“Tiếp bước” Saudi Arabia, ba thành viên OPEC khác giảm giá dầu
Hãng tin trên dẫn nguồn cho biết, Iraq và Kuwait – các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – cũng tiếp nối Saudi Arabia tuyên bố giảm giá bán dầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TASS)
Theo hãng tin Bloomberg, Iraq, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuyên bố chiến tranh dầu mỏ với Nga.
Hãng tin trên dẫn nguồn cho biết, Iraq và Kuwait – các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – cũng tiếp nối Saudi Arabia tuyên bố giảm giá bán dầu.
Video đang HOT
Iraq sẵn sàng giảm giá bán dầu thô trong tháng 4/2020 ở mức 5 USD/thùng đối với các khách hàng châu Á trong khi Kuwait tuyên bố giảm giá 6 USD/thùng. Ngoài ra, Iraq có kế hoạch tăng nguồn cung dầu trong tháng 4/2020. Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (Abu Dhabi National Oil Company) thông báo ý định tăng sản lượng dầu vào tháng tới, điều này cũng sẽ gây sức ép đối với giá bán dầu mỏ.
Nga đã không ủng hộ thỏa thuận cắt giảm mạnh hơn sản lượng dầu mà OPEC đề xuất tại cuộc họp ngày 6/3. Theo Nga, hai kịch bản đã được thảo luận tại các cuộc thảo luận bao gồm kịch bản thứ nhất (mà Nga chủ trương) là tiếp tục giữ nguyên sản lượng dầu cắt giảm như thỏa thuận hiện có, và kịch bản thứ hai (được Saudi Arabia thúc đẩy) là cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu. Tuy vậy, các bên đã không đi đến một quyết định thống nhất.
Trước thông tin về việc Nga và OPEC không đạt được thỏa thuận cắt giảm mạnh hơn sản lượng dầu, giá “vàng đen” đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.
Tại phiên giao dịch 9/3, giá dầu Brent tại thị trường London (Vương quốc Anh) có lúc giảm tới 30% xuống còn 31 USD/thùng. Trong phiên sau đó giá dầu Brent đã tăng trở lại, song sang phiên 11/3 lại giảm 3,8% xuống 35,79 USD/thùng.
Duy Trinh
Theo TTXVN/Vietnam
Giá dầu thế giới tăng trở lại sau 6 phiên giảm liên tiếp
Giá dầu thế giới đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 2/3 sau dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh sẽ cắt giảm thêm sản lượng "vàng đen" tại cuộc họp vào ngày 5-6/3.
Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 tại thị trường New York (Mỹ) tăng 4,45% lên 46,75 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn tại London (Anh) tăng 4,5% lên 51,90 USD/thùng.
Sự phục hồi của giá dầu trong ngày 2/3 đã đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2019 và kết thúc chuỗi 6 ngày giảm liên tiếp trước đó.
OPEC và các quốc gia đối tác sản xuất dầu mỏ dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày 5-6/3 để đánh giá các chính sách về hoạt động khai thác dầu và đề xuất các mức cắt giảm sản lượng mạnh hơn trong quý II/2020 và sau đó.
Trong khi đó, Bank of America Global Research ngày 2/3 đã hạ mức dự đoán giá dầu Brent và WTI giao kỳ hạn trung bình trong năm 2020 lần lượt từ 62 USD/thùng và 57 USD/thùng xuống còn 54 USD/thùng và 49 USD/thùng. Theo Bank of America Global Research, việc hạ dự báo giá dầu nói trên là do tăng trưởng kinh tế đang chững lại và mức tăng trưởng cung dầu thô của Mỹ trong năm 2020 có thể giảm xuống còn 500.000 thùng/ngày.
Liên quan đến thị trường dầu thô, ngày 2/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) công bố báo cáo cho biết sản lượng dầu thô hàng năm của Mỹ đã đạt mức kỷ lục mới là 12,23 triệu thùng/ngày trong năm 2019, cao hơn 11% so với mức năm 2018. Theo cơ quan trên, mặc dù sản xuất dầu thô của Mỹ đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, song mức tăng trưởng của năm 2019 lại giảm so với con số 17% của năm 2018. Texas vẫn là bang sản xuất dầu thô lớn hơn các bang và vùng của Mỹ, chiếm tới 41% tổng sản lượng quốc gia trong năm 2019.
Theo báo cáo mới nhất về Triển vọng Năng lượng ngắn hạn, công bố ngày 11/2, dự báo dầu thô của Mỹ sẽ tăng trong năm 2020 lên mức trung bình là 13,2 triệu thùng/ngày và 13,6 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Phương Hoa
Theo TTXVN
Thị trường dầu thế giới trải qua năm tăng giá mạnh nhất kể từ năm 2016 Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2019, giá dầu thế giới giảm 1%. Giá dầu thế giới tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Ảnh: AFP/TTXVN Tuy nhiên, tính chung cả năm "vàng đen" lại ghi nhận mức tăng lớn nhất kể từ năm 2016, nhờ tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung và thỏa thuận cắt giảm sản lượng...