Tiếp cận đầu tư và chuỗi cung ứng hậu COVID-19 – Bài cuối: Vượt thách thức để đón đầu cơ hội
Những chuyển động mới trong đầu tư và thiết lập các chuỗi cung ứng toàn cầu là cơ hội chia đều cho nhiều khu vực khác nhau. Do đó, để trở thành điểm đến đầu tư và một phần trong mạng lưới cung ứng, Việt Nam phải nhanh chóng chuẩn bị các điều kiện cần và đủ mới có thể tiếp nhận hiệu quả.
Sản xuất ván gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu rừng trồng cây gỗ lớn tại nhà máy của Công ty Cổ phần Trường Phát ( Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) trong khu công nghiệp Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Rào cản không nhỏ
Cơ hội không chỉ dành riêng cho Việt Nam mà có sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia có điều kiện tương tự khác trong khu vực Đông Nam Á cũng như Mỹ Latin. Trong khi đó, bên cạnh những lợi thế, Việt Nam còn nhiều thách thức phải đối mặt.
Ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh nêu vấn đề, lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng được dự báo sẽ mở đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư do việc di chuyển nhà máy dễ dàng hơn các ngành chế biến, chế tạo. Việt Nam cũng đang có lợi thế, kinh nghiệm trong các ngành da giày, dệt may nhưng điểm yếu là hạn chế về nguồn cung nguyên liệu. Hiện khoảng 60 – 70% nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đó chính là lý do mà hai ngành này gặp khó khăn đầu tiên khi dịch COVID-19 bùng phát bởi nguồn cung nguyên liệu bị gián đoạn.
Tương tự, với ngành công nghiệp chế tạo, tỷ lệ cung ứng linh kiện nội địa được cải thiện trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đối với nguyên liệu chế biến lương thực thực phẩm, sản lượng nông sản của Việt Nam không ngừng tăng lên nhưng về cơ bản vẫn chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung đủ sức cung ứng cho nhà máy chế biến quy mô lớn. Mặc dù cải cách về thể chế, thủ tục hành chính đã đạt được bước tiến dài trong nhưng vẫn chưa đủ làm hài lòng đối cộng đồng doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư.
Nhận định về môi trường đầu tư kinh doanh, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, yếu tố quan trọng đầu tiên trong thu hút đầu tư là thủ tục hành chính phải nhanh, rõ ràng, minh bạch. Hiện vẫn có những giấy phép xây dựng bị “ngâm” đến 2 năm khiến nhà đầu đầu tư tốn rất nhiều chi phí phát sinh. Những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế như hiện nay chưa đủ khi Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác trong khu vực.
Trong bối cảnh hiện nay, giá thuê đất rẻ không quan trọng bằng cung cấp “đất sạch” có đầy đủ pháp lý, hạ tầng để doanh nghiệp đặt nhà máy ngay. Giá thuê đất tại Singapore không thể cạnh tranh với giá đất tại Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực nhưng quốc gia này có thể cấp giấy phép xây dựng trong vòng 1 ngày nên vẫn thu hút đầu tư rất tốt – ông Lương Văn Tự dẫn chứng.
Khi làn sóng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng diễn ra thì hạ tầng các khu công nghiệp và logistics đóng vai trò rất quan trọng. Ông Trần Chí Dũng – Trưởng ban cố vấn chuyên môn Trường Hàng không và Logistics Việt Nam nêu hiện trạng, hầu hết các khu công nghiệp Việt Nam đang phát triển theo cách truyền thống là xin giấy phép, san lấp mặt bằng và chào bán như kiểu phân lô bán đất nền nên tỷ lệ lấp đầy không cao. Trong khi rất nhiều nhà đầu tư không thể tìm được mặt bằng đủ lớn, đảm bảo tiện ích đi kèm để có thể xây dựng nhà máy ngay. Nói cách khác, khả năng kết nối giữa nhà đầu tư với nhà cung ứng hạ tầng tại Việt Nam đang rất yếu.
Nếu hạ tầng công nghiệp là nền móng thì hạ tầng logistics chính là huyết mạch của ngành sản xuất, duy trì vòng tuần hoàn đưa nguyên liệu đến nhà máy và đưa sản phẩm từ nơi sản xuất ra thị trường. Tuy nhiên, quy hoạch về logistics của Việt Nam chưa được triển khai một cách đồng bộ và thiếu kết nối về mặt thông tin, dẫn đến tình trạng ách tắc ở nhiều khu vực khiến chi phí logistics cao hơn nhiều nước khác. Việt Nam cần giải tỏa nhanh vẫn đề này nếu muốn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các dự án quy mô lớn – ông Trần Chí Dũng nhận xét.
Chọn lọc, thu hút đầu tư chất lượng cao
Ông Chu Tiến Dũng nhấn mạnh, cơ hội càng lớn thì các điều kiện đi kèm cũng khắt khe hơn. Việt Nam có lợi thế nhân lực dồi dào nhưng chất lượng chư đạt được như kỳ vọng. Trong khi đó, việc hấp thụ được công nghệ mới chuyển giao từ nước ngoài hay tham gia vào các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao đều phải thông qua con người. Do đó, Chính phủ, ngành Giáo dục và cả doanh nghiệp đều phải có kế hoạch, chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực, không chỉ nâng cao tay nghề công nhân mà phải nâng cấp năng lực cho cả đội ngũ quản lý và người đứng đầu doanh nghiệp.
Để thu hút đầu tư, đặc biệt là vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, Việt Nam phải thực hiện tốt việc cung ứng các hạ tầng đất đai, vận tải và dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư. Theo đó, những người xây dựng quy hoạch, người đầu tư hạ tầng, người thiết kế dự án và người tìm kiến hạ tầng sản xuất kinh doanh phải cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ thông tin về nhu cầu của nhau mới có thể triển khai các dự án nhanh chóng và tránh lãng phí nguồn lực, thời gian.
Video đang HOT
Các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đều khẳng định, thu hút đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực phục hồi kinh tế hậu COVID-19. Tuy nhiên việc tiếp nhận đầu tư cần được chọn lọc để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và hạn chế các hệ lụy lâu dài.
Ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, quan điểm của Chính phủ là chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, theo đó Việt Nam sẽ ưu tiên những dự án lớn, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao và thân thiện, an toàn với môi trường, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng.
Thu hút đầu tư nước ngoài phải gắn với phát triển doanh nghiệp trong nước, liên kết xây dựng thành chuỗi sản xuất – tiêu thụ. Nếu chỉ tập trung thu hút đầu tư nước ngoài mà không phát triển doanh nghiệp trong nước thì dễ dẫn đến nguy cơ nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp FDI, khi điều kiện đầu tư thay đổi họ rút đi chúng ta mất nguồn lực để phát triển.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện các quốc gia không còn cạnh tranh về hàng hóa giá rẻ mà đang trên đường đua khoa học công nghệ thì Việt Nam không thể chọn những nhà đầu tư đến với mục đích thâm dụng lao động, đất đai và tài nguyên… Ông Trần Việt Tiến – Trưởng ban Truyền thông Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nên chọn những doanh nghiệp mang đến công nghệ mới và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để đồng hành xây dựng chuỗi liên kết. Điều đó quan trọng hơn số vốn đầu tư.
Với những ngành nghề Việt Nam đang có lợi thế về sản xuất như ngành gỗ, cần ưu tiên nhà đầu tư có thế mạnh về thương mại và sáng tạo, thiết kế sản phẩm để tạo nên chuỗi giá trị hoàn thiện. Tương tự, với ngành dệt may, nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nâng cao khả năng cung ứng nguyên phụ liệu và phát triển các giá trị gia tăng cho sản phẩm. Trong khi đó, điều kiện đi kèm cho các nhà đầu tư chế biến, chế tạo là phải tham gia phát triển chuỗi cung ứng tại chỗ, ưu tiên sử dụng linh kiện, phụ kiện sản xuất tại Việt Nam.
Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, để thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ hiệu quả cho phát triển doanh nghiệp trong nước, hợp tác liên kết thành chuỗi cung ứng thì bản thân các doanh nghiệp nội cũng phải cố gắng đổi mới phương thức hoạt động, công nghệ sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
Ngược lại trong quá trình phê duyệt đầu tư, Nhà nước cần tác động với doanh nghiệp nước ngoài trong liên kết, sử dụng sản phẩm nội địa cũng như hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ. Như vậy, mới phát huy hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc tạo nền tảng phát triển kinh tế bền vững.
Doanh nghiệp FDI: Mức lương ổn định nhất, chỉ 13,8% doanh nghiệp cho lao động nghỉ không lương do Covid-19
Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp FDI có mức lương ổn định nhất so với các khu vực doanh nghiệp còn lại, chỉ 13,8% doanh nghiệp FDI áp dụng giải pháp cho lao động nghỉ không lương và 10,7% doanh nghiệp áp dụng giải pháp giảm lương nhân viên do tác động của dịch Covid-19.
Gần 127 nghìn doanh nghiệp tham gia khảo sát
Báo cáo vừa công bố về Kết quả khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp của Tổng Cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) được thực hiện từ 10 - 20/4/2020 bằng hình thức trực tuyến, sử dụng bảng hỏi điện tử trên hệ thống Điều tra doanh nghiệp năm 2020.
Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thống kê đã tổ chức cuộc khảo sát nhanh nhằm thu thập thông tin về tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) cũng như đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về mức độ phù hợp của các giải pháp được đưa ra trong Chỉ thị số 11/CT-TTg đối với doanh nghiệp.
Thông tin do doanh nghiệp cung cấp từ cuộc khảo sát sẽ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đánh giá đầy đủ về tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp cũng như dự báo những khó khăn doanh nghiệp phải đối mặt nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài.
Từ đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có thêm căn cứ để tiếp tục đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển SXKD.
Tính đến thời điểm kết thúc khảo sát, có 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời, chiếm gần 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm hiện nay (trong đó có 51/66 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, hạch toán toàn ngành).
Chỉ trong thời gian ngắn triển khai khảo sát trực tuyến, số doanh nghiệp tham gia trả lời với con số ấn tượng như vậy là do cuộc khảo sát thực sự mang tính cấp thiết và doanh nghiệp nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc khảo sát nên đã tích cực phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện thành công cuộc khảo sát.
Chi trả công lao động là gánh nặng lớn nhất thời điểm hiện nay
Đứng đầu những gánh nặng của doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều trả lời, chi trả công lao động được đánh giá là gánh nặng lớn nhất đối với doanh nghiệp thời điểm hiện nay.
Báo cáo khảo sát cho thấy, dịch Covid-19 làm cho tình hình kinh tế cả nước gặp khó khăn, hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị đình trệ, bên cạnh đó doanh nghiệp còn chịu áp lực từ các khoản chi phí rất lớn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: chi phí thuê mặt bằng, chi trả lãi vay ngân hàng, trả công cho lao động, chi phí thường xuyên khác,...
Theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1 là gánh nặng lớn nhất, 5 là gánh nặng nhỏ nhất, các doanh nghiệp đánh giá mức độ từng loại chi phí doanh nghiệp đang phải đối mặt như sau:
Xếp hạng theo điểm trung bình của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, chi trả công lao động được đánh giá là gánh nặng lớn nhất đối với doanh nghiệp thời điểm hiện nay, với điểm số trung bình là 1,89; chi trả lãi vay ngân hàng 2,41 điểm; chi phí hoạt động thường xuyên khác 2,67 điểm; chi phí thuê mặt bằng 2,68 điểm; chi phí khác 4.02 điểm.
Xếp theo tỷ lệ doanh nghiệp chọn loại chi phí là gánh nặng lớn nhất, thì khoản chi trả công lao động được nhiều doanh nghiệp chọn nhất, chiếm tới 40,3%, chi trả lãi vay ngân hàng và chi thuê mặt bằng, với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 30,8% và 27,2%, cuối cùng là chi cho hoạt động thường xuyên khác 16,8%.
Tương tự xu hướng chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, đánh giá với chi trả công lao động là gánh nặng lớn nhất, khoản chi phí có số lượng doanh nghiệp cho điểm bằng 1 nhiều thứ hai là trả lãi vay ngân hàng (trừ khu vực doanh nghiệp FDI lựa chọn là các khoản chi thường xuyên khác).
Doanh nghiệp nhà nước cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên cao nhất
Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, t heo quy mô, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa có tỷ lệ áp dụng các giải pháp về lao động nhiều nhất, lên tới hơn 73,0%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm doanh nghiệp quy mô lớn là 70,3%, quy mô siêu nhỏ là thấp nhất với 60,0%.
Cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên là giải pháp được doanh nghiệp ở tất cả các nhóm ưu tiên lựa chọn, trong đó các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn áp dụng giải pháp này lên tới trên 53,0%.
Tiếp theo là giải pháp cắt giảm lao động được các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa áp dụng nhiều nhất so với các nhóm doanh nghiệp còn lại, lần lượt là 33,3% và 31,2%. Giải pháp cho lao động nghỉ không lương và giảm lương cũng được một bộ phận doanh nghiệp áp dụng và tỷ lệ áp dụng giữa các nhóm doanh nghiệp chênh lệch không nhiều.
Theo loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ áp dụng nhiều nhất các giải pháp về lao động, chiếm 71,1%, đây cũng là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng giải pháp cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên cao nhất, chiếm 47,2%.
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp về lao động của khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 67,2%, khu vực doanh nghiệp FDI là 56,5%. Tỷ lệ doanh nghiệp cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên của hai khu vực này cùng đạt mức trên 39,0%.
Nền kinh tế bị đình trệ kéo theo nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp sụt giảm đã dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động ở tất cả các khu vực doanh nghiệp.
Tỷ lệ doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc nhiều nhất là khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước với tỷ lệ lên tới 28,7%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước với 25,9% và khu vực doanh nghiệp FDI với 23,3%.
Lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp FDI có mức lương ổn định nhất so với các khu vực doanh nghiệp còn lại, chỉ 13,8% doanh nghiệp FDI áp dụng giải pháp cho lao động nghỉ không lương và 10,7% doanh nghiệp áp dụng giải pháp giảm lương nhân viên;
Trong khi tỷ lệ doanh nghiệp cho lao động nghỉ không lương và giảm lương ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 18,4% và 23,1%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước lần lượt là 21,8% và 19,2%.
Theo khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng giải pháp cắt giảm lao động và cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên cao nhất, với tỷ lệ lần lượt là 32,8% và 44,2%; khu vực dịch vụ và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hai giải pháp trên ở mức tương đương, khoảng 25,0% và 36,0%.
Giải pháp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động được áp dụng cao nhất
Để thích ứng với dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng đi mới.
Các giải pháp được doanh nghiệp thực hiện chủ yếu bao gồm: đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi mặt hàng sản phẩm chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận doanh nghiệp tận dụng thời điểm này để tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động.
Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn/tay nghề cho người lao động trong thời điểm hiện nay đang được nhiều doanh nghiêp áp dụng, với tỷ lệ cao nhất 44,7%; có 17,0% doanh nghiệp thực hiện giải pháp tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống; có 7,7% doanh nghiệp thực hiện giải pháp tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào...
Đại hội Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Gợi mở điểm nóng chất vấn Trong 5 phương hướng phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (GVR) năm 2020, có hai nội dung dự kiến trở thành điểm nóng chất vấn tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 12/6 tới. Phương hướng phát triển năm 2020 Theo tài liệu ại hội, năm 2020, GVR đặt mục tiêu đạt doanh thu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 5 đối tượng đánh bạc tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Trà Vinh
Pháp luật
06:25:14 28/04/2025
Minh Hà 40 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng qua camera thường: 1 khoảnh khắc "bóc trần" tình cảm của Lý Hải với bà xã
Hậu trường phim
06:23:43 28/04/2025
Mỹ nam hạng A bị mắng "trà xanh" vì màn nói hớ rồi khựng lại sượng trân, nghi cố tình tạo hint tình ái với Ngu Thư Hân
Sao châu á
06:15:36 28/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Lan Ngọc và tình cũ Minh Luân?
Sao việt
06:05:13 28/04/2025
Bộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờ
Thế giới
06:01:42 28/04/2025
Gái đảm mách cách cuốn chả lá lốt đều tăm tắp chỉ bằng một chiêu đơn giản, nhìn là muốn làm theo ngay
Ẩm thực
05:52:20 28/04/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề: Nữ chính 22 tuổi gây sốc toàn châu Á vì cảnh nóng thật
Phim châu á
05:47:00 28/04/2025
Vợ tôi sống hết lòng vì chồng con, không hề ngoại tình nhưng vẫn luôn khắc khoải, nặng lòng với mối tình cũ
Góc tâm tình
05:25:30 28/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025