Tiếp sức cho nông dân nuôi cá rô phi Đường Nghiệp
Với 300 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Hải Dương cho vay, hàng chục hộ dân ở xã Tân Dân, thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã phát triển mạnh mô hình nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp tăng thu nhập hàng chục triệu đồng hộ.
Các hộ nuôi cá xã Tân Dân đã tham gia dự án “Phát triển nuôi cá nước ngọt đảm bảo vệ sinh môi trường” sử dụng vốn vay Quỹ HTND, qua đó liên kết nhau lại để cùng hợp tác làm ăn.
Trợ lực cho người nuôi cá
Là 1 trong 15 hộ được vay vốn Quỹ HTND, ông Trần Quy, ở thôn Giang Hạ cho biết, gia đình ông là 1 trong những hộ tiên phong chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Với diện tích 1ha, gia đình ông đào 5 ao cá, trong đó có 2 ao cá giống và 3 ao cá thịt. Nhờ chủ động được con giống, kỹ thuật nuôi, ông Quy nuôi cá khá bài bản. Mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng từ xuất bán 20 tấn cá.
Được vay vốn Quỹ HTND, nhiều hộ nuôi cá nước ngọt ở xã Tân Dân đã biết liên kết, giúp đỡ nhau trong làm ăn.
Ông Quy thổ lộ: “Hiện nay, gia đình tôi nuôi giống cá rô phi Đường Nghiệp là chủ yếu. So với các loại cá truyền thống như trôi, mè, trắm thì cá rô Đường Nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như lớn nhanh, ít bị dịch bệnh, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện nuôi trong ao. Tuy nuôi cá rô phi Đường Nghiệp cho thu nhập cao gấp rưỡi so với nuôi cá truyền thống và gấp 5 – 6 lần so với trồng lúa, nhưng chi phí đầu tư không hề nhỏ. Về kỹ thuật nuôi cá chúng tôi không lo, cái khó nhất là thiếu vốn làm ăn”.
Video đang HOT
Khó khăn này phần nào được tháo gỡ khi ông Quy được tiếp cận vốn vay Quỹ HTND. “20 triệu đồng Quỹ HTND cho vay tuy không nhiều nhưng thực sự có ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi có điều kiện mua cá hương (cá rô Đường Nghiệp 21 ngày tuổi) về ương thành cá giống. Theo đó, tôi vừa chủ động được con giống, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, từ đó thu nhập gia đình cũng tăng theo” – ông Quy phấn khởi nói. Cũng theo ông Quy, không chỉ được vay vốn Quỹ HTND, qua “kênh” của Hội ND, mỗi năm, ông được mua gần 20 tấn cám trả chậm không lấy lãi trong vòng 6 – 8 tháng (đến khi xuất bán cá mới phải thanh toán).
Liên kết nuôi cá khép kín
Bà Phạm Thị Huệ – Chủ tịch Hội ND xã Tân Dân cho biết, từ năm 2002, Đảng ủy, UBND xã Tân Dân có chủ trương khuyến khích ND chuyển đổi từ ruộng trũng, năm 1 vụ lúa, thu nhập thấp sang nuôi trồng thủy sản. Hiện, toàn xã đã chuyển đổi được 80ha nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung ở thôn Giang Hạ với diện tích 40ha. Để hỗ trợ người nuôi cá, Hội ND đã phối hợp Hội ND tỉnh giải ngân 300 triệu đồng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh cho 15 hộ tham gia dự án “Nuôi cá nước ngọt, đảm bảo vệ sinh môi trường”. Theo đó, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng.
Cá rô phi đơn tính giống Đường Nghiệp được nhiều nông dân tỉnh Hải Dương chọn nuôi bởi năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Thu Hà.
Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ HTND, Chủ tịch Hội ND xã Tân Dân khẳng định: “Đến nay, 100% các hộ vay vốn Quỹ HTND đều sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả nguồn vốn được vay. Sau vay vốn, thu nhập mỗi hộ tăng 40 – 60 triệu đồng/năm. Qua thực tế triển khai, tôi thấy nguồn vốn Quỹ HTND không đơn thuần chỉ là kênh tín dụng hỗ trợ nông dân. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND thông qua dự án này, các hộ vay vốn đã thay đổi tư duy làm ăn nhỏ lẻ sang tập hợp, liên kết thành Câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản xã Tân Dân (CLB), tạo thành vùng nuôi trồng thủy sản hàng hóa…”
Theo Danviet
"Kỳ tích" trồng màu trên vùng biển mặn
Đối với những vùng đất ven biển, nước mặn quanh năm tại tỉnh Cà Mau, người dân không còn độc canh con tôm mà đã biết biến khó khăn thành lợi thế khi phát triển mô hình trồng màu, mang lại hiệu quả cao.
"Xanh hóa" vùng đất mặn
Mô hình trồng màu tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là một điển hình trong số đó. Dẫn chúng tôi đi dọc tuyến đường vào các ấp Đất Mới, Đất Biển của xã, anh Nguyễn Văn Giới - Chủ tịch Hội ND xã Phong Điền cho biết: Những năm gần đây, đi đến đâu cũng thấy một màu xanh bạt ngàn của những dây khổ qua, bầu, bí, dưa leo, cây cải xanh... Một người trồng hiệu quả rồi nhiều người cùng làm và giờ đây là nhà nhà cùng trồng rau màu. Nhờ có cây màu, cuộc sống của nhiều nhà nông đã trở nên khá giả, từ một vùng mặn, cây màu đã phát triển như một "kỳ tích".
Gia đình vợ chồng ông Tươi khấm khá nhờ mô hình trồng màu. Ảnh: Chúc Ly
Vừa chăm sóc các luống cải sắp đến ngày thu hoạch, ông Lý Hồng Tươi (ngụ ấp Đất Mới) chia sẻ: "Đất ở đây cao, nhiều phù sa nên trồng màu rất hiệu quả, năng suất cao hơn ở vùng ngọt. Như gia đình tôi, mỗi năm thu lãi từ 7.000m2 đất trồng màu trên 70 triệu đồng, cao hơn cả diện tích nuôi tôm quảng canh".
Cũng theo ông Tươi, thời gian đầu, cái khó của việc trồng rau màu ở đây là mặt đất bị nhiễm phèn, mặn lâu năm nên phải tốn kém nhiều chi phí để đầu tư cho hệ thống nước tưới. Vào mùa khô phải mất nhiều thời gian chăm sóc, tưới nước liên tục thì cây màu mới phát triển tốt. Tuy nhiên, thuận lợi của việc trồng rau màu trên đất mặn là ít bị các loại sâu, bệnh gây hại, hạn chế được việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Tiếp sức nhà nông sản xuất
Với đà phát triển mô hình trồng màu trên đất mặn tại địa phương, đầu năm 2016, Hội ND xã Phong Điền lập dự án cho 20 hộ nông dân cho vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ ND (với tổng số vốn là 200 triệu đồng, trong thời hạn 18 tháng).
Là một trong những hộ được cho vay vốn, bà Lương Thị Hiền (ngụ ấp Đất Mới) vui vẻ nói: "Gia đình tôi có nguồn thu nhập chính nhờ vào gần 1ha đất trồng màu. Từ khi làm mô hình này, cuộc sống gia đình đã khấm khá hơn trước rất nhiều. Mỗi vụ cải từ 25-30 ngày, hết vụ thì cho đất nghỉ và cải tạo lại trong khoảng 10 ngày rồi làm tiếp, cứ thế sản xuất quanh năm".
"Trồng màu ở vùng này tuy chi phí có cao hơn vùng ngọt nhưng năng suất luôn cao, tiêu thụ lại dễ dàng mà giá bán ra cũng khá cao, trung bình cải bán được 10.000 đồng/kg. Hiện nay mỗi năm gia đình tôi thu lãi từ việc trồng màu trên 100 triệu đồng" - bà Hiền bộc bạch.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch Hội ND huyện Trần Văn Thời cho biết: Xã Phong Điền là một trong những địa phương phát triển mạnh mô hình trồng rau màu trên đất mặn, nhiều tổ hợp tác sản xuất được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Theo đó, các cấp Hội ND luôn tích cực tuyên truyền, vận động sâu rộng trong hội viên về hiệu quả của việc trồng rau màu, nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thêm thu nhập.
Theo Dantri
Trí thức trẻ lo chuyện trồng lan, nuôi cá... Quan tâm hỗ trợ nông dân từ chăm sóc con gà, con lợn, vườn rau đến chất lượng nguồn nước sạch, môi trường sống..., đội ngũ trí thức trẻ TP.HCM đang từng ngày góp sức tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM). Chuyển giao kiến thức nuôi trồng đến nông dân Năm 2016, chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện...