Tiếp nhận tàu cảnh sát biển vận tải tổng hợp hiện đại
Ngày 28-7, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 cho biết đơn vị đã tiếp nhận tàu vận tải CSB 7011, tàu vận tải tổng hợp lớn nhất hiện nay của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu CSB 7011 trên hải trình cập cảng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 – Ảnh: ĐỨC ĐỊNH
Tàu dài 90m, rộng gần 14m, chiều cao mạn khoảng 6,25m với trọng tải toàn phần 2.900 tấn.
CSB 7011 đạt tốc độ tối đa 13,5 hải lý/giờ, tầm hoạt động đến 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 60 ngày đêm và chịu được sóng, gió cấp 9-11. Trên tàu còn bố trí hệ thống buồng khám, sơ cứu và xưởng sửa chữa kỹ thuật vừa và nhỏ.
Tàu có nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu cho các tàu cảnh sát biển khác làm nhiệm vụ trên biển. Đồng thời hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có thể bám biển dài ngày cũng như tham gia tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường.
Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 khẳng định sau khi tiếp nhận, đơn vị sẽ sử dụng và khai thác hiệu quả con tàu để cùng các tàu khác thực hiện nhiệm vụ duy trì thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, an toàn biển đảo của Tổ quốc.
Theo Tuổi Trẻ
Video đang HOT
Đây là lý do Việt Nam nên mua ngay khinh hạm Oliver Hazard Perry
Với độ bền đáng kinh ngạc của mình, các khinh hạm Oliver Hazard Perry sau khi về hưu vẫn sẽ đảm đương tốt vai trò tàu tuần tra của Cảnh sát biển.
Đây là lý do Việt Nam nên mua ngay khinh hạm Oliver Hazard Perry
Mới đây vào hôm 14/7, trong khuôn khổ cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2016 (RIMPAC 2016), Hải quân Mỹ đã sử dụng một khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry đã nghỉ hưu là chiếc USS Thach (FFG 43) để làm đối tượng thử nghiệm vũ khí.
Con tàu được kéo tới địa điểm cách 55 dặm về phía bắc ngoài khơi Kaui và trở thành "bia đỡ đạn" cho những màn tấn công tên lửa dồn dập.
Chiến hạm USS Thach (FFG 43) khi còn hoạt động trong Hải quân Mỹ
Cụ thể, USS Thach đã bị trúng 1 quả tên lửa Harpoon từ tàu ngầm của Hàn Quốc, sau đó là 1 tên lửa Harpoon nữa từ khu trục hạm HMAS Ballarat cùng 1 quả Hellfire từ trực thăng SH-60S của Hải quân Australia.
Tiếp theo, một tàu tuần tra của Mỹ "đóng góp" 1 tên lửa Harpoon và 1 tên lửa Maverick; tàu tuần dương USS Princeton còn tiếp tục phóng 1 tên lửa Harpoon, trong khi một trực thăng SH-60S khác bồi thêm một số tên lửa Hellfire nữa.
Chưa hết, một chiếc F/A-18 của Mỹ còn thả 1 quả bom Mk 84, máy bay ném bom B-52 ném 1 quả bom GBU-12 Paveway trọng lượng 225 kg. Cuối cùng, một tàu ngầm của Hải quân Mỹ đã kết thúc màn tập trận bằng 1 quả ngư lôi hạng nặng Mk 48.
Điều đáng nói ở đây là sau khi hứng chịu số lượng bom đạn khổng lồ như vậy, con tàu vẫn trụ vững tới 12 giờ đồng hồ rồi mới chịu thúc thủ, nếu là chiến hạm khác thì chắc chắn đã bị gãy đôi. Độ bền thật đáng kinh ngạc!
Mặc dù bị thương rất nặng nhưng USS Thach vẫn không bị nhấn chìm
Thời gian qua, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đã có ý kiến cho rằng chúng ta nên đề nghị mua lại một vài khinh hạm Oliver Hazard Perry để gia tăng nhanh chóng số lượng tàu mặt nước cho Hải quân.
Đề xuất trên còn phải "nâng lên đặt xuống" rất kỹ, trong đó trở ngại lớn nhất chính là vấn đề vũ khí, khí tài đi kèm có tương thích tốt với cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam hay không?
Tuy nhiên nếu không sử dụng trong vai trò tàu chiến như thiết kế ban đầu, những khinh hạm này vẫn đảm đương rất tốt nhiệm vụ tàu tuần tra của Cảnh sát biển do có kết cấu khung thân cực kỳ bền chắc.
Cần nhắc lại sự kiện năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các tàu thực thi pháp luật của ta đã phải hứng chịu đòn tấn công hung bạo bằng vòi rồng và đặc biệt là những cú đâm va vô cùng ác ý từ phía đối phương.
Với ưu thế cả về số lượng lẫn kích thước, hạm đội tàu hải cảnh của Trung Quốc thực sự đã gây rất nhiều thiệt hại cho Cảnh sát biển cũng như Kiểm ngư Việt Nam, dẫn tới đòi hỏi cấp thiết là phải nhanh chóng bổ sung tàu tuần tra có lượng giãn nước lớn.
Tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm rách mạn
Nhưng với tiềm lực có hạn, dự án trên chắc chắn không thể hoàn thành một sớm một chiều, chúng ta vẫn rất cần nguồn bổ sung từ nước ngoài mà cụ thể ở đây là các tàu tuần tra như của Nhật Bản và Hàn Quốc trao tặng.
Ngoài ra để rút ngắn tiến độ xây dựng lực lượng cho các đơn vị chấp pháp trên biển, Việt Nam có thể nghĩ đến việc mua lại khinh hạm Oliver Hazard Perry đã loại biên với cấu hình lược bỏ hoàn toàn vũ khí để làm tàu tuần tra.
Phương án trên sẽ giúp nhanh chóng xây dựng một đội tàu mặt nước lớn, mạnh, trong khi chi phí lại rất rẻ so với đóng mới. Nhờ kết cấu rất khỏe, những tàu tuần tra hoán cải này chí ít cũng sẽ đối đầu ngang ngửa được với tàu cỡ 6.000 tấn của nước ngoài.
Nếu đánh giá và thấy rằng khả thi, thiết nghĩ Việt Nam nên triển khai sớm khi tình hình Biển Đông đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nhằm tránh bị động trước các âm mưu thâm độc của đối phương.
Theo Soha News
Cảnh sát biển ở Biển Đông có nguy cơ đụng độ vì thiếu qui tắc ứng xử Các chuyên gia quốc tế cho rằng cần có bộ qui tắc ứng xử đối với cảnh sát biển ở Biển Đông, tuy nhiên tệ quan liêu và xung đột lợi ích quốc gia đang cản trở việc hình thành bộ qui tắc ứng xử này. Tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển ĐôngReuters Ông Tang Siew Mun, người đứng đầu Trung tâm...