực, thực phẩm vào vùng cô lập xã Phước Lộc vào cuối năm 2020 để cứu đói cho người dân. ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Video đang HOT
Ngày 13.8.2021, UBND tỉnh Quảng Nam gửi công văn đề nghị Bộ LĐ-TB-XH trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với ông Hồ Văn Sợ và anh Hồ Văn Độ.
UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng căn cứ vào điều kiện xác nhận liệt sĩ theo quy định của Chính phủ thì người hy sinh thuộc trường hợp “dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân” được xem xét xác nhận là liệt sĩ.
Trong trường hợp mưa to, gió lớn, nước sông dâng cao, chảy xiết, sạt lở đất nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và nhà cửa của 2 hộ dân, sau khi nhận được sự chỉ đạo và phân công của Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, anh Độ và ông Sợ đã thực hiện ngay việc cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.
Điều này cho thấy anh Độ và ông Sợ nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của công việc, chủ động thực hiện hành vi dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân và đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương suy tôn, đề nghị công nhận liệt sĩ.
Mặt khác, hoạt động cứu người, cứu tài sản nhân dân trong trường hợp này là một quá trình được tính từ lúc anh Độ và ông Sợ bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản của 2 hộ dân (hộ bà Nguyễn Thị Y và hộ ông Võ Sơn), trên đường đi thực hiện nhiệm vụ không may bị sạt lở núi, bị vùi lấp, hy sinh…
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, ngày 20.12.2022, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành công văn, cho rằng: “Ông Hồ Văn Độ và ông Hồ Văn Sợ đang trên đường đi đến khu vực ảnh hưởng của bão số 9 thì bị tai nạn (sạt lở núi) dẫn đến tử vong. Do đó chưa đủ cơ sở xem xét, xác nhận liệt sĩ đối với ông Hồ Văn Độ và ông Hồ Văn Sợ”.
Do vẫn giữ quan điểm và nhận định 2 cán bộ trên “hy sinh khi dũng cảm thực hiện cứu người, cứu tài sản nhân dân”, nên Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam tham mưu và đầu năm 2023 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành văn bản tiếp tục đề nghị Bộ LĐ-TB-XH xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với anh Độ và ông Sợ.
Tuy nhiên, đến nay đề nghị này của địa phương chưa được giải quyết. Vì vậy, địa phương đang xúc tiến thủ tục để lần thứ 3 đề nghị Bộ LĐ-TB-XH trình Thủ tướng Chính phủ công nhận liệt sĩ cho 2 cán bộ ở xã Phước Lộc (H.Phước Sơn) tử vong khi làm nhiệm vụ cứu dân.
Kiên Giang: Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính
Từ nay đến hết năm 2025, tỉnh Kiên Giang thực hiện thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh để tích hợp dữ liệu thông tin ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân với cơ sở dữ liệu căn cước theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Ảnh tư liệu (minh họa): kiengiang.gov.vn
Thực trạng số lượng liệt sĩ chưa quy tập, liệt sĩ chưa xác định thông tin ở tỉnh Kiên Giang còn nhiều và tỉnh hiện có 1.826 trường hợp hưởng chế độ liệt sĩ. Hiện nay, đã có trang thông tin điện tử chính thức về tìm mộ liệt sĩ, có rất nhiều gia đình đã theo dõi để tìm kiếm thông tin liệt sĩ. Do đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như giám định gen để xác định danh tính liệt sĩ là cần thiết. Tuy nhiên, đến nay kết quả chính xác chưa đến 1/10. Do điều kiện thời tiết đặc thù ở nước ta nóng ẩm nên thời gian phân hủy hài cốt liệt sĩ rất nhanh, nếu không khẩn trương quy tập và xác định danh tính thì chỉ khoảng 10 năm tới sẽ không thể thực hiện được nữa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết, tỉnh rà soát, xây dựng dữ liệu thông tin liệt sĩ và nhân thân đầy đủ, chính xác, thực hiện thu mẫu, vận chuyển, phân tích thông tin ADN (mtADN) cho toàn bộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân, cập nhật thông tin ADN vào cơ sở dữ liệu căn cước; thực hiện tích hợp, đối sánh, truy nguyên thông tin nhân thân của các liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Công tác này được thực hiện đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện; đồng thời, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất các giải pháp kỹ thuật, an ninh, an toàn thông tin và đúng các quy trình bảo mật.
Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện công tác này bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, xuyên tạc gây mất niềm tin của người dân.
Mặt khác, tỉnh phối hợp các địa phương rà soát, xác minh thông tin nhân thân gia đình liệt sĩ và thu thập, cập nhật, điều chỉnh nếu thiếu hoặc có sai sót; cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo diện "Thân nhân liệt sĩ", thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú, an sinh xã hội cho công dân.
Các ngành chức năng có liên quan rà soát, thống kê danh sách thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính và nhân thân gia đình có liệt sĩ chưa xác định được thông tin hài cốt có thể thu mẫu đối sánh, chú trọng các trường hợp đang được quy tập và chưa được quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
Cùng đó, ngành chức năng phối hợp các đơn vị có liên quan, đoàn thể và địa phương trên địa bàn tỉnh động viên, tuyên truyền đến thân nhân các liệt sĩ chưa xác định được danh tính tham gia thu nhận mẫu ADN vì các mục tiêu tốt đẹp và các tiện ích mang lại; ưu tiên thu nhận cho thân nhân liệt sĩ cao tuổi và các trường hợp sức khỏe yếu, sau đó sẽ triển khai với các trường hợp tiếp theo; tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin liên quan đến thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính để xác định danh tính liệt sĩ.
Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2024), sáng 24/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 Tân Biên - Tây Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ, lễ truy điệu và an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên...