Tiếp thị kiểu “cưỡng bức” người đi đường
Những nhân viên phát tờ rơi chỉ chờ đèn đỏ là ào xuống đường, dúi vào tay người tham gia giao thông những tờ giấy quảng cáo đủ loại.
Đa số người tham gia giao thông chờ đèn đỏ không mấy quan tâm đến những tờ giấy này. Tuy nhiên, họ vẫn bị người phát tờ rơi cố tình dúi vào bất kỳ chỗ nào có thể: vào tay, giỏ xe, găm vào đầu xe máy, thậm chí thò cả tay vào giữa hai chân người tham gia giao thông để kẹp vào giá để hàng xe máy…
Anh Minh Đức, người tham gia giao thông tại ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến cho biết: “Nhiều khi đèn giao thông đã chuyển sang xanh rồi mà họ vẫn còn cố phát, không cầm thì họ cứ đứng mãi, cầm thì không biết để vào đâu, nhiều lúc phải giả vờ buông tay như kiểu bị gió cuốn đi để vứt cho đỡ ngượng”.
“Càng gần dịp lễ, Tết các cửa hàng có nhu cầu phát tờ rơi càng nhiều. Bọn em làm không xuể. Phải mất khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ em mới phát được xấp tờ rơi mấy nghìn tờ” – Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh viên trường CĐ Bách khoa) chia sẻ.
Mỗi ca làm, Tuấn được trả lương khoảng 300 nghìn đồng. Khi được hỏi về việc làm của mình có thể gây ắc tắc giao thông, làm mất vệ sinh đường phố Tuấn chỉ cười trừ bẽn lẽn trả lời: “Việc của mình thì mình vẫn phải làm thôi ạ”.
Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế hoạt động quảng cáo trên địa bàn Hà Nội ghi rõ: “Các hoạt động phát tờ rơi, áp phích, quảng cáo chỉ được thực hiện tại cửa ra vào và các quầy hàng phía trong”.
Chùm ảnh phát tờ rơi tại các ngã ba, ngã tư ở Hà Nội.
Một nhân phục kích chờ đèn đỏ để phát tờ rơi quảng cáo
Khi có tín hiệu đèn đỏ khẩn trương đi phát tờ rơi
Video đang HOT
Người đi đường nhìn đã thấy ngại cho mỹ quan đô thị
Chặn trước đầu xe như cảnh sát giao thông phát tờ rơi
Phát tờ rơi theo kiểu có như không…
:…nếu không thì “cưỡng bức” bỏ vào giỏ xe như vậy
Không chỉ một người mà rất nhiều người bị ép phải cầm
Đến mức nhân viên phát tờ rơi nhìn người đi đường vứt cũng ngán
Hậu quả là mặt đường đầy tờ rơi
Rồi cuốn theo chiều gió đi khắp nơi
Theo Bee.net.vn
Xác "bươm bướm" ngập phố
Cuối năm, các công ty, cửa hàng đua nhau khuyến mãi, tăng tốc phát tờ rơi quảng cáo để hút khách. Sau những "chiến dịch" quảng cáo này, rác xả vô tôi vạ xuống nhiều con đường thành phố.
Phát tờ rơi " xả rác"!
Đối tượng làm công việc này chủ yếu là sinh viên, học sinh trung học, người trung niên chưa có công việc ổn định. Họ nhận việc qua một số trung tâm tư vấn việc làm, các công ty, các cửa hàng mới khai trương hoặc có đợt khuyến mãi.
Nhiều điểm như giao lộ Nơ Trang Long - Lê Quang Định, Nguyễn Thị Minh Khai - Pasteur, Ngã tư Hàng Xanh, QL 13 - Nguyễn Xí, Bến xe Miền Đông, công viên 23-9, các cổng trường, bệnh viện, siêu thị đã trở thành địa điểm lý tưởng để họ hành nghề.
Đèn đỏ dừng chỉ 30 giây là đã có hàng trăm tờ rơi, tờ bướm quảng cáo, khuyến mãi, rao vặt từ quán ăn, dạy kèm đến dịch vụ điện thoại... được trao nhiệt tình đến tay người đi đường.
Dù trời tối đen như mực nhưng chỉ cần đông người qua lại là sẽ xuất hiện ngay nhân viên phát tờ rơi
30 giây đi qua, có người chỉ kịp liếc qua rồi đút vào túi, có người không thèm nhìn và vứt luôn xuống đường. Bởi vậy, cứ 3 - 4 lượt xe đi qua, phút chốc đoạn đường ấy bỗng biến thành bãi rác. Đó là chưa kể những lúc mưa gió, tờ rơi bay tứ tung, ướt nhẹp, xe cộ đè qua trông rất nhếch nhác.
Chị Nguyễn Thị Trang (Q.Bình Thạnh) bức xúc: "Mỗi lần dừng đèn đỏ là y như rằng lại có một nhân viên phát tờ rơi lạng quạng chắn ở đầu xe rồi dúi tờ rơi vào tay, hết sức phiền toái".
Ít người tranh thủ liếc qua nội dung trong lúc chờ đèn đỏ, sau đó vứt xuống đường
Anh Nguyễn Đức Long, nhân viên Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nhà Q.10 cho biết, quét dọn tờ rơi bị vứt trên đường không phải là công việc nặng nhọc nhưng rất mất thời gian. Những khi trời mưa thì khỏi phải nói, giấy bết xuống mặt đường quét không chịu đi, người quét phải dùng tay nhặt lên. Có nhắc nhở thì đâu cũng vào đấy.
"Chiến trường rác" gây mất mỹ quan đô thị
"Hình thức quảng cáo bằng tờ rơi được nhiều đơn vị kinh doanh chọn vì chi phí thấp nên họ mặc sức tung ra. Chỉ tiếc là việc quản lý hình thức quảng cáo này không tốt, làm mất vệ sinh môi trường. Đáng lẽ những người phát tờ rơi phải là người quét dọn những tờ rơi bị vứt lại, nhưng yêu cầu này xem ra khó lắm", một nhân viên của Công ty dịch vụ đô thị Q.1 bức xúc.
Thực tế, người đi đường vẫn chưa ý thức được việc vứt tờ rơi là một hành vi xả rác nơi công cộng, làm mất mỹ quan đô thị, còn người đi phát tờ rơi thì coi việc này nằm ngoài trách nhiệm của mình. Chỉ có những người lao công đường phố phải "chịu trận".
Theo Bưu Điện VN
Hàng rong vây cổng bệnh viện Một số người dân ngụ tại phường 1, quận 5 - TPHCM phản ánh lòng lề đường Võ Văn Kiệt trước cổng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thường xuyên bị những người buôn bán hàng rong lấn chiếm, gây nguy hiểm và khó khăn cho việc lưu thông (ảnh). Theo bà Nguyễn Thị Thúy Ngà, Phó Chủ tịch UBND phường 1, địa phương...