Tiếp thêm lực để nâng cao hiệu quả xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp
“Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; tự chủ, tự chịu trách nhiệm; công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; kiểm soát, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động…” là những nguyên tắc đặt ra tại dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Việc sớm ban hành Nghị định này là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm tạo động lực cho DATC phát huy vai trò, vị thế và hiệu quả trong xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Yêu cầu từ thực tiễn
Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) tiền thân là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DN) được thành lập theo Quyết định số 109/2013/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ chính của DATC ban đầu được Chính phủ giao gồm: Tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị DN khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN); Tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ; Mua và xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng theo cơ chế thị trường… Như vậy, việc thành lập DATC nhằm tạo động lực thúc đẩy sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN.
Sau gần 15 năm hoạt động, DATC đã mua bán, xử lý nợ và tài sản đạt trên 90.000 tỷ đồng. Qua đó, DATC đã hỗ trợ khoảng 3.000 DN xử lý được công nợ và tài sản tồn đọng cũng như để tái cấu trúc phục hồi kinh doanh. Hoạt động của DATC đã góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN trong thời gian qua. Đặc biệt, trong bối cảnh những năm gần đây, DATC đã tham gia rất tích cực và hiệu quả trong việc xử lý tài chính, tái cơ cấu DN, trở thành “bà đỡ” cho nhiều DN đứng bên bờ vực phá sản phục hồi trở lại sản xuất kinh doanh, niêm yết trên sàn chứng khoán…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh mới, với nhu cầu xử lý nợ ngày càng lớn, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường mua bán nợ và những đỏi hỏi đặt ra là cần có sự đổi mới về cơ chế hoạt động của DATC để Công ty phát huy được vai trò, vị thế trong xử lý nợ, tái cơ cấu DN. Thực tiễn hoạt động của DATC cho thấy, đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, cùng với những thay đổi mới về tình hình thị trường mua, bán nợ cũng như các cơ chế chính sách so với tổ chức tương đồng về chức năng, nhiệm vụ của DATC như Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được thực hiện đã phát sinh một số vấn đề bất cập cho hoạt động của DATC. Do vậy, việc ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC là cần thiết để đảm bảo đúng mục tiêu là công cụ xử lý nợ, hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, tái cơ cấu DNNN….
Video đang HOT
Tăng lực để phát huy vị thế
Dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC được Bộ Tài chính công bố, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội với nội dung cụ thể sau:
Dự thảo Nghị định bổ sung chức năng DATC là công cụ của Chính phủ tham gia “xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế, tham gia hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức và có sự quản lý của Nhà nước” để phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020″.
Hiện nay, các hoạt động chính của DATC gồm: Tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản; Mua, bán, xử lý nợ và tài sản; Tái cơ cấu DN thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ; Quản lý, khai thác, xử lý tài sản đã mua và tiếp nhận; Thực hiện các hoạt động đầu tư theo quy định đối với DNNN; Cùng với các hoạt động khác. Trước yêu cầu thực tiễn, các quy định này đã không còn phù hợp, do đó dự thảo quy định:
Báo cáo của DATC cho thấy, ngoài các khoản nợ và tài sản tồn đọng tiếp nhận theo chỉ định, còn có trường hợp DN có một số dự án tồn đọng, do không còn nguồn lực tài chính để tiếp tục đầu tư hoàn thiện, nếu để dang dở, sẽ gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.
Thứ nhất, cho phép DATC tiếp nhận nợ và tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ để phù hợp với quy định hiện nay (Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và định hướng sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN). Đồng thời, cho phép DATC tiếp nhận các tài sản khác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý thu hồi cho Nhà nước (theo điểm b khoản 1 Điều 6 của dự thảo).
Thứ hai, cho phép DATC mua các dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác theo chỉ định. Theo đó, DATC được tiếp nhận các tài sản khác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ, để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý thu hồi cho Nhà nước.
Báo cáo của DATC cho thấy, ngoài các khoản nợ và tài sản tồn đọng tiếp nhận theo chỉ định, còn có trường hợp DN có một số dự án tồn đọng, do không còn nguồn lực tài chính để tiếp tục đầu tư hoàn thiện, nếu để dang dở, sẽ gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước. Việc bổ sung quy định DATC có chức năng tiếp nhận các tài sản, dự án tồn đọng để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước sẽ gia tăng và linh hoạt, đa dạng các phương án xử lý hiệu quả đối với các đối tượng này. Nội dung này cũng phù hợp với quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Thực tế, tại một số DN mà DATC thực hiện tiếp nhận hoặc mua, xử lý nợ và tài sản theo chỉ định thì có một số dự án tồn đọng, tuy nhiên do chưa có cơ chế nên DATC chưa thực hiện việc tiếp nhận hay mua lại các dự án này để tiếp tục đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác hoặc xử lý thu hồi vốn cho Nhà nước. Ngoài ra, nội dung bổ sung này cũng phù hợp với nhiệm vụ được giao khi thành lập DATC là xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN.
Tóm lại, nếu được Chính phủ thông qua, các quy định bổ sung tại Dự thảo Nghị định này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động mua bán, xử lý nợ, tài sản của DATC, góp phần tích cực vào tái cơ cấu DN.
Theo tapchitaichinh.vn
Dốc sức tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu
NHNN áp dụng toàn diện các biện pháp đảm bảo tái cơ cấu xử lý nợ xấu hiệu quả.
Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) của các TCTD, Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020", Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Chỉ thị 06/CT-NHNN của Thống đốc NHNN về triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, ngành Ngân hàng đã đạt kết quả ban đầu quan trọng tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
NHNN thường xuyên chỉ đạo các TCTD quyết liệt xử lý nợ xấu
Đó là khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện, cơ chế chính sách hỗ trợ các TCTD, năng lực quản trị của các TCTD được nâng cao, tình hình chất lượng tài sản của các TCTD được cải thiện, thanh khoản hệ thống duy trì ổn định. Tình trạng sở hữu chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn có tính chất thao túng, chi phối NH được xử lý một bước quan trọng... "Công tác XLNX nhanh và thực chất hơn, ý thức trả nợ của khách hàng cải thiện, xử lý TSBĐ khá hơn... những yếu tố trên là nền tảng đóng góp thành tựu chung của hoạt động ngân hàng khi triển khai Nghị quyết 42, Quyết định 1058", Thống đốc đánh giá.
Nhằm đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các chính sách lớn trên cũng như đạt mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong thời gian tới, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với XLNX, trong đó Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) được giao nhiều trọng trách nhất tại Chỉ thị này. Cụ thể, Thống đốc yêu cầu Cơ quan này triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN về cơ cấu lại và XLNX. Để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các TCTD triển khai hiệu quả Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, Cơ quan TTGSNH khẩn trương hoàn thiện và trình Thống đốc ban hành các Thông tư hướng dẫn Luật số 17/2017/QH14 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, đồng thời phối hợp với Vụ Pháp chế rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại đối với các TCTD yếu kém, XLNX và TSBĐ của khoản nợ xấu.
Đặc biệt, công tác thanh tra giám sát VAMC, TCTD thực hiện Nghị quyết 42, phương án cơ cấu lại gắn với XLNX đến năm 2020, Chỉ thị số 07 về tăng cường phòng chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng phải tăng cường hơn nữa. Từ đó, vừa đảm bảo tiến độ triển khai vừa phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi không tuân thủ quy định và vi phạm pháp luật đã được NHNN cảnh báo nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và duy trì an toàn hoạt động của TCTD...
Với các đơn vị vụ, cục khác, Thống đốc yêu cầu phải chủ động, nhạy bén trong việc nắm bắt, nghiên cứu tình hình trong nước và thế giới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích, dự báo, tham mưu các kịch bản ứng phó khác nhau nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, tạo điều kiện để TCTD cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế và thực hiện tốt công tác cơ cấu lại gắn với XLNX.
Một nội dung nữa được Thống đốc nhấn mạnh đó là tăng cường công tác truyền thông nhằm tăng cường sự hiểu biết, thống nhất của các cá nhân, bộ phận có liên quan trong TCTD và khách hàng về các giải pháp cơ cấu lại gắn với XLNX.
Với các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Thống đốc yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương hỗ trợ TCTD tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, hỗ trợ thu giữ, phát mại, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu góp phần đẩy nhanh tiến độ XLNX, cơ cấu lại hệ thống các TCTD.
Đối với các đơn vị trực tiếp triển khai chính sách lớn trên là VAMC và TCTD, tại Chỉ thị 05, Thống đốc đã đưa ra một loạt các yêu cầu quan trọng để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu gắn với XLNX. Cụ thể, Thống đốc chỉ thị VAMC tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp quy định tại Quyết định số 28 Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2010 và hướng tới 2022; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42. Hoạt động mua bán, XLNX theo cơ chế thị trường cần tiếp tục được đẩy mạnh, song song với đó áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường. VAMC tăng cường phối hợp với TCTD để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp...
Còn đối với các TCTD, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42, phương án cơ cấu lại gắn với XLNX đến năm 2020 để đẩy nhanh tiến độ XLNX, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, cũng như triển khai quyết liệt, có hiệu quả phương án cơ cấu lại đảm bảo đúng lộ trình đề ra.
Bên cạnh phối hợp chặt chẽ với VAMC triển khai quyết liệt các giải pháp XLNX trên toàn hệ thống, Thống đốc yêu cầu các TCTD phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, cơ quan thi hành án các cấp để có thể thu hồi tối đa giá trị TSBĐ và khoản nợ xấu...
Việc khẩn trương ban hành Chỉ thị 05 với những nội dung, yêu cầu cụ thể, chi tiết quán triệt tới toàn hệ thống một lần nữa cho thấy sự quyết tâm của ngành Ngân hàng mong muốn đẩy nhanh tái cơ cấu gắn với XLNX đảm bảo hoạt TCTD lành mạnh, an toàn, hiệu quả, sớm hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Theo Thời báo ngân hàng
Tập đoàn Hoa Sen chấm dứt hoạt động 21 chi nhánh để tái cấu trúc Theo báo cáo thường niên mới công bố đầu năm 2019, tính đến cuối năm 2018 Hoa Sen có 491 chi nhánh, cửa hàng trên cả nước.' Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) vừa ra nghị quyết về việc chấm dứt hoạt động một số chi nhánh trực thuộc để chuyển đổi thành Địa điểm kinh doanh trực...