Tiếp tay vơ vét nông sản, phải phạt nặng
Thương lái nước ngoài “tận thu” nông sản để đưa về nước theo đường tiểu ngạch, đặc biệt là thủy sản làm ” nóng” khu vực nông thôn bấy lâu nhưng chưa có biện pháp xử lý. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ NN&PTNT đang soạn thảo Nghị định, trong đó, hành vi liên kết bất hợp pháp với thương lái nước ngoài để thu mua nông lâm thủy sản sẽ bị xử phạt nặng.
Siết chặt hoạt động đánh bắt, mua bán góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nước
Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng
Video đang HOT
Điểm nổi bật của dự thảo Nghị định (NĐ là quy định sẽ phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với cá nhân trong nước liên kết, hợp tác trái phép với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu gom thủy sản tại Việt Nam, nếu tổ chức vi phạm thì phạt tới 100 triệu đồng. Mức phạt cao nhất nêu trong dự thảo NĐ lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra, còn tịch thu tang vật vi phạm như tàu thuyền, xe vận chuyển, thu gom thủy sản… và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh của cá nhân, tổ chức vi phạm khi “bắt tay” với thương lái nước ngoài tranh mua, vơ vét thủy sản từ 6-12 tháng.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện NĐ đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện, sớm trình Chính phủ xem xét, áp dụng. Theo ông Tuấn, việc ban hành NĐ này là rất cần thiết trước tình trạng có nhiều tư thương nước ngoài, trong đó có cả thương lái Trung Quốc, vào tận các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta để thu gom nguyên liệu thủy sản theo kiểu vơ vét, cạnh tranh không lành mạnh. Không những vậy, việc ngăn chặn tình trạng tranh mua thủy sản trái phép của thương lái nước ngoài sẽ góp phần giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu của doanh nghiệp trong nước.
Bộ NN&PTNT phân tích, trước đây việc mua bán giữa thương nhân Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu thông qua xuất khẩu, thương lái Trung Quốc thường chỉ thu mua nông sản tại biên giới, các cửa khẩu. Nhưng hiện nay, họ đã vào sâu nội địa để thu mua các loại thủy sản, nông sản trực tiếp của người nông dân, tới tận từng làng, xã đã gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán. Điều đáng lo là ngay cả sản phẩm không đạt chất lượng, thứ mà chúng ta vẫn đang nỗ lực để ngăn chặn thì họ vẫn thu mua, thậm chí còn mua với giá cao hơn cả sản phẩm sạch mà các doanh nghiệp Việt Nam thu mua.
Không để mua bán tự do, tùy tiện
Còn theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), dù đã có nhiều bài học về chuyện thương lái nước ngoài vào tận các cảng biển ở miền Trung để thu gom thủy sản, đẩy giá lên cao để dụ dỗ ngư dân rồi bất ngờ đánh tụt xuống, ép giá bà con nhưng đáng buồn là vì hám lợi, vẫn có một số tư thương trong nước sẵn sàng tiếp tay cho họ. Vì vậy, NĐ ra đời là để đảm bảo trật tự trong việc thu mua nguyên liệu thủy sản, giúp ngư dân không bị mắc bẫy, tránh thiệt hại.
Bên cạnh việc thương lái nước ngoài đổ vào nội địa thu gom nông sản trái phép thì ở các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, khu vực vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), Vũng Rô (Phú Yên)… còn xảy ra tình trạng người nước ngoài liên kết trái phép với cá nhân trong nước để đánh bắt thủy sản, thậm chí là “tận diệt”, nuôi thủy sản sai quy định. Do đó, dự thảo NĐ mới cũng đã đưa ra quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp liên kết đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trái phép và các vi phạm của tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam. Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển Việt Nam. Đồng thời tịch thu tàu cá, trục xuất thuyền viên nước ngoài khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cùng với thủy sản, hiện nay tình trạng thương lái nước ngoài tranh mua, vơ vét các loại hàng hóa nông sản cũng đang là vấn đề gây nhức nhối. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, cần phải sớm có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, không thể để tình trạng các thương nhân Trung Quốc được phép mua bán sản phẩm nông nghiệp một cách tự do, tùy tiện và thậm chí là trốn thuế… Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho hay, thời gian sắp tới, sẽ có NĐ quy định xử phạt các vi phạm có liên quan tới việc thương lái trong nước hám lợi, tiếp tay trái phép cho thương lái nước ngoài thu gom nông sản nội địa.
Theo ANTD
Sữa nước được gắn mác "sữa tươi"
Đó là một trong những biểu hiện của sữa không đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - chuyên viên Vụ Khoa học công nghê (Bộ Công Thương), nhiều năm qua, người tiêu dùng phải uống sữa "giả tươi". Điển hình là thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt công ty sữa phải công bố đã vi phạm cách giới thiệu sản phẩm sữa nước nhưng lại ghi trên nhãn mác của mình là "sữa tươi nguyên chất" hoặc "sữa tươi tiệt trùng".
Nguyên nhân của sự lẫn lộn là do nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sữa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việt Nam chưa có các trang trại khép kín từ chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Nguồn cung cấp nguyên liệu thu mua từ người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu gom và phải di chuyển xa nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, chất lượng sữa không đảm bảo, thiếu các điều kiện (thiết bị và công nghệ) để bảo quản lâu dài và an toàn nguồn nguyên liệu, thiếu trung thực trong kinh doanh. Hiện nay, lượng tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan...
Theo ANTD
Người tiêu dùng đang bị uống sữa "giả sữa tươi" Hiện nay, trên thị trường rất nhiều loại sữa quảng cáo là "sữa tươi nguyên chất" hay "sữa tươi tiệt trùng", nhưng thực chất là đều được chế biến từ nguyên liệu "sữa gầy". Vì thế, người tiêu dùng đang phải uống sữa "giả sữa tươi". Còn nhiều bất cập trong quản lý và kinh doanh sữa. Theo thống kê của Tổ chức...