Tiếp nhận hơn 5.000 hiện vật của giáo sư Lê Quang Long
Ngày 21/6, tại Hà Nội, Trung tâm Di sản các nhà khoa học tổ chức lễ tiếp nhận bộ sưu tập hơn 5.000 tài liệu hiện vật của GS.TS Lê Quang Long, người đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành sinh học Việt Nam.
Ngày 21/6, tại Hà Nội, Trung tâm Di sản các nhà khoa học tổ chức lễ tiếp nhận bộ sưu tập với hơn 5.000 tài liệu hiện vật của GS.TS Lê Quang Long, người đã có 63 năm phục vụ trong ngành giáo dục, có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực sinh lý học ở người và động vật, đồng thời có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành sinh học Việt Nam.
Hơn 5000 đơn vị tài liệu hiện vật, chủ yếu là các tài liệu gốc đã được GS.TS Lê Quang Long tin tưởng trao tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, bao gồm các bản thảo giáo trình, bản thảo sách chuyên môn, từ điển, kể cả bản thảo một số cuốn sách của ông được nhận giải thưởng. Đặc biệt, có sưu tập giáo cụ trực quan về sinh lý người và động vật mà GS.TS Lê Quang Long đã sử dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông.
Bên cạnh đó, còn có những tài liệu về hoạt động nghiên cứu; luận văn, luận án của học trò; ảnh tư liệu về gia đình, dòng họ từ năm 1938, ảnh học tập, hoạt động khoa học, ảnh kỷ niệm với nhiều thế hệ học trò; thư từ, thiếp chúc mừng của bạn bè, đồng nghiệp, học sinh, sinh viên mọi miền Tổ quốc gửi tới GS Lê Quang Long.
GS.TS Lê Quang Long và PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học tại lễ trao tặng tại liệu hiện vật.
Trong số các tư liệu được trao tặng lần này có cả một số hiện vật thể khối đã gắn bó với cuộc sống của GS Lê Quang Long như chiếc đồng hồ, cái mũ phớt, chiếc ba lô, cái giá để chụp ảnh do ông tự chế và được sử dụng trong nghiên cứu…
Video đang HOT
Khối tài liệu và hiện vật này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về lịch sử cuộc đời GS.TS Lê Quang Long. Đây cũng sẽ là những tư liệu quý giá giúp cho việc nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý học ở người và động vật và sự phát triển của ngành sinh học Việt Nam.
GS.TS Lê Quang Long đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về sinh lý người và động vật, sinh lý trẻ em, sinh lý thực nghiệm, sinh lý ứng dụng, sinh lý thần kinh cấp cao, biên soạn từ điển về động thực vật… Trong đó, có nhiều công trình nhận được giải thưởng Văn học nghệ thuật, Huy chương bạc về sách đẹp, sách hay, tiêu biểu như “Từ điển tranh về các loại củ quả”; “Từ điển tranh về các loại cây”; công trình nghiên cứu “Hoa cỏ đồng nội”. Ông đã từng tham gia giảng dạy, thỉnh giảng ở nhiều trường đại học trong và ngoài nước.
Theo VNE
Bắt cá phát hiện rùa đồng cổ mạ vàng
Trong khi rà cá, một thanh niên tại TP Huế đã phát hiện ra một cổ vật hình rùa bằng đồng mạ vàng và đã đem đi cầm cố lấy 25 triệu đồng.
Rùa cổ bằng đồng mạ vàng quý hiếm ở Huế
Ngày 18.6, Đoàn Khảo sát của Phòng Văn hóa Thông tin TP Huế phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế đã đến làm việc, trao đổi thông tin với Công an phường Trường An và xác minh hiện vật nói trên.
Đoàn khảo sát nhận định: hiện vật này có giá trị khá lớn, chất liệu đồng xen lẫn vàng, tuy nhiên là niên đại của rùa đồng vẫn chưa được xác định cụ thể và thống nhất ý kiến.
Hiện các cơ quan có liên quan đang tiếp tục tiến hành để làm rõ xuất xứ của con rùa đồng quý hiếm này.
Trên thân rùa còn in hình chữ Hán
Trước đó, Công An phường phường Trường An nhận được tin báo tại cơ sở dịch vụ cầm đồ Hạ Trắng (54 Xuân Diệu, TP Huế) do anh Đặng Hồng Hoàng làm chủ cửa hàng, phát hiện anh Mai Đức Phương (SN 1986, thường trú tại Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) đến cửa hàng cầm đồ yêu cầu cầm 1 con rùa chất liệu bằng đồng với giá 25 triệu đồng.
Rùa đồng có chiều dài 15 cm, ngang 7 cm, cao 5 cm, nặng khoảng 0,5 kg. Rùa được làm bằng chất liệu đồng nhưng đáng chú ý là hệ thống chữ Hán triện xung quanh mai rùa theo mô típ Bách thọ đồ (một trăm chữ thọ được viết kiểu chữ triện theo thể khác nhau), trên đỉnh mai rùa là chữ Thọ (chữ Hán) nổi có ánh sáng chất liệu vàng (được mạ vàng).
Hình dáng đầu rồng mình rùa. Hoa văn trang trí khá tinh xảo. Phía dưới thân rùa có hình lưỡng nghi.
Anh Phương, người phát hiện ra cổ vật nói trên cho biết cách đây khoảng 1 tháng, trong một lần đi rà cá tại khe suối gần nhà thì đã phát hiện ra cổ vật nêu trên. Sau đó, anh đưa về nhà cất từ đó cho đến ngày 24.4 mới đem đến cầm cho tiệm cầm đồ có địa chỉ nêu trên với giá 25 triệu đồng.
Do chưa xác minh được chủ sở hữu cổ vật nói trên nên hiện nay Công an phường Trường An tạm thời thu giữ hiện vật chờ xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhận định, đây là hiện vật mang phong cách triều Nguyễn và được chế tác dưới thời Nguyễn.
Hiện vật hình con rùa, làm bằng đồng, trên đỉnh mai khắc hình chữ "Thọ" (bằng chữ Hán), xung quanh mai rùa khắc chìm mô tip chữ triện Bách thọ.
Trên thân rùa được khắc nổi chữ Thọ mạ vàng xung quanh mai chạm trổ khắc chìm chữ Hán Triện. Đầu rùa tạo tác kiểu Long Quy
Theo MTG
Đà Nẵng thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định thành lập Quỹ Hô trơ ngư dân thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, do Sở Tài chính làm chủ tài khoản. Quỹ có chức năng tiếp nhận các nguồn đóng góp, hỗ trợ, viên trơ, tai trơ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ ngư dân thành phố...