Tiếp tục “cắt” các dự án thủy điện làm như… trò chơi
“Các trường hợp vỡ đập, xả lũ không đúng quy trình đều đã xảy ra, đều có xử lý nhưng những vi phạm chưa đến mức hình sự. Chính phủ rất kiên quyết xử lý những chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, nghĩ làm thủy điện như trò chơi là không được…”.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi với báo chí về vấn đề xử lý thủy điện làm ẩu, gây nhiều sự cố, thiệt hại rất bức xúc thời gian qua.
Thưa Phó Thủ tướng, người dân đang rất bức xúc vì “nhân tai” thủy điện liên tiếp xảy ra qua 2 đợt bão lụt gần đây. Quan điểm của Chính phủ về vấn đề này như thế nào?
Thông điệp của Chính phủ trong quản lý về thủy điện rất rõ. Thứ nhất, việc phát triển các hồ thủy điện là việc cần thiết phải làm và tiếp tục phải làm. Lý do vì chúng ta là quốc gia thiếu nước, nếu muốn đủ nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, du lịch, dịch vụ… thì phải phát triển các hồ chứa nước thủy điện và thủy lợi. Những hồ đó nếu kết hợp được đa mục tiêu là tốt nhất. Nếu không ai quản, bỏ hết đi thì “khỏe” quá, nhưng bỏ đi thì lấy gì mà sống, bao nhiêu địa phương thiếu nước. Khi chưa phát triển, chúng ta có thể chỉ cần một ít nước để ăn uống, sinh hoạt, nhưng khi đã phát triển thì cần rất nhiều nước. Bây giờ, kể cả với nhu cầu nước để ăn uống, sinh hoạt nhiều vùng cũng đã không bảo đảm được rồi, nếu không có các hồ chứa nước trên cao, sau mùa mưa, toàn bộ mực nước ngầm xuống hết, giếng càng ngày càng phải đào sâu xuống chỉ để lấy được ít nước sinh hoạt chứ đừng nói đến nước cho nông nghiệp, công nghiệp.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Nghĩ làm thủy điện như trò chơi là không được”
Nhưng dư luận lo ngại là các hồ thủy điện hiện nay đặt mục tiêu phát điện để đem lại giá trị kinh tế cho chủ đầu tư lên quá cao, khả năng chống lũ lụt không lớn, khả năng giữ nước cũng hết sức hạn chế vì ngay cả mùa khô cũng phải phục vụ mục tiêu sản xuất. Rồi việc các liên hồ thủy điện vận hành thiếu liên thông nên thực tế đã tạo nên những “nhân tai” gây hậu quả nặng nề?
Điều tôi nói ở trên là mặt phải của hồ thủy điện, thủy lợi. Còn những vấn đề dư luận bức xúc chính là mặt trái. Đã xác định là phải sống có thủy điện, thủy lợi, vấn đề còn lại là hạn chế tối đa những mặt trái nhằm chung sống một cách bền vững.
Video đang HOT
Quan trọng là chúng ta phải kiểm tra. Vừa rồi Chính phủ cho đi kiểm tra toàn bộ các hồ thủy điện, thủy lợi để quy hoạch lại, loại bỏ, hạn chế những gì không hợp lý. Chúng ta đã cố gắng hạn chế những phát triển thủy điện, thủy lợi theo phong trào và tăng cường trách nhiệm của các chủ đầu tư làm hồ. Đó là điều phải làm.
Còn lại như tôi nói, làm hồ thủy điện, thủy lợi chúng ta đã phát triển được nhiều thứ, trong đó có cả việc thu dịch vụ môi trường rừng, thu thuế tài nguyên nước… Việc bảo đảm cho phát triển hồ chứa nhưng hài hòa với cuộc sống của người dân thì Chính phủ đã phải đưa ra các quy trình vận hành. Tất nhiên, quy trình vận hành không phải là cái gì tuyệt đối, khi vận hành dần thì sẽ phát hiện ra những bất hợp lý của nó và điều chỉnh. Khó để yêu cầu ra một quy trình vận hành là tuyệt đối luôn.
Dần dần chúng ta phải đưa quản lý hồ chứa đi vào nề nếp. Chủ đầu tư có hồ chứa phải có trách nhiệm gì, phải kiểm tra hàng năm ra sao, vì hồ chứa nước như một quả bom trên đầu người dân, vậy thì cơ quan quản lý Nhà nước làm gì trước mỗi mùa mưa bão, kiểm tra tình trạng hồ, đánh giá độ an toàn, kiểm định kiểm tra nếu bảo đảm an toàn thì mới cho tích nước.. Dần dần, chúng ta sẽ đưa cơ quan quản lý có trách nhiệm hơn với an toàn của các hồ chứa. Các chủ hồ cũng phải có trách nhiệm hơn. Đó là việc Chính phủ sẽ làm và sẽ phải đạt được mục đích đó.
Thực tế, “nhân tai” thủy điện-thủy lợi đã xảy ra nhiều rồi mà chưa có ai bị xử lý cả thưa Phó Thủ tướng?
Các trường hợp vỡ đập, xả lũ không đúng quy trình đều đã xảy ra rồi, đều có xử lý nhưng những vi phạm chưa đến mức hình sự thì không thể xử hình sự được. Tâm lý của mọi người thường đặt vấn đề, người gây ra hậu quả phải đi tù, nhưng rõ ràng phải đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì cơ quan điều tra mới làm được. Còn bồi thường thì nhiều chủ đầu tư đã phải bồi thường rồi, nếu bồi thường chưa đầy đủ thì địa phương, người dân họ tiếp tục yêu cầu bồi thường.
Vừa rồi, Chính phủ đã cho kiểm tra và cắt mấy trăm hồ chứa, quan điểm của Chính phủ là rất rõ ràng, kiên quyết xử lý những chủ đầu tư thiếu trách nhiệm. Anh làm một hồ thủy điện hay thủy lợi mà nghĩ như trò chơi là không được, phải rất trách nhiệm với nó bởi đó là “thủy hỏa đạo tặc”, cực kỳ nguy hiểm.
Dù đã loại bỏ khỏi quy hoạch hơn 400 thủy điện nhưng việc đó đã đủ đảm bảo an toàn khi vẫn còn hàng trăm dự án, công trình khác tiếp tục thời gian tới, với tỷ lệ không các thủy điện vừa và nhỏ?
Phải rà soát tiếp. Sau khi rà soát, phát hiện cái nào chưa hợp lý lại cắt tiếp. Vừa qua, Chính phủ đã loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ do hiệu quả thấp và có nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội (chiếm 34,2% tổng số dự án đã quy hoạch). 2 dự án thủy điện bậc thang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là Đồng Nai 6 và 6A cũng bị loại khỏi quy hoạch. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Các dự án, vị trí thủy điện tiềm năng bị đưa ra khỏi quy hoạch vì 2 lý do chính: hiệu quả đầu tư thấp, không có nhà đầu tư quan tâm; có tác động xấu đến môi trường và kinh tế – xã hội.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
P.Thảo (ghi)
Theo Dantri
Hà Nội: Ráo tiết tìm kiếm xác nạn nhân tử vong tại thẩm mỹ viện
Các đơn vị chức năng CATP Hà Nội phối hợp với người dân và công an các tỉnh lân cận dọc sông Hồng đang ráo riết tìm kiếm xác chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân tử vong tại thẩm mỹ viện Cát Tường đã bị chủ cơ sở này ném xác xuống sông Hồng.
Cuối giờ chiều 22/10, cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm hiện trường tại cầu Thanh Trì, nơi bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường khai đã ném xác chị Huyền để phi tang. Đồng thời, CATP Hà Nội đã huy động các đơn vị chức năng phối hợp với công an các tỉnh, thành Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng tổ chức rà soát, tìm kiếm thi thể của chị Huyền.
Nguyễn Mạnh Tường (áo trắng) bị cảnh sát dẫn giải ra nơi y ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng.
Đến nay đã hơn 3 ngày từ khi thi thể chị Huyền bị ném xuống sông, theo nhận định của một số điều tra viên, nhiều khả năng thi thể nạn nhân đã trôi khá xa vì nước sông Hồng mấy ngày nay chảy xiết. Cơ quan công an phối hợp với gia đình nạn nhân cùng tìm kiếm từ khu vực cầu Thanh Trì xuống hạ lưu sông Hồng.
Theo người nhà nạn nhân, gia đình đã huy động bạn bè, người thân thuê thuyền, mang đèn pin về ven sông Hồng để tìm thi thể chị Huyền. Dọc đường tìm kiếm, gia đình để lại số điện thoại cho người dân để thông báo cho gia đình nếu phát hiện nghi vấn.
Sáng 23/10, trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Văn Cương - Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy (CATP Hà Nội) - cho biết, ngay sau khi nhận được thông báo của Phòng Cảnh sát hình sự, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện tổ chức tìm kiếm tung tích nạn nhân.
Theo Thượng tá Cương, hiện công tác tìm kiếm được thực hiện từ cầu Thanh Trì, nơi Nguyễn Mạnh Tường ném xác chị Huyền xuống sông Hồng, cho tới dọc hạ lưu. Ngoài một tổ công tác với xuồng máy dã chiến, chuyên dụng đi kiểm tra dọc tuyến sông hướng về hạ lưu, các Đội CSGT đường thủy số 2, số 3 cũng được chỉ đạo rà soát kỹ từng mét nước trên địa bàn tuyến sông Hồng đơn vị đang quản lý.
Lực lượng CSGT đường thủy tìm kiếm thi thể nạn nhân dọc hạ lưu sông Hồng.
Bên cạnh đó, lực lượng CSGT đường thủy cũng thông báo tới lực lượng CSGT đường thủy các địa phương lân cận; tất cả những tàu thuyền, nhất là những người đánh cá, dân vạn chài sống trên sông, dọc hai bên bờ của tuyến sông Hồng nếu phát hiện nghi vấn hoặc tìm thấy xác nạn nhân nhanh chóng báo cho các cơ quan chức năng.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương nhận định, bình thường sau khoảng 3 ngày kể từ khi bị ném xuống sông xác nạn nhân sẽ nổi lên mặt nước. Còn trong trường hợp đặc biệt sẽ rất khó nói trước. Tuy vậy, hiện công tác tìm kiếm xác nạn nhân vẫn đang được các đơn vị ráo riết triển khai.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Chính thức hủy dự án khách sạn trong công viên Thống Nhất UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định chấm dứt dự án khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel tại 295 Lê Duẩn. Toàn bộ số vốn hơn 13 triệu USD phía nước ngoài đã đầu tư vào dự án này được đối trừ vào tiền sử dụng đất ở địa điểm mới trên đường Phạm Hùng. Sau khi UBND thành phố Hà Nội...