Tiếng thét của Công Phượng và ông Sỹ đòi liêm sĩ!
“Nếu còn liêm sỉ thì Dương Văn Hiền nên nghỉ trước”, HLV Nguyễn Văn Sỹ buông lời cay đắng với Trưởng ban trọng tài VFF.
HLV Nguyễn Văn Sỹ đang là giám đốc kỹ thuật của CLB Nam Định. Và sự phản ứng của ông Sỹ xuất phát từ trận Nam Định thua Sài Gòn FC ở sân Thống Nhất ở vòng 10. Nguyên nhân là đội khách bị bỏ qua những quả phạt đền, qua đó nhận thất bại cay đắng trước đội chủ nhà.
Hôm qua, TPHCM thua Hà Nội FC 0-3, cũng thêm một sự phản ứng hết sức gay gắt với chuyện trọng tài. Từ HLV trưởng đến ban lãnh đạo CLB TPHCM đều không hài lòng với trọng tài điều khiển trận đấu vì bỏ qua hai tình huống chạm tay của Thành Chung (Hà Nội FC).
Hình ảnh đọng lại trong tâm trí người hâm mộ ở sân Thống Nhất là Công Phượng có 2 lần “gí Vua”. Công Phượng chạy đến nói với trọng tài rằng: “Bóng chạm tay 2 lần sao không phất cờ?”.
Hai vòng đấu liên tiếp trên sân Thống Nhất đều xảy ra chuyện trọng tài bị chỉ trích. Nhưng chỉ là phần nổi của câu chuyện bởi trọng tài đã trở thành chủ đề xuyên suốt ở mùa này, thậm chỉ Chủ tịch CLB Quảng Nam – Nguyễn Húp còn lao thẳng vào phòng trọng tài để chửi, tức giận đến mức để cho khán giả Quảng Nam ném đá, chửi trọng tài đến mức phải cầu cứu ở sân Tam Kỳ.
Công Phượng chạy theo hét lớn với trọng tài vì hai lần bóng chạm tay cầu thủ Hà Nội FC nhưng không có phạt đền. Ảnh: CLB TPHCM
Một trong những vấn đề được HLV Nguyễn Văn Sỹ nêu ra đáng để những người điều hành bóng đá Việt Nam phải quan tâm: Lỗi hệ thống!
Ông Sỹ nói thẳng, lỗi hệ thống chứ không phải sai sót chuyên môn vì câu chuyện cứ lặp đi lặp lại. Do đó, Vị giám đốc kỹ thuật của CLB Nam Định đề xuất: “ Trưởng ban trọng tài Dương Văn Hiền còn liêm sỉ thì nên nghỉ, như vậy bóng đá Việt Nam mới phát triển được”.
CLB TPHCM cũng có đơn gửi VFF yêu cầu thay Trưởng ban trọng tài Dương Văn Hiền! Qua trao đổi, một lãnh đạo của đội chủ sân Thống Nhất tiết lộ chuyện đã từng trao đổi thẳng với ông Hiền trước trận đấu ở vòng 11 là cần phải có trọng tài giỏi điều hành trận đấu này, ông Hiền nói sẽ hiện diện ở khán đài nên yên tâm không xảy ra vấn đề. Hệ quả là cầu thủ TPHCM đã có đến 2 lần phản ứng với trọng tài chính, còn ông Hiền trở thành “khán giả bất đắc dĩ” chứng kiến sự căng thẳng trên sân Thống Nhất.
Video đang HOT
Trọng tài, trọng tài và trọng tài. Trưởng ban trọng tài, Trưởng ban trọng tài và Trưởng ban trọng tài. Hai điệp khúc cứ lặp đi lặp lại theo từng mùa bóng, thậm chí cứ vài vòng đấu lại bắt đầu được nhắc đến như một nỗi buồn của bóng đá Việt Nam.
Chẳng lẽ bóng đá Việt Nam bất lực trước công tác trọng tài, không thể quyết liệt xử lý để các trận đấu không còn tiếng chửi?
Và thay ông Dương Văn Hiền liệu có tốt hơn? Ai sẽ thay và vấn đề tồn tại liên quan đến trọng tài là gì?
Những câu hỏi này cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc nhất, trách nhiệm đầu tiên thuộc về VFF và VPF! Đừng để cho các đội bóng phải chơi trong cảnh “phòng thủ” và “công kích” các vị vua áo đen theo từng trận đấu, làm thế rất dễ xảy ra chuyện to như CLB Long An từng phản ứng trọng tài ở sân Thống Nhất vào năm 2016!
Hiếm có Trưởng ban Trọng tài nào như ông Dương Văn Hiền!
Có lẽ hiếm giải bóng đá chuyên nghiệp nào, người quản lý trọng tài lại thản nhiên thừa nhận cấp dưới của mình yếu kém, chưa được đào tạo tới nơi tới chốn như Trưởng ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền.
Trưởng ban Trọng tài Dương Văn Hiền cho rằng chất lượng trọng tài V-League kém là do "lịch sử để lại"
"Tôi thừa nhận một số trọng tài đã mắc sai sót về chuyên môn, nhưng hoàn toàn không có vấn đề gì về tư tưởng hay tiêu cực", Trưởng ban Trọng tài Dương Văn Hiền không dưới hai lần khẳng định, sau khi lần lượt hai cấp dưới là Vũ Phúc Hoan và Mai Xuân Hùng mắc sai sót nghiêm trọng khiến CLB Nam Định chịu thiệt ở 2 trận đấu cách nhau vỏn vẹn 3 tuần.
"Phải chăng chỉ CLB Nam Định mới bị trọng tài xử ép?", người đứng đầu Ban Trọng tài lập tức phủ nhận bằng cách chỉ ra: "Sai sót của các trọng tài khiến nhiều đội bóng khác cũng chịu thiệt như SLNA, Bình Dương hay Đà Nẵng... chứ không riêng gì Nam Định".
Và chưa cần hỏi về trách nhiệm người đứng đầu, ông Hiền chủ động đưa ra 2 lý do khách quan để biện minh: Thứ nhất, lực lượng trọng tài hiện chỉ 20 người mà mỗi vòng cần 14 trọng tài, nếu trừ đi số đang chấp hành kỷ luật nội bộ thì có khi chỉ vừa đủ dùng. Thứ hai, trọng tài kém chuyên môn là do "lịch sử để lại", bởi để một trọng tài được bắt V-League phải trải quá qua trình đào tạo xấp xỉ 10 năm trong khi ông Hiền mới ngồi ghế Trưởng ban được 2 năm.
"Nếu đổ hết lỗi cho tôi thì tội nghiệp lắm!", cựu Còi vàng, Phó ban Trọng tài VFF khoá VII hiện là Trưởng ban Trọng tài VFF khoá VII nói và "mong mọi người hiểu cho".
Trọng tài Mai Xuân Hùng bỏ qua 3 quả phạt đền hợp lệ cho Nam Định trận thua Sài Gòn
Có lẽ hiếm giải bóng đá chuyên nghiệp nào, người quản lý trọng tài lại dễ dãi và thản nhiên thừa nhận đa số cấp dưới của mình yếu kém, chưa được đào tạo tới nơi tới chốn như Trưởng ban Trọng tài VFF.
Bởi như thế khác nào "cái tát" vào cấp quản lý khi trao gửi tính công bằng và số phận các trận đấu, giải đấu vào tay những trọng tài yếu kém chuyên môn!?
Và ban tổ chức V-League, các CLB sẽ nghĩ sao khi góp kinh phí, năm sau nhiều hơn năm trước, cho Ban Trọng tài tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cấp dưới, cũng như trả lương cho họ, để rồi giờ trở thành "nạn nhân" của những trọng tài yếu chuyên môn, kém bản lĩnh!?
Thực trạng trọng tài V-League lực lượng mỏng và nhiều người yếu chuyên môn mà ông Hiền nêu ra là thực tế mà ai cũng rõ, ban tổ chức giải đang phải chấp nhận một cách bất đắc dĩ, các CLB và cổ động viên đang phải chịu đựng.
Điều mà tất cả trông chờ vào Ban Trọng tài sau hàng loạt sai phạm nghiêm trọng gây bức xúc, bên cạnh việc nhận trách nhiệm là những giải pháp, những hành động từ người đứng đầu.
Thế nhưng theo dõi phát biểu của Trưởng ban Trọng tài Dương Văn Hiền thời gian qua, ngoại trừ "sẽ mổ xẻ các tình huống sai sót tại khoá tập huấn giữa mùa" - một nội dung gần như bắt buộc của các khoá tập huấn trọng tài mà ai cũng biết, chẳng cần ông Hiền tiết lộ - thì không hề thấy một giải pháp nào thể hiện năng lực, trí tuệ và tầm nhìn của người đứng đầu Ban Trọng tài.
Thay vào đó, người ta chỉ thấy ông Hiền viện dẫn các lý do khách quan, đổ lỗi cho lịch sử và kêu gọi mọi người chia sẻ, động viên, đừng tạo áp lực lên giới trọng tài.
Mỗi nghề nghiệp đều có đặc thù riêng và trọng tài không phải ngoại lệ. Họ được trao uy quyền "vua sân cỏ", ngược lại, phải chấp nhận áp lực của cuộc chơi. Khi làm tốt, anh được ngợi ca, được thù lao xứng đáng, có cơ hội thăng tiến trong nghề, còn không, bị chỉ trích, bị kỷ luật là chuyện rất bình thường.
Rất nhiều trọng tài đã chấp nhận bỏ nghề vì không cải thiện được năng lực chuyên môn, hoặc không chịu nổi áp lực.
Với họ, từ bỏ khi không đủ năng lực, bản lĩnh theo đuổi cũng là cách để giữ lại lòng tự tôn và danh dự cho nghề trọng tài.
Báo động năng lực trọng tài V-League
Có một thực tế đáng báo động là số lượng trọng tài FIFA ở V-League, cũng như số trọng tài đủ năng lực tiến cử tham gia các đợt sát hạch của AFC, FIFA đang có xu hướng giảm và thua kém nhiều quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore...
Số trọng tài chất lượng cao giảm, trong khi số trọng tài mắc sai phạm khi làm nhiệm vụ lại có xu hướng tăng. Thống kê mùa giải 2019, V-League có 20/26 trọng tài mắc sai sót (chiếm tỉ lệ 77%); 20/33 trợ lý mắc sai sót (chiếm tỉ lệ 61%). Đây cũng là mùa giải nhiều trọng tài FIFA bị kỷ luật.
Còn ở mùa 2020, ít nhất 2 trọng tài Vũ Phúc Hoan, Mai Xuân Hùng đã có sai phạm nghiêm trọng phải "treo còi" tổng cộng 10 trận. Đây chỉ là 2 trường hợp điển hình, chưa kể các trọng tài sai phạm ở mức độ nhẹ hơn, rải rác tại nhiều vòng đấu, trong đó có những lỗi sai ngớ ngẩn như thay nhầm cầu thủ.
V-League chỉ có 2 trọng tài cấp FIFA là ông Ngô Duy Lân và Nguyễn Hoàng Hà, trong đó ông Lân cũng mắc sai sót ở trận Nam Định thua Thanh Hoá 0-1 ở vòng 5.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng VFF, VPF nên sớm tính tới việc thuê trọng tài ngoại, thay vì chờ tới cuối mùa giải như các năm trước. Tất nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, trong lúc chờ chất lượng trọng tài nội được cải thiện.
Trưởng Ban trọng tài VFF: 'Hãy chỉ tôi xem ai tiêu cực?' Ông Dương Văn Hiền, Trưởng Ban trọng tài VFF, cho rằng nếu trọng tài tiêu cực tại V-League, các CLB đã biết và có thể lập tức chỉ điểm. Ông Dương Văn Hiền nhận chức Trưởng Ban trọng tài VFF từ năm 2018. Ảnh: Lâm Thoả. - Từ đầu mùa giải V-League 2020, rất nhiều CLB đã kêu ca về vấn đề trọng...