Tiếp nối chuỗi workshop: Anh Đức Digital tổ chức trải nghiệm sản phẩm DJI mới cùng chuyên gia
Vừa qua, Anh Đức Digital và DJI Việt Nam đã phối hợp tổ chức thành công workshop: Thế giới trong tay – Khơi nguồn sáng tạo.
Workshop có sự tham gia của đại diện DJI, ông Vương Quốc Thanh – CEO Anh Đức Digital, Youtuber Mạnh Cường, Photographer Huy Bank.
Sự kiện cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo các anh em yêu thích sáng tạo, đam mê làm phim, nhiếp ảnh tại Đà Nẵng.
Sự kiện thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu thích nhiếp ảnh, làm phim cho đến các anh em làm nghề chuyên nghiệp
DJI là một cái tên khá quen thuộc với các tín đồ công nghệ, thích khám phá, làm việc liên quan đến dựng phim, quay chụp chuyên nghiệp. Thương hiệu này được biết đến với các sản phẩm flycam dẫn đầu thị trường. Ngày nay không chỉ flycam mà gimbal, action camera của DJI cũng được người dùng sử dụng rộng rãi. 2022 cũng là một năm mà DJI cho ra mắt rất nhiều các siêu phẩm với ngôn ngữ thiết kế mới và mức độ cải tiến vượt trội. Workshop là nơi mà tất cả các khách tham dự đều có thể trên tay trải nghiệm toàn bộ các sản phẩm vừa mới ra mắt: DJI Osmo Mobile 6, Action Camera Osmo Action 3, DJI Mic, Flycam DJI Avata…
Được biết, chương trình đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng nhiếp ảnh, làm phim, người chơi flycam, người làm sáng tạo nội dung tại Đà Nẵng. Chỉ sau 12h tiếng kể từ lúc thông báo, BTC đã nhận được hơn 300 lượt đăng ký tham dự và buộc phải đóng cổng đăng ký sớm để đảm bảo cho chất lượng cho chương trình. Anh Đức Digital là một trong số ít các đơn vị thường xuyên tổ chức các buổi offline/workshop để giao lưu, chia sẻ và kết nối các anh em trong cộng đồng làm phim, nhiếp ảnh tại Đà Nẵng cũng như miền Trung. Anh Đức Digital cũng là trung tâm uy tín cung cấp các thiết bị Flycam, Action camera, Gimbal máy ảnh, Gimbal điện thoại… chính hãng DJI.
Phát biểu tại sự kiện, ông Vương Quốc Thanh đã có chia sẻ: “Anh Đức Digital sẽ luôn đặt giá trị cộng đồng và trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, sẽ luôn tạo mọi điều kiện để anh em có cơ hội tiếp cận với các thiết bị công nghệ mới, luôn hỗ trợ hết mình cho sự phát triển của cộng đồng nhiếp ảnh, quay phim Đà Nẵng, Miền Trung”.
CEO Anh Đức Digital – Ông Vương Quốc Thanh phát biểu trong sự kiện
Sự kiện lần này rất vinh dự khi có sự tham gia của các KOLs có tầm ảnh hưởng trong nghề:
Video đang HOT
Anh Mạnh Cường: Youtuber sở hữu kênh Cường – Làm phim nghiệp dư với hơn 230K Sub, chuyên hướng dẫn làm phim với sự am hiểu sâu rộng về nhiều thiết bị, cách quay, hậu kỳ. Các video của anh rất được yêu thích bởi lối dẫn mộc mạc, cuốn hút và tính ứng dụng cực kỳ cao. Anh cũng là nguồn cảm hứng của rất nhiều các bạn trẻ trong nghề.
Anh Huy Bank (Nguyễn Sanh Quốc Huy): Được mệnh danh là “bậc thầy” chơi Flycam, anh được biết đến với những khung hình từ trên cao đầy ấn tượng, được rất nhiều giải thưởng lớn và xuất hiện trên nhiều các trang báo quốc tế.
Chia sẻ từ 2 diễn giả khách mời của chương trình, Anh Mạnh Cường (trái) và Anh Huy Bank (phải)
2 diễn giả cũng đã đánh giá rất cao các sản phẩm mà DJI vừa mới cho ra mắt. Một vài những đánh giá như sau:
Bay FPV chưa bao giờ dễ cho đến khi thử với Flycam FPV DJI Avata, phải nói là khả năng “lạng lách, đánh võng” của con này gần như không có đối thủ. Bay trong nhà vẫn tự tin như ngoài trời.
Khách tham dự trải nghiệm bay flycam DJI Avata ngay trong hội trường
DJI Osmo Action 3 – action camera với một mức giá cực kỳ, cực kỳ dễ chịu. Quay tối đa chỉ 4k120fps nhưng đã quá đủ dùng cho dân làm youtuber, vlogger… cái đáng giá ở đây là sự ổn định và bền bỉ đáng kinh ngạc.
DJI Osmo Mobile 6 – Chiếc gimbal điện thoại mà bất kỳ nhà sáng tạo nội dung nào cũng nên sở hữu. Rất gọn, rất linh hoạt và rất hữu dụng, cho phép làm video một cách chuyên nghiệp hơn trên smartphone.
Đặc biệt, có một sản phẩm mà anh Mạnh Cường đặc biệt khuyên các anh em sử dụng đó là DJI Mic. Một chiếc micro anh đã trải nghiệm qua và nó khắc phục tốt mọi vấn đề của những con mic khác một cách triệt để. Rất đáng mua.
Khách tham dự thoải mái trải nghiệm toàn bộ các thiết bị DJI trong buổi Workshop
Tham gia buổi Workshop, các khách mời không chỉ được lắng nghe các chia sẻ bổ ích và giao lưu trực tiếp với diễn giả về kỹ thuật và kinh nghiệm bay flycam, tư duy làm nghề, cách biên tập video, cách đầu tư thiết bị thông minh… mà còn được tận tay trải nghiệm không giới hạn hệ sinh thái các sản phẩm của DJI: Gimbal máy ảnh DJI RS3, DJI RS3 Pro, Gimbal điện thoại DJI Osmo Mobile 6, Action Camera Osmo Action 3, DJI Mic, Flycam DJI Avata, DJI Mavic 3…
Tại sự kiện, nhà tài trợ DJI cũng đã mang đến rất nhiều phần quà giá trị cho các khách mời tham dự với tổng giá trị giải thưởng lên đến 13.500.000.
Hy vọng trong thời gian tới, Anh Đức Digital sẽ kết hợp cùng nhiều nhà hãng và đồng hành cùng anh em để tạo nên nhiều sân chơi, sự kiện hấp dẫn, có không gian để anh em giao lưu, chia sẻ và xây dựng cộng đồng làm nghề vững mạnh tại Đà Nẵng cũng như miền Trung.”
Huawei và Quỹ ASEAN hợp tác tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân tài số Châu Á - Thái Bình Dương
Huawei và Quỹ ASEAN đã cùng phối hợp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân tài Số Châu Á - Thái Bình Dương với sự tham dự của các đại diện từ chính phủ, học viện và các lĩnh vực để cùng thảo luận về việc xây dựng đội ngũ nhân tài ICT sẵn sàng cho tương lai ở khu vực. Hội nghị nằm trong khuôn khổ sự kiện thường niên hàng đầu của Huawei - Huawei Connect 2022, tập trung chia sẻ và trao đổi về định hướng trau dồi nhân tài để giải phóng sức mạnh của kỹ thuật số.
Ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ tại Hội nghị
Trong bài phát biểu chào mừng, ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách về Cộng đồng Văn hóa Xã hội chia sẻ: "Hội nghị thượng đỉnh lần này rất cần thiết trong việc thúc đẩy thảo luận và phối hợp nỗ lực các bên trong việc nuôi dưỡng nguồn nhân lực ICT sáng tạo cho khu vực, xác định rõ thực trạng hiện tại, giải quyết các nghịch cảnh và bất bình đẳng kỹ thuật số còn tồn đọng, đồng thời đưa ra hướng đi đúng đắn tiếp theo".
Tiến sĩ Yang Mee Eng, Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN cũng kỳ vọng rằng: "Thông qua Hội nghị Thượng đỉnh, chúng ta đang tăng cường đồng thuận giữa các bên liên quan trên toàn khu vực, giải quyết những khó khăn và đưa ra nhiều hành động để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, ươm mầm tài năng sáng tạo và giải phóng tiềm năng chuyển đổi số trong khu vực".
ADVERTISING
Ông Jeff Wang, Chủ tịch Bộ phận Truyền thông và Quan hệ Đối ngoại của Huawei nhấn mạnh về mục tiêu của Huawei trong việc phát triển nhân tài : "Việc kết nối mọi người và phát triển thế hệ nhân tài tiếp theo ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết trong việc thúc đẩy quá trình số hoá. Hơn 20 năm qua, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở Châu Á - Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ truy cập Internet cho tất cả mọi người, bao gồm các khu vực bị hạn chế. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đang tiến gần đến mục tiêu hoàn thành quá trình đào tạo cho 500.000 nhân tài ICT trong khu vực đến năm 2026".
Tại sự kiện, đại diện chính phủ từ khắp khu vực đã chia sẻ những cập nhật mới nhất về các sáng kiến của họ trong việc ươm mầm tài năng.
Tiến sĩ Phichet Phophakdee, Tổng Thanh tra Bộ Giáo dục Thái Lan cho biết, "Tại Thái Lan, các nền tảng và tài nguyên đào tạo từ xa, chẳng hạn như Truyền hình Học tập Kỹ thuật số (DLTV), đang được phát triển để đảm bảo cơ hội học tập là công bằng cho tất cả mọi người. Tương lai của nền giáo dục sẽ phụ thuộc vào tinh thần hợp tác và đổi mới sáng tạo của chúng ta trong việc đưa nền giáo dục của các quốc gia hoà nhập, bình đẳng và chất lượng hơn".
Ông Sok Puthyvuth, Ngoại trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông Campuchia bổ sung: "Campuchia cũng bắt đầu đưa các môn học kỹ thuật số vào chương trình giảng dạy ở trường học, khai thác các nền tảng trực tuyến và thành lập các trung tâm công nghệ cộng đồng mới cho sinh viên. Chúng tôi còn làm việc với các trường nghề để cung cấp các khóa đào tạo kỹ thuật số cho người lao động".
Tham gia tại sự kiện, nhiều quan chức chính phủ trong khu vực đã chia sẻ những giải pháp hiệu quả trong việc ươm mầm tài năng kỹ thuật số. Bà Treenuch Thienthong, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan cho hay: "Tại Thái Lan, các nền tảng đào tạo từ xa, chẳng hạn như Truyền hình Học tập Kỹ thuật số (DLTV) và tài nguyên học tập trực tuyến đều được phát triển nhằm đảm bảo cơ hội học tập có sẵn bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhìn xa hơn về phía trước, tương lai của nền giáo dục sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta đoàn kết hợp tác và đổi mới hơn vì sự hòa nhập, công bằng và chất lượng học tập của quốc gia".
Giáo sư Nizam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học của Bộ Giáo dục - Văn hóa - Nghiên cứu - Công nghệ Indonesia chỉ ra thêm: "Ở Indonesia, chúng tôi đang chuyển đổi hệ thống giáo dục để sẵn sàng số hóa và phát triển đội ngũ nhân tài công nghệ số bằng nhiều sáng kiến".
Hội nghị còn nhận được những chia sẻ giá trị từ 02 giáo sư nổi tiếng là "thiên sứ học thuật" trong ngành. Giáo sư Guo Yike, Phó Hiệu trưởng Đại học Baptist Hồng Kông đã giới thiệu với khán giả dàn nhạc AI đầu tiên thế giới, Dàn nhạc Turing AI (TAIO). Ông tin rằng "TAIO sẽ thúc đẩy giáo dục xuyên ngành cho thế hệ tiếp theo". Trong khi đó, Giáo sư Hitoshi Yamada, Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Yokohama Nhật Bản đã nói về phương thức trao đổi quốc tế giúp thúc đẩy quá trình phát triển tài năng số.
Trong bài phát biểu của mình, ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: "Hầu hết tất cả quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đang trao quyền cho đội ngũ nhân tài ICT, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm thúc đẩy nền kinh tế số. Là công ty toàn cầu khởi nguồn từ khu vực, Huawei sẽ tiếp tục củng cố hệ sinh thái nhân tài ngày càng lớn mạnh bằng các kinh nghiệm lãnh đạo, kỹ năng và kiến thức".
Tại Hội nghị, Huawei cũng công bố Sách trắng "Phát triển Tài năng Kỹ thuật số Quốc gia của Thái Lan", dự kiến xuất bản vào tháng 10; ra mắt sáng kiến đào tạo quốc tế đầu tiên của Huawei về Giải pháp Phát triển Tài năng An ninh Mạng và Tiêu chuẩn Chứng nhận; và một phiên trao đổi về hoà nhập kỹ thuật số và phục hồi sau đại dịch.
Phiên trao đổi có sự tham dự của bà Michele Wucker, nữ tác giả cuốn "The Grey Rhino" ("Tê giác xám") hiện bán chạy trên toàn cầu, Giáo sư Guo Song từ Đại học Bách khoa Hồng Kông, và Iona Dominique, thành viên đội vô địch cuộc thi "Hạt giống Tương lai Tech4All Châu Á - Thái Bình Dương". Họ đã cùng trao đổi và chia sẻ về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho những người trẻ tuổi tham gia vào việc hoạch định chính sách hòa nhập kỹ thuật số, và kêu gọi các hành động hợp tác cụ thể giữa khu vực tư nhân, học viện và chính phủ cho việc hoà nhập kỹ thuật số trong kỷ nguyên này. Khép lại phiên thảo luận, bà Michele chia sẻ, "'Tê giác xám' của quá trình số hoá khác nhau từng loại nhóm đối với những người trẻ thì sẽ về trình độ học vấn của họ, còn đối với doanh nghiệp thì sẽ về cách họ thuê và vận hành, còn đối với các nhà hoạch định chính sách thì là cách họ xây dựng và tận dụng tinh thần đoàn kết giữa tập thể, cho cả những trở ngại và cơ hội. Bạn có thể nhìn thấy những con tê giác đang lao vào bạn; bạn có thể chọn đứng yên và bị giẫm đạp; hoặc bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó, khai thác và lợi dụng nó để kéo mọi người về phía trước".
Thương vụ Microsoft - Activision tiếp tục gặp 'hạn' Thương vụ hàng chục tỉ USD của Microsoft đang phải đối mặt với cuộc điều tra của Vương quốc Anh và EU. Theo một báo cáo gần đây của Financial Times, thương vụ 68 tỉ USD của Microsoft để mua lại Activision đang phải đối mặt với một cuộc điều tra sâu ở Brussels (Bỉ) và Vương quốc Anh. Microsoft bị điều tra...