Tiếp tục cứu trợ dân vùng lũ Quảng Bình, Nghệ An
Ngày 28.10, đại diện Báo Thanh Niên tiếp tục mang 200 cặp sách đến với học sinh các trường tiểu học Quỳnh Vinh A, Quỳnh Vinh B và Trường mầm non Quỳnh Vinh B (thuộc xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Đây là số cặp trong tổng số 500 cặp sách của Công ty TNHH may túi xách Minh Tiến (TP.HCM) trao tặng học sinh vùng lũ Nghệ An.
Đại diện Công ty VIFON trao mì cho người dân xã Hồng Hóa – Ảnh: T.Q.N
Ông Lê Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh, cho biết do hồ thủy lợi xả lũ nên nước lên quá nhanh vào ban đêm, người dân chỉ kịp chạy người, không kịp mang theo tài sản. “Hiện nay, người dân đang khó khăn đủ bề, rất nhiều hộ dân đối mặt với thiếu đói. Sau lũ cặp, sách, vở của các cháu bị hư hỏng rất nhiều nhưng các gia đình chưa thể mua lại. Chúng tôi rất cám ơn tấm lòng của bạn đọc Báo Thanh Niên đã chia sẻ khó khăn với dân trong lúc này”, ông Kỳ nói.
Trước đó, ngày 27.10, Công ty CP kỹ nghệ thực phẩm VN (VIFON), Báo Thanh Niên và Tỉnh đoàn Quảng Bình phối hợp đưa 500 thùng mì ăn liền lên huyện miền núi Minh Hóa trao cho bà con bị thiệt hại do bão lũ. Đoàn đã đi gần 200 cây số để đến với người dân ở 3 xã Minh Hóa, Hồng Hóa và Hóa Phúc. Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Minh Hóa Cao Văn Tường, xã có hơn 600 nhà bị tốc mái do bão số 10. Trong khi hậu quả bão số 10 chưa khắc phục xong, bão 11 lại gây ngập lũ, cô lập xã nhiều ngày vì đường vào thấp trũng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở xã Hồng Hóa và Hóa Phúc; đặc biệt nhân dân Hóa Phúc sống tách biệt nên càng gặp nhiều trở ngại trong mưa lũ. Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc Đinh Thanh Có cho hay người dân chủ yếu trồng rừng, giờ bị bão làm gãy đổ nhiều nên càng khó khăn hơn.
Được nhận mì cứu trợ, bà con rất phấn khởi, ấm lòng. Ông Đinh Thanh Có cảm động nói: “Sau lũ bão, chúng tôi cũng đã có những hoạt động hỗ trợ nhau trong nội bộ xã nhưng không thể nào khắc phục được hết. Báo Thanh Niên và Công ty Vifon đã không quản ngại đường xa đến với bà con, tấm lòng tương thân tương ái ấy thật quý báu”.
Video đang HOT
Theo TNO
Loại khỏi quy hoạch hơn 400 dự án thủy điện nhỏ
6 dự án thủy điện (DATĐ) bậc thang và 418 DATĐ nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường xã hội đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch chung
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ (Ảnh: Bắc Bằng, Báo Tuổi trẻ)
Các dự án tác động tiêu cực bị loại
Theo báo cáo "Kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các DATĐ và vận hành khai thác các công trình thủy điện" của Chính phủ đọc trước Quốc hội hôm nay (30-10), tính đến tháng 9-2013 đã loại khỏi quy hoạch 6 DATĐ bậc thang (395 MW) và 418 DATĐ nhỏ (1.174,49 MW) do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch/dự án ưu tiên khác.
Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện. Tạm dừng, chỉ đầu tư xây dựng sau năm 2015 nếu đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường xã hội, điều kiện thực hiện thuận lợi...đối với 4 DATĐ bậc thang và 132 DATĐ nhỏ. Các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá: gồm 149 DATĐ nhỏ và 9 DATĐ bậc thang.
Sau khi loại bỏ các DATĐ nêu trên, cả nước hiện còn lại 815 DATĐ. Trong đó, đã vận hành phát điện 268 dự án; đang thi công xây dựng 205 dự án, dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
Về DATĐ Đồng Nai 6 và 6A, sau khi có báo cáo của Bộ TN&MT, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo bằng văn bản, thực hiện chỉ đạo Bộ Công Thương đã loại hai DATĐ này khỏi qui hoạch.
Về việc này, Ủy ban KHCN&MT Quốc hội cho rằng, trong thời gian qua, DATĐ Đồng Nai 6 và 6A đã nhận được sự quan tâm của nhiều vị ĐBQH và dư luận xã hội. Hai dự án này đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch. Vì thế, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Chưa cho tích nước DATĐ Sông Tranh 2
Về sự cố thấm nước và động đất ở DATĐ Sông Tranh 2, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận nguyên nhân để xảy ra thấm nước là trong xây dựng có sơ xuất. Chính phủ đã yêu cầu EVN nghiêm túc rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, đồng thời có giải pháp xử lý tổng thể giảm lưu lượng thấm về mức tối thiểu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, EVN đã phối hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong và ngoài nước lập phương án và thực hiện xử lý chống thấm tổng thể từ tháng 6/2012. Tại thời điểm kết thúc, lưu lượng thấm chỉ còn 3,23 lít/giây ứng với mực nước hồ chứa ở cao độ 144m và lưu lượng này hầy như không thay đổi. Đến ngày 16/10/2013, khi mực nước hồ chứa dâng lên do lũ đến cao độ 159,03m thì lưu lượng thấm cũng chỉ là 7,19 lít/giây, thấp hơn so với yêu cầu thiết kế là 12,5 lít/giây. Thủ tướng đánh giá phương án xử lý chống thấm là thành công.
Về sự cố động đất kích thích tại công trình thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù không gây mất an toàn cho công trình nhưng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, Chính phủ rất chia sẻ với lo lắng của người dân và đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao. Đến nay, các bộ và cơ quan chức năng, các chuyên gia chuyên ngành có trách nhiệm trong nước và các công ty tư vấn độc lập chuyên ngành hàng đầu của Nhật Bản, Thụy Sĩ đều đánh giá đập Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, Chính phủ đã yêu cầu chưa được tích nước phát điện để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất, đồng thời thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu quốc tế của Nga, Nhật Bản, Ấn Độ khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập, công bố công khai đầy đủ thông tin cho nhân dân và hướng dẫn nhân dân ứng phó với động đất kích thích; rà soát, bổ sung việc chi trả đền bù hỗ trợ đối với hộ dân có nhà bị hư hỏng do động đất.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn Nhật Bản OYO để nghiên cứu, đánh giá tác động của động đất tại dự án này. Hiện OYO đang hoàn thiện báo cáo. Bộ Công thương cũng chỉ đạo và EVN thực hiện nghiêm túc việc duy trì mở hoàn toàn các cửa van đập tràn và xả nước để hạ thấp tối đa mực nước hồ chứa Sông Tranh 2.
An Huy
Vận hành, xả lũ hồ Từ Vân không có quy trình Chiều 21.10, ông Hồ Văn Thông, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH-MTV Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương đã có buổi trả lời báo chí xung quanh việc xả lũ gây ảnh hưởng đến ngập lụt ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Cửa xả tràn hồ Từ Vân 1 Ông Thông cho biết hồ Từ Vân 1 (nằm trên địa bàn xã...