Tiếp tục cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày, nhưng có điều kiện
Đây là hướng dẫn cách ly vừa được Bộ Y tế hướng dẫn, trong công điện gửi các địa phương sáng nay 5-5.
Khu vực cách ly bệnh nhân mắc COVID-19 – Ảnh: TTXVN
Theo công điện, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung: thực hiện cách ly tập trung ít nhất 14 ngày đối với người nhập cảnh theo các quy định hiện hành và quản lý, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo sau khi kết thúc cách ly tập trung.
Chấn chỉnh cách ly tập trung
Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh thành rà soát cơ sở vật chất tại các khu cách ly tập trung, đảm bảo việc giám sát chặt chẽ người được cách ly.
Khu cách ly tập trung phải có đủ camera để giám sát người được cách ly thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định, camera giám sát hoạt động liên tục, kết nối với hệ thống giám sát do Bộ Thông tin và truyền thông chỉ định.
Đồng thời yêu cầu chấn chỉnh việc tổ chức bàn giao, đưa đón và tiếp nhận người đã hoàn thành cách ly tập trung về nơi lưu trú theo quy định tại Công văn 425/CV-BCĐ ngày 19-1-2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc hướng dẫn bàn giao, quản lý sau khi hoàn thành cách ly tập trung.
Theo dõi sức khoẻ tại nhà trong 14 ngày sau cách ly tập trung
Yêu cầu người sau khi hoàn thành cách ly tập trung phải cam kết áp dụng các biện pháp phòng chống dịch và tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú, chủ động báo cho cơ quan y tế địa phương nơi lưu trú biết ngay khi trở về từ khu cách ly tập trung;
Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát việc thực hiện phòng chống dịch trong suốt thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, thực hiện việc khai báo sức khỏe hàng ngày cho cán bộ y tế địa phương.
Trường hợp có các dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, mất vị giác chuyển ngay đến cơ sở y tế để được hướng dẫn quản lý kịp thời theo quy định.
Không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú; nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà, nơi lưu trú để làm việc hoặc thực hiện các công việc cần thiết khác thì phải báo cho công an, y tế địa phương và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K (khẩu trang – khoảng cách – không tập trung – khử khuẩn – khai báo y tế) của Bộ Y tế
Video đang HOT
Không tụ tập, đến nơi đông người
Trường hợp cần thiết phải di chuyển tới địa phương khác thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận chuyên gia (đối với chuyên gia) hoặc công dân Việt Nam phải báo trước cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố nơi lưu trú để thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố nơi đến để tiếp tục quản lý, theo dõi sức khỏe theo quy định.
Hết cách ly tập trung, phải xét nghiệm thêm
Công điện cũng hướng dân phải thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung). Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục theo dõi sức khỏe theo quy định cho đến khi đủ 14 ngày; nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cách ly ngay tại cơ sở y tế theo quy định.
Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi thực hiện cách ly tập trung phải chuẩn bị hồ sơ gồm danh sách người hoàn thành cách ly tập trung (số điện thoại, email, địa chỉ về lưu trú); bản chụp các giấy tờ liên quan như quyết định hoặc giấy xác nhận hoàn thành cách ly, kết quả xét nghiệm theo quy định, phương án di chuyển để ban giao qua văn bản, email… cho Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi nhận người cách ly hoàn thành cách ly tập trung cư trú và xác nhận việc bàn giao.
Trường hợp không có đủ hồ sơ bàn giao, xác nhận bàn giao và phương án di chuyển thì không tiếp nhận cách ly về địa phương lưu trú.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện cách ly tập trung ít nhất 15 ngày/ lần/ cơ sở.
Áp dụng tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú đồng thời phải chủ động thông báo cho cơ quan y tế địa phương nơi lưu trú biết ngay khi trở về từ khu cách ly tập trung.
Trước đó, trong thời gian từ 29-4 đến nay đã có 4 trường hợp dương tính với COVID-19 sau khi đã hoàn thành cách ly tập trung, làm lây lan ra khoảng 40 ca bệnh ở Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, TP.HCM, Đà Nẵng cho đến sáng 5-5.
Do tình hình này, ngày 4-5 Bộ Y tế đã có thông báo khẩn tạm thời chưa cho rời khu cách ly với người đã đủ điều kiện cách ly, chiều 4-5 Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã họp bàn và quyết định giữ nguyên thời gian cách ly tập trung, nhưng có điều kiện kèm theo như kể trên.
4 nguyên nhân khiến dịch Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam
Người nhập cảnh hợp pháp vi phạm quy định cách ly; nhập cảnh trái phép; cơ sở cách ly mất cảnh giác và tâm lý chủ quan của người dân... là nguyên nhân khiến dịch tái bùng phát.
Trao đổi với Zing , Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phân tích những nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam sau hơn một tháng không có ca nhiễm mới.
Bên cạnh đó, việc mua vaccine không dễ vì "có tiền mua cũng khó", do nguồn sản xuất hạn hẹp, số lượng vaccine ít trong khi nhu cầu của các quốc gia lại rất lớn.
Ông Sơn cho biết theo báo cáo chính thức, đến 15/5, Bộ Y tế sẽ tiêm hết lượng vaccine nhập đợt vừa qua.
Tăng cường quản lý nhập cảnh, kiểm soát chặt cách ly
Cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến dịch Covid-19 tái bùng phát, song người phát ngôn Chính phủ đề cập đến 4 nguyên nhân chính.
Một là số chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam hồi hương vi phạm các quy định định về cách ly.
Hai là tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam còn nhiều, gây nguy cơ lây nhiễm dịch rất lớn.
Ba là người cách ly ở các cơ sở cách ly tập trung cũng như những người hoàn thành cách ly tập trung về theo dõi, cách ly y tế tại nhà còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không tuân thủ các quy định.
"Quy định chúng ta đã có hết, thậm chí rất chặt chẽ. Cách ly tập trung xong phải bàn giao người hoàn thành cách ly về địa phương cho địa phương quản lý, song việc thực hiện còn chưa nghiêm", Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.
Bất chấp lệnh cấm hoạt động, nhiều quán karaoke và cả khách hàng vẫn phớt lờ các quy định phòng, chống dịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Nguyên nhân thứ tư là người dân còn tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, không thực hiện nghiêm khuyến cáo và quy định về phòng, chống dịch.
Giải pháp quan trọng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề cập là tăng cường quản lý nhập cảnh và kiểm soát chặt chẽ công tác cách ly.
Theo ông, Tổ công tác gồm 5 bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Y tế, GTVT sẽ tập trung thống nhất xử lý, kiểm soát chặt việc nhập cảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, công nhân nước ngoài có kỹ thuật cao.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết các bộ này sẽ quyết định đối tượng nào được nhập cảnh và khi nhập cảnh phải bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày, sau đó bàn giao về địa phương để địa phương giám sát, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày nữa.
Với chủng virus mới, ông Sơn cho biết nhiều ý kiến đề xuất tăng thời gian cách ly từ 14 lên 21 ngày, song Chính phủ sẽ giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tổng hợp trước khi quyết định.
Người hết cách ly phải đi xe riêng về nhà
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế đã có quy định rất chặt chẽ với những người sau 14 ngày cách ly tập trung, khi trở về khu dân cư phải khai báo y tế, không tiếp xúc đông người, phải đeo khẩu trang... nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, một số người chưa tuân thủ các quy định này.
Ông nêu thực tế có người sau khi hết cách ly tập trung 14 ngày đã tiếp xúc với nhiều người khác không cần thiết, thậm chí đến những nơi đông người như quán karaoke, bar... khiến xảy ra một số vụ việc đáng tiếc như vừa qua. Ông Phu lưu ý quán bar, karaoke là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh vì không gian kín.
Trước đó, tại buổi làm việc khẩn với tỉnh Vĩnh Phúc khi địa phương này phát hiện chùm ca bệnh ở quán Sunny, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nêu rõ người vừa ra khỏi khu cách ly tập trung, khi về nơi cư trú phải thông báo cho chính quyền địa phương, hạn chế đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người khác, nếu tiếp xúc phải có phương tiện bảo hộ (khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách...).
Đồng thời, những người này phải tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt phải thông tin ngay cho cán bộ y tế.
Công văn số 425 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng hướng dẫn rất chi tiết việc bàn giao, quản lý sau khi hoàn thành cách ly tập trung. Nguyên tắc là khi địa phương tiếp nhận người hết thời hạn cách ly tập trung phải có đầy đủ điều kiện, giấy tờ, kết quả xét nghiệm.
Đơn vị quản lý khu cách ly tập trung phải hướng dẫn cụ thể cho người đã hoàn thành cách ly tập trung tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tại nhà, nơi lưu trú; hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế đến nơi đông người.
Người cách ly phải khai báo khi về đến nơi lưu trú và phải có cam kết thực hiện việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú.
Công văn này cũng hướng dẫn rất rõ việc di chuyển từ khu cách ly tập trung về nơi lưu trú. Theo đó, nếu di chuyển bằng phương tiện vận tải đường bộ, người hết cách ly tập trung phải đi bằng xe riêng (do người hoàn thành cách ly, cơ quan sử dụng người nhập cảnh, chủ cơ sở cách ly tập trung hoặc địa phương bố trí). Xe phải được đăng ký trước với đơn vị quản lý khu cách ly tập trung, không tổ chức đưa đón đông người (chỉ gồm lái xe và người giám sát đi cùng).
Đặc biệt, lưu ý hạn chế tiếp xúc gần với người khác trong quá trình di chuyển; hạn chế dừng, đỗ ăn uống dọc đường, tốt nhất là đi thẳng từ khu cách ly tập trung về nhà, nơi lưu trú.
Nếu di chuyển bằng phương tiện vận tải hàng không, tàu, cần thông báo, liên hệ trước với đơn vị vận chuyển về việc người cách ly đã hoàn thành cách ly tập trung để đơn vị vận chuyển biết, có phương án chuẩn bị các biện pháp phòng chống dịch.
Chỉ tính từ 27/4 đến nay, đã có 3 trường hợp sau khi kết thúc cách ly tập trung, trở về nơi cư trú lại có kết quả xét nghiệm dương tính. Đó là bệnh nhân 2899 ở Hà Nam, chuyên gia người Trung Quốc của Công ty Trung Bắc Á và chuyên gia người Ấn Độ sống tại khu đô thị Times City.
16/20 người cùng chuyến bay với bệnh nhân 2989 tại Cần Thơ âm tính lần 1 Sáng 5-5, ông Huỳnh Minh Trúc - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ - thông tin, qua rà soát truy vết xuyên đêm người liên quan ca bệnh 2989, đã lấy mẫu xét nghiệm 16/20 người đi cùng cho kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người...