Tiếp thu ý kiến trong thực hiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18, sáng 29-9, tại Hà Nội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thảo luận, xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về Dự án Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.
Trình bày Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn số 12/2012,QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20-6-2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013. Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện, đã xuất hiện các yêu cầu đòi hỏi Luật Công đoàn cần phải được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục. Trong đó, mục đích của việc sửa đổi Luật lần này nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn 7 năm thi hành Luật; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức công đoàn, tạo cơ sở cho sự đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở. Mục đích của Dự án luật cũng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung về tổ chức và hoạt động cho tổ chức công đoàn trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong tình hình mới; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Quang cảnh buổi làm việc.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn gồm 3 điều: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn; bổ sung, thay thế một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản của Luật Công đoàn; hiệu lực thi hành. Ngoài ra, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật cũng đang được sửa đổi. Trong đó, đối với Luật hiện hành quy định, chỉ những người lao động là người Việt Nam “làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” mới có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (Khoản 1, Điều 5, Luật Công đoàn 2012). Đối với Dự thảo Luật sửa đổi: “Người lao động là người Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn” (Khoản 3, Điều 1, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung). Như vậy, dự thảo đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả người làm việc không có quan hệ lao động như đề xuất của Chính phủ và Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phù hợp với Điều 1, Điều 2, Bộ luật Lao động năm 2019. Về nội dung cơ bản, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung nội dung tại 15 điều; sửa kỹ thuật tại 5 điều trong tổng số 33 điều của Luật Công đoàn.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đều cơ bản đồng ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các đại biểu cũng đưa ra ý kiến, góc nhìn, góp ý cho dự thảo để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận và xem xét ở một số vấn đề như: Hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh mới; Quyền gia nhập công đoàn của người lao động nước ngoài (có nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc, thận trọng trong vấn đề mới này để bảo đảm phù hợp với đặc thù công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội); quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở,…
Kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết các thành viên Ủy ban đều cơ bản nhất trí và đồng tình với dự thảo văn bản. Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến góp ý đối với dự thảo. Trong các vấn đề được các đại biểu nêu, một số vấn đề đã được Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang giải trình đầy đủ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Ban soạn thảo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần cung cấp thêm thông tin, tài liệu để giải thích, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc. Đồng thời, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần phải tiếp thu các ý kiến, thận trọng, có cơ chế kiểm tra giám sát, bảo đảm sự công khai minh bạch, trong quá trình thực hiện.
Video đang HOT
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn: Cần bảo vệ tốt hơn quyền lợi lao động nữ
Chiều 9/9, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến của các chuyên gia về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.
Ảnh minh họa
Mở đầu, TS. Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - chủ trì Hội thảo đã gợi mở các vấn đề chính xung quanh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn để các đại biểu, chuyên gia cùng thảo luận, phát biểu như vấn đề phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật; Chức năng của công đoàn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; Vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong Dự thảo...
Đại diện Ban soạn thảo (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) chia sẻ, theo chương trình xây dựng chính sách pháp luật năm 2020 - 2021, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), thông qua tại kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIV, dự kiến tháng 3/2021.
Hội thảo tham vấn ý kiến cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn vào chiều 9/9 (ảnh: H.K)
Vì vậy, việc sửa đổi Luật Công đoàn diễn ra trong bối cảnh Bộ luật Lao động năm 2019 vừa ban hành, nước ta hội nhập rất sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, phê chuẩn các công ước quốc tế, các công ước lao động cơ bản. Đặc biệt, tới đây, chúng ta có sự cạnh tranh của tổ chức khác đại diện cho người lao động...
Nói về lồng ghép giới vấn đề bình đẳng giới trong Dự thảo, đại diện Ban soạn thảo nhấn mạnh, nếu bất cập về giới thì phải có giải pháp khắc phục phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng chính sách.
Các giải pháp chính sách được lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề giới phải được quy phạm hóa thành các điều khoản cụ thể trong dự thảo đảm bảo tính hệ thống, nhất quán và khả thi của mục tiêu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - nhận xét, tính chất bảo vệ lao động nữ chưa được thể hiện nhiều trong Dự thảo luật này. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa cho rằng, thực tiễn cho thấy dù nói rằng không phân biệt đối xử nhưng thực chất là đang phân biệt đối xử. "Coi lao động nam cũng như lao động nữ thì rõ ràng thiệt thòi cho lao động nữ. Người bị thiệt thòi sẽ tiếp tục bị thiệt thòi", bà Nguyễn Thị Thanh Hòa nói.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, quan tâm tới lao động nữ đã được nhiều đại biểu nêu ra tại Hội thảo (ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia cùng nêu quan điểm góp ý Ban soạn thảo nên cân nhắc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo luật, bởi thực tiễn hiện nay đã thay đổi nhiều so với 7 năm trước (khi soạn thảo Luật Công đoàn hiện hành), thế nên nếu vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh là không nên.
Ông Lê Việt Trường, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, cho rằng, người lao động thực chất là người đi làm thuê bằng sức lao động của mình và được trả bằng lương hoặc tiền công. Vì vậy, mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động là ở thế yếu.
Hiện nay, lao động nữ chiếm số đông trong nhiều ngành nghề như dệt may, chế biến thủy hải sản... vì vậy cần phải quan tâm hơn đối với nhóm lao động này, phải lồng ghép giới trong Dự thảo Luật. Ông Lê Việt Trường cũng cho rằng, cần phải sửa phạm vi điều chỉnh, vì thực tiễn có nhiều thay đổi lớn.
Tại Hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp nhận xét, việc sửa đổi Luật Công đoàn là điều tất yếu. Đại diện Công ty Canon Việt Nam cho rằng, Dự thảo cần làm rõ, cụ thể hơn về vấn đề bình đẳng giới, tập trung thêm để bảo vệ tốt hơn quyền lợi lao động nữ.
Các ý kiến của đại biểu cũng xoay quanh các vấn đề như mở rộng phạm vi điều chỉnh, vấn đề kinh phí của công đoàn, quan tâm đến nhóm lao động phi chính thức...
Đại diện Ban soạn thảo đã ghi nhận ý kiến đóng góp thiết thực, sát sao và phong phú của các đại biểu. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, rà soát và điều chỉnh cho phù hợp.
Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa đánh giá cao ý kiến phát biểu của 9 chuyên gia, đại biểu. Các ý kiến đều bám sát vào những vấn đề mà Ban tổ chức nêu ra từ đầu.
Ban tổ chức sẽ ghi nhận, tiếp thu tất cả các ý kiến của các đại biểu trên cơ sở thống nhất các ý kiến làm sao tổ chức công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, người lao động. Đặc biệt, hướng đến người lao động ở lĩnh vực phi chính thức.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng cho rằng, cần một cơ chế phối hợp, các tổ chức chính trị xã hội tham gia cùng công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.
"Vấn đề giới trong luật, Ban soạn thảo cố gắng rà soát, đối chiếu với quy định trong Luật Bình đẳng giới để khi trình Quốc hội sẽ kín kẽ hơn, phù hợp hơn. Chúng tôi mong muốn có những thông tin đánh giá hoạt động của ban nữ công trong tổ chức công đoàn, thực hiện chính sách cho lao động nữ", TS. Bùi Thị Hòa kết luận.
Cần giải trình rõ việc sử dụng nguồn thu phí công đoàn bằng 2% quỹ lương Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18, sáng 29-9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn. Trình bày Tờ trình, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, sau hơn...