Tiếp tục chi viện chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực cho Huế, Đà Nẵng
Bộ Y tế đã điều động những chuyên gia hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm về hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để hỗ trợ cấp cứu cho các bệnh nhân Covid-19 nặng tại Huế, Đà Nẵng.
Chiều 3/8, GS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, nhóm bệnh nhân Covid-19 nặng tại Đà Nẵng, Huế hiện đang có những diễn tiến rất nhanh và phức tạp.
Theo đó, các bệnh nhân đa số đều có nhiều bệnh mãn tính, tuổi cao, đặc biệt là có thời gian đã nằm điều trị ở các khoa Hồi sức cấp cứu lâu ngày.
Những người này đã suy các cơ quan nội tạng trong quá trình điều trị trước đây, hệ thống miễn dịch, đề kháng đã suy yếu. Có những bệnh nhân suy thận mãn, chạy thận chu kỳ trên 10 năm, nhiều bệnh nhân suy tim, có bệnh nhân ung thư, có bệnh nhân 100 tuổi,…
“Việc bị nhiễm thêm Covid-19 làm cho cơ hội tiến triển của các bệnh mãn tính tăng lên. Đó là lý do rất nhiều ca bệnh biến chuyển nặng nhanh”, ông Khuê thông tin.
Việt Nam hiện đã có 6 trường hợp Covid-19 tử vong. 13 bệnh nhân Covid-19 khác cũng đang trong tình trạng nguy kịch (10 bệnh phải can thiệp ECMO và thở máy; 3 trường hợp đang phải thở oxy). 7 người trong số này đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, 6 người điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Những trường hợp nặng khác cũng diễn tiến rất nhanh.
Video đang HOT
Trước tình hình nguy cấp nói trên, Bộ Y tế đã quyết định tiếp tục điều động những chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào hỗ trợ Huế, Đà Nẵng. Mục tiêu là nỗ lực cao nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong của bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và rất nặng.
2 chuyên gia gồm bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc bệnh viện và bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, là những chuyên gia hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm về hồi sức cấp cứu. Dự kiến, đoàn sẽ lên đường trong một vài ngày tới.
Bác sĩ Cấp cho biết, đoàn đã chuẩn bị một số trang thiết bị phòng hộ, trong đó có những thiết bị đặc hữu được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thiết kế và ứng dụng hiệu quả như bộ thiết bị lọc không khí, mũ trùm đầu,… Ngoài ra, nhóm chuyên gia cũng chuẩn bị các bài giảng để chia sẻ cho các đồng nghiệp khi cần thiết.
“Chúng tôi đã điều trị một số ca bệnh nặng, đã có một chút kinh nghiệm nên hy vọng có thể truyền đạt lại các kinh nghiệm ấy, giúp các đồng nghiệp vững tin hơn khi điều trị. Bên cạnh đó, tôi cho rằng chúng ta cần phải thiết lập 1 hệ thống mạnh, nâng cao năng lực điều trị ở tất cả các tuyến thì hiệu quả điều trị mới cao”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
Được biết, sau khi nhóm chuyên gia này vào tiếp cận và đánh giá tình hình, Bộ sẽ có phương án tiếp tục điều chuyển nhân lực phù hợp vào hỗ trợ.
Chỉ huy Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chi viện Đà Nẵng
Bác sĩ Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp được Bộ Y tế điều động chi viện Đà Nẵng điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bác sĩ Cấp cùng nhóm bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sẽ trực tiếp đánh giá tình hình và hỗ trợ theo yêu cầu của Đà Nẵng, chia sẻ kinh nghiệm điều trị với đồng nghiệp. Họ mang theo trang thiết bị phòng hộ đặc hiệu, ví dụ bộ lọc không khí dành cho người mặc quần áo bảo hộ được bệnh viện thiết kế riêng, đến Đà Nẵng.
Suốt thời gian chống dịch vừa qua, bác sĩ Cấp với vai trò là Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, là người chỉ huy trực tiếp đội ngũ y bác sĩ điều trị thành công hàng trăm bệnh nhân Covid-19 ở miền Bắc. Ông vừa được đề bạt chức vụ Phó Giám đốc bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong đợt chống dịch cao điểm hồi tháng 2. Ảnh: Lê Hoàng.
Nhận định về tình hình dịch bệnh, bác sĩ Cấp cho biết ổ dịch ở các bệnh viện tại Đà Nẵng rất nguy hiểm bởi gây lây nhiễm cộng đồng rất nhanh, khiến hệ thống y tế không kịp trở tay để khống chế các ca lây nhiễm đầu tiên. Do đó hiện tại khó đánh giá phạm vi và mức độ lây nhiễm. Dịch đã tác động đến nhân viên y tế. Một số nhân viên y tế bị nhiễm nCoV.
"Nếu như xu hướng này không được kiểm soát tốt, việc bác sĩ bị mắc bệnh ảnh hưởng rất nặng nề đến công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân", bác sĩ Cấp nói. Trong giai đoạn trước, hai bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng lây nhiễm chéo nCoV trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19.
Nhân viên y tế chuẩn bị đưa các bệnh nhân và thân nhân ba bệnh viện Đà Nẵng đi cách ly tập trung, hôm 27/7. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo bác sĩ Cấp, chưa có đầy đủ cơ sở để đánh giá mức độ lây nhiễm, do các bệnh nhân tử vong không phản ánh sức khỏe cộng đồng chung hay phản ánh về độc lực của nCoV.
Covid-19 xảy ra tại Đà Nẵng trên 3 nhóm bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao gồm người bệnh suy thận mạn, chạy thận nhân tạo nhiều năm, người bệnh thuộc khoa ung bướu và hồi sức.
"Những bệnh nhân này đã cầm chắc nguy cơ tử vong, Covid-19 chỉ là giọt nước làm tràn ly", bác sĩ Cấp nói.
Hiện Đà Nẵng điều trị 13 bệnh nhân nặng. Bác sĩ Cấp cho biết đoàn bác sĩ của bệnh viện trung ương không thể làm thay việc của đồng nghiệp tại địa phương mà chỉ giúp thiết lập hệ thống điều trị, nâng cao năng lực chữa bệnh của tuyến dưới, đây là điểm mấu chốt.
"Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã có chút ít kinh nghiệm và hy vọng sau khi vào Đà Nẵng, chúng tôi có thể truyền tải những kinh nghiệm ấy giúp đồng nghiệp vững tin hơn", ông nói.
Bộ Y tế đưa 10 máy thở đến Đà Nẵng 34 Bác sĩ Việt Đức đến Quảng Bình cứu nạn nhân giao thông Đội phản ứng nhanh từ Huế hỗ trợ Quảng Ngãi chống dịch Ba đội công tác đặc biệt chi viện Đà Nẵng 72
Tăng cường kiểm soát người từ vùng dịch về Huế Trong nhiều ngày trở lại đây, Huế tăng cường xét nghiệm nhanh toàn bộ những người đã có lịch sử đi về từ thành phố Đà Nẵng từ đầu tháng 7. Trong nhiều ngày trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tăng cường xét nghiệm nhanh toàn bộ những người có lịch sử đi về từ thành phố Đà Nẵng từ đầu...