Tiếp tục bắt sóng đầu tư công
Trong nửa cuối năm 2020, làn sóng đầu tư công tiếp tục trở thành một trong những điểm nhấn chính của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán…
Ảnh: Quý Hòa
Ngành vật liệu xây dựng là tâm điểm
Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng kinh tế chính suy yếu do tác động của đại dịch COVID-19, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng đầu tư công là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, giải ngân đầu tư công đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 154.400 tỉ đồng, hoàn thành 33,1% kế hoạch cả năm 2020.
Ngày 19.6, Quốc hội đã chính thức phê duyệt chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông từ hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Đồng thời, Chính phủ đã yêu cầu cả 3 dự án cao tốc, bao gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây khởi công trong quý III/2020.
Theo đánh giá của VNDirect, ngành vật liệu xây dựng sẽ là tâm điểm trong câu chuyện đầu tư công nửa cuối năm 2020.
Với kịch bản cơ sở, VNDirect ước tính khoảng 25% vốn đầu tư công sẽ được giải ngân tại cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ và 6 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam (bao gồm 3 dự án đã được chuyển đổi sang đầu tư công) trong năm 2020, và việc xây dựng sẽ cần đến khoảng 6.400 tỉ đồng nhựa đường, 5.500 tỉ đồng thép xây dựng và 2.700 tỉ đồng xi măng.
Video đang HOT
Ngoài ra, để hoàn thành 100% các dự án trên, VNDirect ước tính chi phí cho nhựa đường, thép xây dựng và xi măng sẽ cần lần lượt 25.700 tỉ đồng, 22.000 tỉ đồng và 11.000 tỉ đồng.
Tiềm năng của cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng
Trong làn sóng đầu tư công nửa cuối năm 2020, VNDirect đưa ra khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát ( HOSE: HPG) và Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC).
Cổ phiếu HPG được đánh giá tích cực khi doanh nghiệp này đang duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG vẫn tăng trưởng bất chấp nhu cầu cả nước suy giảm trong 5 tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG trong 5 tháng đầu 2020 tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,26 triệu tấn. Nhờ vậy, công ty đã gia tăng thị phần trong lên 30,8%, từ mức 26,1% trong năm 2019.
Tiêu thụ phôi thép chính là điểm nhấn, với 643 nghìn tấn, trái ngược với việc HPG không bán sản phẩm này trong cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, đã có 596 nghìn tấn phôi thép được xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc (53,0%), quốc gia xuất khẩu thép hàng đầu thế giới.
Bên cạnh yếu tố tăng trưởng thì “quân bài” Dung Quất cũng trở thành điểm nhấn đầu tư đối với HPG. Ngày khởi động nhà máy thép cuộn cán nóng (HRC) tại Dung Quất đã bị trì hoãn do lệnh cấm di chuyển trong giai đoạn bùng phát COVID-19. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo HPG cho biết sẽ hoàn thành giai đoạn chạy thử nhà máy HRC vào tháng 8.2020 trước khi bắt đầu vận hành thương mại 1 tháng sau đó.
VNDirect dự phóng HPG sẽ đạt doanh thu 86.215 tỉ đồng (tăng 35,4% so với cùng kỳ) và lãi ròng 9.792 tỉ đồng (tăng 29,2% so với cùng kỳ) trong năm 2020, được hỗ trợ bởi việc mở rộng thị phần thép và mảng nông nghiệp tăng trưởng mạnh và sẽ đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận công ty.
Bên cạnh HPG, cổ phiếu PLC cũng được đánh giá tích cực nhờ được hưởng lợi trực tiếp từ nhu cầu nhựa đường ngày càng tăng.
Thuộc top 3 nhà sản xuất nhựa đường hàng đầu Việt Nam, PLC nắm giữ khoảng 25-30% thị phần trong năm 2019. Công ty có lợi thế lớn về hệ thống kho và mạng lưới phân phối. Cụ thể, 6 kho của PLC đều được đặt tại các vị trí chiến lược trên toàn quốc, cách nhau khoảng 300km/kho.
Do đó, công ty có thể phân phối bất kỳ dự án nào khắp cả nước nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. VNDirect dự báo tăng trưởng kép doanh thu mảng nhựa đường của PLC sẽ đạt mức 16,4%, hỗ trợ đáng kể tăng trưởng doanh thu cả công ty đạt 7,0% trong giai đoạn 2020-2021.
VNDirect dự phóng giá dầu bình quân năm 2020 sẽ là 42 USD/thùng (giảm 34,3% so với cùng kỳ), giúp biên lợi nhuận gộp của PLC tăng lên 14,3% trong năm 2020, từ mức chỉ 13,6% năm 2019. Nhờ vậy, tăng trưởng kép lợi nhuận ròng sẽ đạt 16,5% trong năm 2020.
Tuy nhiên, VNDirect cũng lưu ý lợi nhuận ròng năm 2020 của PLC sẽ giảm so với năm 2019 do nhu cầu dầu mỡ nhờn và hóa chất chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong khi mảng nhựa đường sẽ nhận cú hích từ làn sóng đầu tư công chủ yếu trong giai đoạn 2021-2022.
VNDIRECT: "Hầu hết lo ngại đã phản ánh vào giá, VN-Index có thể cán mốc 1.160 điểm trong năm 2020"
VNDIRECT dự báo VN-Index tăng 20,7% so với cuối năm 2019; dựa trên P/E 2020 là 15,3x, tương đương với mức P/E trượt hiện tại. Top ngành đầu tư của VNDIRECT là bán lẻ, F&B, công nghiệp chế biến chế tạo và logistics.
CTCK VNDIRECT (VNDS) vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư năm 2020 với nhiều triển vọng tích cực với thị trường.
Cụ thể, VNDIRECT dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% trong năm 2020, trong đó lĩnh vực sản xuất tăng 10%; xuất khẩu tăng 8,5% và tiêu dùng trong nước tăng 8,5%. Lạm phát có thể cao hơn do giá thịt lợn tăng nhưng sẽ vẫn ở mức dưới 3,2%, tạo dư địa cho NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2020.
VNDIRECT cho rằng áp lực giảm giá lên tiền đồng (VND) là không đáng kể nhờ thặng dư thương mại và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào. Mặc dù nhóm doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục là đầu tàu kinh tế, VNDIRECT nhận thấy lĩnh vực sản xuất ở khu vực tư nhân đang cất cánh với nhiều dự án lớn đang được triển khai.
Hầu hết các lo ngại đã phản ánh vào giá, VN-Index có thể đạt mốc 1.160 điểm
TTCK năm 2019 nhìn chung diễn biến không đồng pha với kinh tế vĩ mô. VNDIRECT nhận thấy hai áp lực chính lên TTCK năm ngoái bao gồm: tăng trưởng lợi nhuận của các DNNY thấp hơn dự báo và sự bùng nổ của thị trường TPDN với lợi suất cao đã phần nào thu hút dòng tiền.
Năm 2020, VNDIRECT ước tính lợi nhuận của các DNNY tăng 18%, cao hơn so với con số 13,7% của 2019. VNDIRECT cho rằng cần khoảng ít nhất 2 năm nữa, Việt Nam có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong MSCI, song tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Index kỳ vọng sẽ tăng lên sau khi Kuwait được nâng hạng, điều này giúp kích hoạt dòng vốn mới từ nước ngoài vào thị trường.
Về luận điểm đầu tư, VNDIRECT cho rằng nhóm ngành bán lẻ và thực phẩm & đồ uống (F&B) sẽ tiếp tục tỏa sáng trong bối cảnh tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự lạc quan của người tiêu dùng. Thứ hai, dưới sự hỗ trợ của chính sách, sự vươn lên của dòng vốn đầu tư tư nhân có thể giúp ngành sản xuất và công nghệ cất cánh trong năm 2020. Thứ ba, nhóm logistic và khu công nghiệp vẫn tiếp tục hưởng lợi từ tăng trưởng FDI và dịch chuyển thương mại. Cuối cùng, chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoạt cỏ thể sẽ đưa ngành ngân hàng vào tâm điểm đầu tư trong năm 2020.
VNDIRECT dự báo VN-Index tăng 20,7% so với cuối năm 2019; dựa trên P/E 2020 là 15,3x, tương đương với mức P/E trượt hiện tại. Top ngành đầu tư của VNDIRECT là bán lẻ, F&B, công nghiệp chế biến chế tạo và logistics. Top cổ phiếu khuyến nghị của VNDIRECT bao gồm: VRE, MWG, VNM, DBC, HPG, GMD, MBB và FPT.
VNDIRECT thấy rằng có ít rủi ro đối với TTCK, ngoại trừ suy thoái kinh tế toàn cầu và những bất ổn liên quan tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong khi, dư địa tăng trưởng cho thị trường bao gồm việc nâng hạng thị trường diễn ra sớm hơn dự kiến; một số thương vụ IPO đáng chú ý như Bamboo Airways, Maritime Bank thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Savico (SVC) lên kế hoạch phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:3 Về Savico, trước thềm Đại hội năm nay gây chú ý dư luận khi các cổ đông ngoại lần lượt rút sạch vốn, thay thế là nhóm đến từ DNP Corp với đại diện là ông Nguyễn Hoàng Giang, thành viên HĐQT CTCP Đầu tư ngành nước DNP, nguyên Tổng giám đốc CTCK VNDirect và ông Lê Tuấn - Tổng Giám đốc DNP....