Tiếp nối Samsung, Sony cũng ‘dấn thân’ vào phân khúc điện thoại màn hình gập
Theo nguồn tin tiết lộ, Sony cũng đang làm việc trên thiết bị có thể gập lại của chính mình.
Sau khi Royale FlexPai được công bố vào tháng 10 năm ngoái, các ông lớn làng di động bắt đầu đầu quân vào phân khúc điện thoại có thể gập lại. Tuy nhiên, vài ngày trước khi ra mắt Galaxy Fold, Samsung đã trì hoãn việc phát hành do một số vấn đề với thiết bị trị giá 1.980 USD này. Huawei cũng đã trì hoãn việc phát hành Mate X có thể gập lại được ba tháng. Samsung rõ ràng đã thực hiện các sửa chữa cần thiết cho Galaxy Fold, nhưng chúng ta có thể hiểu tại sao họ không vội vã ra mắt ngay bây giờ.
DJ Koh, giám đốc điều hành của Samsung Electronics đã thừa nhận vào tuần trước rằng Sammy đã vội vã giới thiệu Galaxy Fole lần đầu tiên và họ không muốn lặp lại sai lầm tương tự hai lần.
Sony đang làm việc trên một điện thoại có thể gập lại
Trong khi các nhà sản xuất điện thoại khác đang phát triển các thiết bị có thể gập lại của họ và theo dõi mọi động thái của Samsung và Huawei, thì một tài khoản Twitter Max J tiết lộ rằng Sony cũng đang làm việc trên thiết bị có thể gập lại của chính họ.
Theo nguồn tin, các nguyên mẫu đang được công ty chế tạo được trang bị LG Display, máy ảnh có khả năng Zoom 10 lần và pin 3.220 mAh. Ngoài ra, thiết bị Sony có thể gập lại sẽ hỗ trợ kết nối 5G.
Thiết bị Sony có thể gập lại sẽ có màn hình hoạt động theo cơ chế cuộn ra -thu vào
Không giống như Galaxy Fold hay Mate X, thiết bị Sony có thể gập lại sẽ sử dụng thiết kế Nautilus. Điều này có nghĩa là nó có thể sử dụng yếu tố hình thức cuộn ra – thu vào tương tự như những gì Samsung đưa vào hình minh họa cho một bằng sáng chế mà nó nhận được gần đây. Bằng sáng chế được đề cập bằng cách sử dụng đường ray để giúp người dùng mở rộng màn hình điện thoại thông minh bằng cách kéo cả hai mặt của thiết bị. Điều này sẽ biến một điện thoại thông minh thành một máy tính bảng. Giả sử rằng không có thất bại nào, thiết bị Sony có thể gập lại mới có thể ra mắt vào cuối tháng 12 năm 2019 hoặc đầu năm tới.
Theo doanh nghiệp
Video đang HOT
Apple 'cáo già' nhìn Samsung, Huawei làm smartphone màn hình gập
Chứng kiến tình cảnh của Galaxy Fold và Huawei Mate X, Apple có lý khi chưa vội tham gia thị trường smartphone màn hình gập.
Samsung và Huawei dường như đang quên bài học về câu chuyện rùa và thỏ, đôi khi nhanh chưa chắc đã là người chiến thắng. Cả hai muốn Galaxy Fold và Mate X chứng minh sức hút của smartphone màn hình gập. Nhưng thay vì tạo ấn tượng, họ đều ít nhiều gây thất vọng.
Điện thoại màn hình gập sẽ là xu hướng tương lai, nhưng sự chậm trễ của Mate X và Galaxy Fold gây xói mòn niềm tin nơi người dùng. Samsung dời lịch vì phiên bản dùng thử gặp tình trạng hỏng màn hình. Trong khi gã khổng lồ Trung Quốc nói rằng muốn thêm thời gian để "cải tiến" sản phẩm.
Galaxy Fold có màn hình 7,3 inch. Ảnh: Angela Lang/CNET.
Đây được coi là bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp smartphone. Thiết kế màn hình gập hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi kích thước hiển thị nhưng vẫn giữ kiểu dáng nhỏ gọn, tạo cuộc cách mạng giữa thời điểm thị trường smartphone suy yếu vì thiếu đột phá.
Điện thoại màn hình gập phải sử dụng nhựa dẻo, khiến bề mặt dễ tổn thương do cọ xát, thao tác gấp máy hay khi có mảnh vỡ rơi bên dưới. Việc lùi lịch phát hành của các ông lớn khiến mọi người nghi ngờ về tuổi thọ của sản phẩm, nhất là khi mức giá quá cao so với mặt bằng chung. Mate X có giá khởi điểm 2.600 USD và Galaxy Fold là 1.980 USD.
Chưa hết, giới công nghệ không có nhiều cơ hội để tiếp cận dòng smartphone uốn cong. Ngay như tờ báo công nghệ nổi tiếng CNet cũng chỉ sử dụng Mate X khoảng 5 phút hồi tháng 3 và lần đầu tiên chạm vào Galaxy Fold vào tháng 4. Thái độ từ nhà sản xuất chứng tỏ một điều, dường như điện thoại màn hình gập của họ chưa thực sự sẵn sàng.
Mate X có màn hình bao ngoài. Ảnh: Andrew Hoyle.
Galaxy Fold được công bố ngày 20/2, dự kiến bán ra ngày 26/4. Mate X trình làng ít ngày sau đó và có kế hoạch bán vào tháng 6. Tất cả đều không diễn ra như thông báo ban đầu.
Màn hình nhựa, kính uốn cong chưa sẵn sàng
Ngay từ đầu, giới quan sát cho rằng màn hình làm từ nhựa trên Galaxy Fold và Mate X khó bền. Thực tế cũng chứng minh điều đó nên thật khó thuyết phục người dùng bỏ ra 2.000 USD để mua chiếc điện thoại dễ trầy xước.
Chìa khóa giải quyết vấn đề là sử dụng kính uốn cong, nhưng công nghệ vẫn chưa sẵn sàng trong vài năm tới. Tờ CNet đã có cơ hội tiếp cận về loại kính như vậy của Corning, dù dễ vỡ, nhưng có khả năng bảo vệ tốt hơn so với chất liệu nhựa.
Nhiều người khó chấp nhận nếp nhăn xấu xí tại vị trí gập của màn hình. Chưa kể, nó ngày càng tệ hơn với hàng trăm ngàn lần uốn cong. Galaxy Fold thiết kế như cuốn sách, khi mở ra để lộ màn hình 7,3 inch bên trong. Còn Mate X lại giống như bìa sách, tức khi gập lại thì màn hình nằm ngoài.
Màn hình nhựa dễ gặp lỗi khi gập nhiều. Ảnh: Angela Lang.
Chất liệu nhựa mềm nên dễ trầy xước, đặc biệt với kiểu dáng giống Mate X. Ngay cả Galaxy Fold có tấm Gorilla Glass bảo vệ màn hình vẫn thấy vết lõm và trầy chỉ sau 7 ngày sử dụng. Vấn đề của thiết bị còn nằm ở việc nếu bạn vô tình bóc lớp bảo vệ thì máy sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức. Samsung chưa cho thấy kế hoạch rõ ràng khắc phục nhược điểm này.
Lệnh cấm của Mỹ chống lại Huawei
Câu hỏi đặt ra, liệu lệnh trừng phạt của chính quyền ông Donald Trump có đóng vai trò trong sự chậm trễ của Mate X. Hãng bị cấm tiếp cận các công nghệ của Mỹ, từ phần mềm, linh kiện cho tới các dịch vụ tư vấn.
Việc không thể cài đặt Android và các dịch vụ của Google, Facebook quả là cơn ác mộng của Mate X, đặc biệt ở thị trường ngoài Trung Quốc. Vincent Peng, Phó chủ tịch cấp cao của Huawei khẳng định, hãng không gặp vấn đề về chuỗi cung ứng mà đơn giản muốn hoàn thiện màn hình để cho ra sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal nói rằng, Huawei vẫn đang thương thảo giấy phép với Google.
Android hiện hỗ trợ màn hình có thể uốn cong. Ảnh: Google.
Chưa vội từ bỏ smartphone màn hình gập
Còn quá sớm để tuyên bố smartphone màn hình gập đã chết. Samsung và Huawei vẫn lên kế hoạch phát hành Galaxy Fold và Mate X, trong khi Google tiếp tục hỗ trợ loại thiết bị này. Phần mềm sẽ tối ưu hóa cho điện thoại uốn cong.
Các công ty bắt đầu chi hàng triệu đô nghiên cứu thiết kế màn hình gập. Đó là canh bạc lớn mà chưa thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn. Apple, LG, TCL hay Oppo đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế như vậy. Thậm chí, tin đồn về chiếc điện thoại nắp gập Moto Razr màn hình dẻo thực sự gây ấn tượng với người dùng.
Bằng sáng chế về thiết bị gập của Apple. Ảnh: AppleInsider.
Apple như mọi khi không quá vội vã, giống như cách đã làm với phablet mà Samsung góp phần định hình thị trường. Đợi thời cơ chín muồi và hoàn thiện công nghệ, Táo khuyết sẽ tung ra sản phẩm để đánh bại đối thủ.
Điện thoại màn hình gập còn quá đắt đỏ, chưa kể những hạn chế vật lý khó vượt qua. Thiết bị thích hợp với người dùng ưa khám phá và có khả năng tài chính dư giả.
Samsung và Huawei muốn đi tiên phong làm chủ thị trường. Nhưng các đối thủ có lý để chờ đợi thêm, chậm mà chắc thay vì vội vã giữa cuộc chiến vốn rất tốn kém.
Theo zing
Doanh số điện thoại Sony giảm 50%, 'End game' đang đến gần? Năm 2018, Sony tiếp tục chịu khoản lỗ lên đến 870 triệu USD ở mảng kinh doanh điện thoại thông minh, doanh số chỉ còn 50% so với 2017. Trang Android Police cho biết Sony Mobile hoạt động không tốt trong những năm gần đây. Công ty gần như rút khỏi thị trường điện thoại thông minh, khi không có quá nhiều smartphone...