Tiếp dân nên theo mô hình “một cửa”
Hôm qua, 16-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tiếp công dân. Các nội dung nhận được nhiều ý kiến từ các thành viên Ủy ban liên quan đến đề nghị tổ chức theo mô hình “ một cửa” đối với Văn phòng tiếp công dân.
Thanh tra CATP Hà Nội thường xuyên làm tốt công tác tiếp dân. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Đừng để dân đi lòng vòng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý cho biết, nhiều ý kiến của ĐBQH yêu cầu quy định rõ trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ngoài ra, cần phân biệt giữa trách nhiệm của người đứng đầu với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân.
Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng tiếp công dân là trách nhiệm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức; trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân trong những trường hợp do Luật quy định (gắn với trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo). Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh: “Người đứng đầu tiếp hay cử văn phòng tiếp thay? Nếu cố tình né tránh thì trách nhiệm đến đâu, cơ quan nào giải quyết? Khi có nhiều người cùng kiến nghị về một vụ việc thì lại càng phải có người đứng đầu xuất hiện, chứ không thể cử cán bộ khác tiếp thay”.
Góp ý vào dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, nên tổ chức theo mô hình “một cửa” để dân đỡ khổ. Ông nói: “Văn phòng tiếp dân các cấp không phải là nơi giải quyết được khiếu nại, kiến nghị của công dân, nhưng phải là đầu mối trả lời cho nhân dân. Cần có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan liên quan giải quyết đúng thời hạn để người dân chỉ việc đến đó nhận câu trả lời mà không phải đi lòng vòng”.
Video đang HOT
Tiếp dân là trách nhiệm quan trọng
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh yêu cầu kết nối giữa các văn phòng để phối hợp xử lý đơn thư, tránh trường hợp trùng lắp do công dân kiến nghị đồng thời đến nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau. Bà Trương Thị Mai còn đề nghị ghi hẳn vào Luật: “Khi người dân có yêu cầu thì ĐBQH phải tiếp công dân. Đã là đại biểu dân cử thì việc tiếp dân là một trách nhiệm quan trọng, không thể chối từ.”
Cũng quan tâm đến nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tiếp công dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đích thân ông nhiều lần chứng kiến cảnh người dân tụ tập đông người, gây lộn xộn trước cửa các cơ quan công quyền, thậm chí có thái độ quá khích, do vậy, dự Luật cần có chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh tình trạng này. Về mô hình “một cửa” của trụ sở tiếp công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng: “Từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh thì có thể làm như vậy được, vì có đầy đủ thông tin đầu vào. Tuy nhiên, đối với cấp Trung ương thì quy định trả kết quả ở đó, cũng như đặt ra yêu cầu “đôn đốc, kiểm tra giải quyết” e không khả thi, nhất là khi tiếp công dân ở đây không phải là một hệ thống cơ quan, không có bộ máy riêng”…
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, việc thực hiện “một cửa” ở Trụ sở tiếp công dân đã được nhiều địa phương làm khá tốt và “hoàn toàn có thể thực hiện được ở cấp tỉnh”. Ông Nguyễn Văn Thanh nói thêm, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị của dân ở cấp tỉnh là vô cùng quan trọng: “Một số nơi làm tốt, như TP Hồ Chí Minh chẳng hạn, bản thân tôi chưa bao giờ phải tiếp đoàn khiếu kiện đông người nào từ TP”.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng ủng hộ cách làm “một cửa”, tránh việc bà con phải ăn chờ nằm chực để đợi kết quả. Theo ông, việc thông báo “đã chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết” như vừa qua là “nửa vời, chưa ổn”.
Theo ANTD
Kiểm ngư sẽ được trang bị vũ khí
Ngày 10-7, phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc tại Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 của Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay, đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm về kỳ họp thứ 5 vừa qua.
Ngư dân vững tin bám biển khi có thêm sự hiện diện của lực lượng Kiểm ngư (Trong ảnh: Đội tàu của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi từ cảng Sa Kỳ)
Dành nhiều thời gian cho sửa đổi Hiến pháp
Đánh giá kết quả kỳ họp vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, kết quả các phiên chất vấn - trả lời chất vấn cần được đánh giá chính xác hơn. Theo ông Phan Trung Lý, nhiều vị ĐBQH vẫn chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, vì các câu hỏi tuy đã được trả lời hết, nhưng nhiều khi chưa "trúng" vấn đề.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên chọn ít vấn đề hơn để có thể trao đổi được nhiều hơn.
Liên quan đến dự kiến chương trình kỳ họp tới của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp dự kiến diễn ra trong khoảng 30 ngày làm việc khai mạc vào thứ 2, ngày 21-10-2013. Trong đó sẽ dành 3 ngày để thảo luận, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (nửa ngày thảo luận ở tổ, hai ngày ở hội trường và thời gian thông qua là nửa ngày).
Đa số ý kiến UBTVQH nhấn mạnh yêu cầu dành thời lượng thích đáng cho việc thảo luận và thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị nâng thời gian thảo luận ở tổ lên một ngày, để ĐBQH nào cũng có điều kiện phát biểu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, phải dành ít nhất 5 ngày cho nội dung này. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng được xác định là một trọng tâm trong công tác lập pháp của Kỳ họp thứ 6. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: "Chính phủ phải thảo luận lại dự án luật này thật kỹ, sau đó hoàn thiện rồi trình Quốc hội. Hai nghị định về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cũng phải hoàn thành để Chính phủ thảo luận, vì khi cụ thể hóa các quy định trong Luật mới nảy sinh nhiều vấn đề".
Kiểm ngư cần được trang bị vũ khí
Cũng trong ngày 10-7, tại tờ trình dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (dự thảo Pháp lệnh), Chính phủ đề xuất trang bị vũ khí cho lực lượng Kiểm ngư thuộc Bộ NN&PTNT. Cụ thể, dự thảo Pháp lệnh bổ sung lực lượng kiểm ngư vào "Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng". Hiện "Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng" gồm: Quân đội nhân dân Công an nhân dân Dân quân tự vệ Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu An ninh hàng không. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm ngư, các bộ, ngành thấy rằng đây là lực lượng hoạt động độc lập, có nhiệm vụ trực tiếp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam... phải thường xuyên đối mặt với các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng hiện nay mới chỉ được trang bị công cụ hỗ trợ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Kiểm ngư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan thống nhất đề nghị trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng Kiểm ngư thuộc Bộ NN&PTNT khi thi hành nhiệm vụ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết: "Thường trực Ủy ban nhất trí cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ ngư trường trên các vùng biển nước ta hiện nay thì việc trang bị vũ khí quân dụng cho Kiểm ngư là cần thiết". Song có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ phải có quy định rõ loại súng được trang bị cho phù hợp và có biện pháp quản lý, sử dụng chặt chẽ khi hoạt động ở các vùng biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của nước ta để bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tránh làm phức tạp tình hình không cần thiết.
Thảo luận về nội dung này, đa số ý kiến các thành viên UBTVQH đều ủng hộ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý cho biết, trước đó, khi có quyết định thành lập lực lượng Kiểm ngư, UBTVQH đã tính tới vấn đề này.
Theo ANTD
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông chậm tiến độ Ngày 5-4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội đã làm việc với các chuyên gia tham vấn về chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông. Báo cáo của Thường trực Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội sau khi khảo sát về giáo dục phổ thông ở các địa phương cho thấy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Lật xe khách 35 chỗ ở Tam Đảo, 3 người tử vong, 14 người nhập viện cấp cứu

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ

Tối nay, người dân TP HCM xem trình diễn 3D Mapping, pháo hoa tại đâu, lúc nào?

Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025