Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp chống bán phá giá sản phẩm đường mía
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời với một số sản phẩm đường mía.
Trước đó, ngày 9/2/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã số vụ việc: AD13-AS01). Một số sản phẩm đường mía bị áp dụng thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời thuộc các mã HS: 1701.13.00; 1701.14.00 và 1701.99.10, 1701.99.90; 1701.91.00 và 1702.90.91.
Cục Phòng vệ thương mại vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía (vụ việc AD13-AS01), thời hạn gửi hồ sơ là trước 17h ngày 26/3. (Ảnh minh họa)
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời 44,88% đối với đường tinh luyện Thái Lan và 33,88% đối với đường thô. Dự kiến, mức thuế cuối cùng sẽ được đưa ra vào quý II/2021.
Video đang HOT
Tại Điều 10 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư 37/2019/TT-BCT): Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể gồm hàng hóa trong nước không sản xuất được; hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các doanh nghiệp nhận thấy có thể đáp ứng các điều kiện được miễn trừ nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời (vụ việc AD13-AS01) bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 14 và Phụ lục III Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ tới Cổng dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn hoặc tới Cục Phòng vệ thương mại trước 17h ngày 26/3/2021.
Trải qua gần 5 tháng điều tra, Bộ Công Thương kết luận ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.
Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế CBPG, CTC tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá vật liệu hàn nhập khẩu
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số chủng loại vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia.
Trước đó, ngày 21/1/2021, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận Hồ sơ của công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (Bên yêu cầu), yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số chủng loại vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia.
Ngày 1/2/2021, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại. Theo đó, trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm: Xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương; Xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự nêu trên cung cấp các thông tin về doanh nghiệp; Công suất thiết kế và sản lượng của các sản phẩm vật liệu hàn trong các năm 2017, 2018, 2019 và năm 2020; Ý kiến của công ty về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); Bất kỳ tài liệu/chứng cứ nào khác mà công ty cho rằng liên quan đến vụ việc.
Thời hạn cung cấp các thông tin nêu trên là ngày 1/3/2021. Mọi thông tin đề nghị gửi về: Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp, Cục Phòng vệ thương mại - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Còn day dứt chuyện hỗ trợ doanh nghiệp Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói còn thấy đáng tiếc và day dứt câu chuyện về tổ chức, phổ biến pháp luật, tuyên truyền, hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), để làm sao DN có thái độ tích cực và chủ động hơn trong bối cảnh hội nhập. Nhiều thách thức với các mặt hàng xuất khẩu của...