Tiếp thêm sức mạnh cho người nghèo
Tại chương trình Cả nước chung tay vì người nghèo năm 2019 do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức vào tối 17-10 vừa qua, hình ảnh cụ bà 83 tuổi Đỗ Thị Mơ ở một làng quê tỉnh Thanh Hóa đạp xe lên UBND xã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo gây ấn tượng mạnh. Nhiều người xúc động với câu chuyện và càng trân trọng hơn khi nghe bà nói muốn nhường suất hộ nghèo cho người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn vì bà vẫn còn sức lao động, cuộc sống thoải mái, chứ không đến nỗi khó khăn mà phải trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước.
Cụ bà Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), người viết đơn xin thoát nghèo
Câu chuyện của bà cụ 83 tuổi xin ra khỏi danh sách hộ nghèo cho thấy một thực tế đáng mừng ở Việt Nam hiện nay là người nghèo không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài mà đã biết vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tất nhiên, để thoát khỏi đói nghèo, người nghèo rất cần những “cần câu” để có thể “câu cá” nuôi sống bản thân và gia đình. Rất nhiều gia đình khó khăn từ nguồn vay hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hỗ trợ về kỹ thuật và ý chí vươn lên đã từng bước thay đổi hoàn cảnh, có thu nhập ổn định cuộc sống. Sự chung tay của các tổ chức, cá nhân dành cho người nghèo đã tiếp sức cho người nghèo chống lại đói nghèo.
Phát biểu tại lễ trao giải báo chí về công tác giảm nghèo năm 2019 do Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ Thông tin – truyền thông phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức vừa qua, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh từ hơn 58% năm 1993 xuống còn khoảng 5,35% theo chuẩn đa chiều vào cuối năm 2018. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp Việt Nam trong mục tiêu Thiên niên kỷ Việt Nam hoàn thành trước thời hạn, được Liên hợp quốc ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi Việt Nam là một điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên toàn cầu.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng bày tỏ mong muốn sẽ huy động được ngày càng nhiều hơn các nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước dành cho công tác giảm nghèo, nhằm tạo thêm động lực cho người nghèo thoát nghèo một cách bền vững.
Tại Đồng Nai, nhờ sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,98%. Số hộ nghèo này vẫn đang nhận được những nguồn hỗ trợ thiết thực như: cho vay vốn; tạo việc làm; hỗ trợ bò, dê giống; xây, sửa nhà, trao học bổng…
Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Văn Phước, từ những chương trình có ý nghĩa vì người nghèo được thực hiện thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai thành công vào mục tiêu xóa nhà dột nát, nâng cao chất lượng nhà ở cho hộ nghèo. Đặc biệt, phong trào Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, huy động được nhiều nguồn lực cùng chăm lo, tiếp thêm sức mạnh cho người nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Minh Ngọc
Theo Đongnai
Cử tri lo lắng một số nơi xử lý tham nhũng chuyển biến chưa mạnh
Cử tri và nhân dân lo lắng về việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở.
Sáng 21/10, trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ông Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8.
Báo cáo nêu rõ, Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật; hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình có bước tiến rõ rệt, nâng cao tính dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy.Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra .
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Mẫn, cử tri, nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định.
Việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tình trạng nhũng nhiễu, "tham nhũng vặt" chưa được ngăn chặn có hiệu quả; còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Việc xử lý, thu hồi tài sản bị tham nhũng mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng hiệu quả chưa cao; công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần được đẩy mạnh hơn nữa.
"Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ án lớn mà nhân dân quan tâm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, hạn chế hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức" - ông Trần Thanh Mẫn cho biết.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hơn nữa thể chế về quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, chú trọng phát huy và tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên giám sát công tác cán bộ.
"Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm" -ông Trần Thanh Mẫn nói./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Thủ tướng: Xây dựng nông thôn mới rất được lòng dân Thủ tướng nói xây dựng nông thôn mới là chương trình đúng, trúng, rất được lòng dân. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị Sáng nay (19/10), Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 được tổ chức tại tỉnh Nam Định. Tham dự, đồng chủ trì Hội nghị tổng...