“Tiếng sét trong mưa” bản Trung: Củng Lợi đóng vai mẹ kế ngoại tình, nhan sắc “Thị Bình” bị hủy hoại
Cùng lấy cảm hứng từ vở kịch Lôi Vũ, tuy nhiên vai trò của Thị Bình trong “ Hoàng Kim Giáp” lại bị thay đổi xuống hàng nữ phụ.
Sau một thời gian phát sóng, Tiếng sét trong mưa đang nhận về nhiều sự yêu thích. Bộ phim được phóng tác từ vở kịch Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu, người Trung Quốc. Trước Tiếng sét trong mưa, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã quyết định sản xuất bộ phim điện ảnh Hoàng kim giáp cũng lấy cảm hứng từ vở kịch nảy.
Bộ phim quy tụ dàn diễn viên thực lực như Củng Lợi, Châu Nhuận Phát, Châu Kiệt Luân, Tần Tuấn Kiệt, Lưu Diệp.
Ở Hoàng kim giáp, vai trò của Nguyên Phối phu nhân (tương đương với nhân vật Thị Bình) bị tụt xuống hàng nữ phụ. Nguyên Phối phu nhân không tham gia xuyên suốt bộ phim mà chỉ lộ diện trong một vài phân đoạn.
Thời lượng nhân vật này xuất hiện khá ít ỏi nên không để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Điều đáng chú ý nhất là gương mặt của Nguyên Phối phu nhân. Trong khi nhan sắc Thị Bình chỉ dừng ở mức già nua sau 24 năm xa cách người tình thì Nguyên Phối phu nhân lại bị hủy dung nhan vì một vết sẹo trên má.
Ngoài ra, diễn biến tình cảm của Nguyên Phối phu nhân cũng hoàn toàn khác xa so với Thị Bình. Nếu Khải Duy yêu Thị Bình một cách thật lòng, gạt bỏ cả quan niệm môn đăng hộ đối để cưới một nàng hầu thì Đại Vương lại sẵn sàng quay lưng với người mình yêu và lấy mạng cả nhà cô chỉ vì sự khác biệt giai cấp giữa hoàng đế và cung nữ hèn mọn. Điều này khiến Nguyên Phối phu nhân luôn căm hận người tình cũ.
Nguyên Phối phu nhân và Thị Bình.
Nữ chính trong Hoàng kim giáp được giao cho Củng Lợi đảm nhận, bà thủ vai vợ kế của Đại Vương. Vương Hậu vốn là công chúa Lương quốc, xuất thân cao quý. Sau đại hôn, bà ngày càng ngán ngẩm chồng nên lén lút tư thông với thái tử Nguyên Tường, con riêng của Đại Vương. Tính cách nhân vật giữa hai bộ phim cũng hoàn toàn khác biệt.
Bằng chứng là quyền lực và tình mẫu tử vẫn còn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng Vương Hậu. Nếu Hạnh Nhi chỉ biết đau khổ vì người chồng mang một bóng hình khác và van xin tình yêu từ Thanh Bình thì Vương Hậu lại luôn âm thầm lên kế hoạch cho con trai tạo phản cướp ngôi cha.
Vương Hậu và Hạnh Nhi.
Video đang HOT
Giữa hai bộ phim của hai nền điện ảnh khác nhau nhưng cùng dựa vào một vở kịch, khán giả có thể thấy Tiếng sét trong mưa vẫn giữ được phần nhân cách tốt đẹp bên trong mỗi nhân vật. Nếu như Khải Duy chỉ dừng với mức một người chồng gia trưởng, độc đoán thì Đại Vương lại là hoàng đế tàn độc.
Thay vì lén cho vợ dùng thuốc tăng ham muốn, Đại Vương lại bắt Vương Hậu uống thuốc độc hàng ngày để trừng trị tội sai trái. Nếu Khải Duy yêu Thị Bình một cách thật lòng thì Đại Vương lại ruồng bỏ Nguyên Phối phu nhân nhằm chạy theo quyền lực. Nếu như Hải được miêu tả là một chàng trai hành nghĩa, dám thay công nhân chống lại chính cha mình thì Nguyên Kiệt (Châu Kiệt Luân) lại dùng tính mạng của hàng ngàn binh sĩ chỉ vì muốn làm hài lòng mẫu hậu.
Đại Vương và Khải Duy.
Nguyên Kiệt và Hải.
Theo Baidu, Hoàng Kim Giáp được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 14/12/2006 với doanh thu nội địa gần 300 triệu NDT và 78,57 triệu đô la trên phạm vi toàn cầu. Bộ phimlà tác phẩm đầu tiên trong lịch sử phim Trung Quốc thực sự gây chú ý trên thế giới.
Kể từ khi phát hành tại Mỹ, Hoàng Kim Giáp được bốn phương tiện truyền thông hàng đầu nước này bao gồm Tạp chí Time, báo New York, báo Washington và báo Los Angeles đồng loạt đưa tin với những mỹ từ: “tác phẩm sử thi”, “cảnh tượng hoành tráng” và “trực quan rực rỡ”.
Sở dĩ Hoàng Kim Giáp nhận về nhiều khen ngợi phải kể đến kinh phí đầu tư khổng lồ. Chỉ riêng trang phục của Châu Nhuận Phát, đoàn phim đã thuê 80 công nhân thực hiện trong một tháng. Toàn bộ sợi vàng được đóng đinh bằng các miếng vàng 18K, nặng khoảng 40kg và trị giá tới 1,25 triệu NDT (tương đương 4 tỷ đồng). Để khoác lên người áo long bào này, Châu Nhuận Phát đã phải địa điểm quay trước 2-3 giờ và nhờ sự giúp đỡ của 8 nhân viên.
Thành công ngoài mong đợi của Hoàng Kim Giáp đã giúp bộ phim đạt đến 13 đề cử trong lễ trao giải Kim Ưng. Trong đó, Củng Lợi xuất sắc giành ngôi Ảnh hậu khi chiến thắng tại hạng mục Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Ngoài ra, bộ phim giành được thêm giải ở ba hạng mục khác bao gồm: Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Trang phục xuất sắc nhất, Ca khúc hay nhất. Hoàng Kim Giáp còn xuất sắc góp mặt trong đề cử tại lễ trao giải Oscar cho hạng mục Thiết kế phục trang xuất sắc nhất.
Mặc dù cốt truyện dựa trên vở kịch của Tào Ngu nhưng bi kịch trong Hoàng Kim Giáp lại tăng theo cấp số nhân khi lựa chọn bối cảnh là thời Hậu Đường thuộc Ngũ Đại Tam Quốc. Bi kịch của tác phẩm đã không còn xoay quanh một gia đình mà được nâng tầm thành một triều đại.
Là một bộ phim thể hiện những xung đột trong hoàng cung, nhưng bi kịch của Hoàng kim giáp khởi đi từ sự bất hòa trong mối quan hệ thường tình trong gia đình. Cốt truyện Lôi Vũ trở thành một tiền đề để Hoàng kim giáp hướng tới một lời cảnh báo: bi kịch trong gia đình kẻ nắm quyền sẽ trở thành bi kịch của cả một triều đại.
Theo afamily
Lý Tiểu Long từng đóng 'Tiếng sét trong mưa' của Trung Quốc
"Tiếng sét trong mưa" được chuyển thể từ vở kịch "Lôi Vũ" của Trung Quốc. Tác phẩm có một vị trí quan trọng trong văn hóa Hoa ngữ và được cải biên nhiều lần.
Bộ phim truyền hình Tiếng sét trong mưa của đạo diễn Nguyễn Phương Điền quy tụ dàn diễn viên Cao Minh Đạt, Cao Thái Hà, Thảo Trang, Nhật Kim Anh... đang có sức hút mạnh mẽ với khán giả. Phim được chuyển thể từ vở kịch Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu, người Trung Quốc.
Tiếng sét trong mưa hấp dẫn khán giả Việt có nguyên gốc từ vở kịch của Trung Quốc.
Tại làng giải trí Hoa ngữ, Lôi Vũ cũng có vị trí nhất định. Theo Baidu, vở kịch được coi là "đặt nền tảng cho chủ nghĩa hiện thực trên sân khấu kịch Trung Quốc" và là cột mốc cho sự trưởng thành của phim truyền hình Trung Quốc hiện đại.
Tác phẩm phản ánh các vấn đề xã hội và thời đại sâu sắc thông qua việc mô tả xung đột trong gia đình. Là quá trình đấu tranh giữa sự suy đồi của hệ thống xã hội cũ, sự sống sót dai dẳng của tư tưởng phong kiến những năm 1920. Cốt truyện nhiều cao trào, ngôn ngữ trau chuốt, tinh tế và các nhân vật có nét đặc trưng riêng giúp Lôi Vũ trở thành một trong những vở kịch nổi danh nhất của Trung Quốc.
Lôi Vũ là vở kịch quen thuộc trên sân khấu Trung Quốc. Theo thống kê của Học viện nghệ thuật nhân dân Bắc Kinh, Lôi Vũ được biểu diễn hơn 500 buổi từ những năm 1950 tới nay.
Từ năm 1933 đã có 11 phiên bản kịch sân khấu khác nhau dựng lại vở Lôi Vũ. Ngoài ra còn có 7 tác phẩm điện ảnh chuyển hình cải biên từ cốt truyện kinh điển của tác giả Tào Ngu.
Trong đó, có thể kể đến phiên bản năm 1957 có sự tham gia của Lý Tiểu Long trong vai Chu Xung (con trai của Chu Phác Viên và Phồn Y). Đây là bộ phim tâm lý tình cảm hiếm hoi trong sự nghiệp của Lý Tiểu Long khi ông còn ở Hong Kong. Bộ phim nhận được 7.5 điểm trên trang Douban.
Lý Tiểu Long vai Chu Xung (là cậu ba Xuân trong phiên bản Việt Nam) trong Lôi Vũ 1957.
Phiên bản điện ảnh nổi tiếng khác là Hoàng Kim Giáp của đạo diễn Trương Nghệ Mưu ra mắt năm 2006. Tuy nhiên, Trương Nghệ Mưu chỉ lấy cảm hứng từ Lôi Vũ, nhưng ông đã chuyển bối cảnh phim từ Thiên Tân thời cận đại về thời Hậu Đường thuộc Ngũ Đại Thập Quốc. Sau đó, cốt truyện phim cũng phát triển theo những tình tiết khác so với nguyên bản Lôi Vũ của Tào Ngu.
Do nguyên tác nổi tiếng và được công chúng biết đến rộng rãi, khi nhà sản xuất muốn cải biên sang bản điện ảnh hoặc truyền hình đều gặp áp lực lớn. Tuy nhiên, các phiên bản đều được đánh giá cao với mức trên 7 điểm trên trang Douban.
Hoàng Kim Giáp cũng được lấy cảm hứng từ Lôi Vũ của Tào Ngu.
Phiên bản điện ảnh đầu tiên của Lôi Vũ mà Trung Quốc sản xuất là từ năm 1984 do Tôn Đạo Lâm làm đạo diễn. Ông chia sẻ quá trình khó khăn khi quay phim bởi các nhân vật đã in đậm dấu ấn trong lòng khán giả, rất khó để tạo nên điều mới mẻ. Vì vậy, Tôn Đạo Lâm phải tới gặp Tào Ngu để xin ý kiến đóng góp. Tác phẩm này được chấm 7.8 điểm trên trang Douban.
Tuy nhiên, phiên bản này vẫn bị đánh giá là chuyển thể cứng nhắc, không thể hiện hết tinh thần của tác giả Tào Ngu, không đem lại sức sống cho nhân vật, không chạm đến trái tim khán giả dù Lôi Vũ là một bi kịch lớn dồn dập.
Lôi Vũ phiên bản 1996 do đạo diễn nữ số 1 Trung Quốc Lý Thiếu Hồng chỉ đạo được đánh giá có chất lượng tốt nhất trong các lần cải biên. Phim do các diễn viên Quy Á Lôi, Triệu Văn Tuyên, Bảo Phương đóng chính.
Không chỉ ở Việt Nam mà tại Trung Quốc, vấn đề các mối quan hệ sai trái trong tác phẩm cũng bị đem ra tranh cãi không ngừng. Một số khán giả cho rằng tác giả đã đẩy mâu thuẫn lên đến cực đoan. Tào Ngu khiến các nhân vật mang tâm lý biến thái với mối tình cấm kỵ giữa mẹ kế và con chồng, giữa anh trai và em gái.
Tại Trung Quốc, khán giả cũng tranh cãi về các nhân vật, giá trị đạo đức bị đảo lộn trong phim.
Tuy nhiên, đa số khán giả đánh giá tác giả muốn tạo ra một bi kịch lớn nhằm miêu tả rõ nét tính cách của các nhân vật. Ví dụ như Chu Bình (con của Chu Phác Viên và Thị Bình) là kẻ ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, kẻ sợ hãi cha nhưng muốn thỏa mãn ham muốn của chính mình.
Còn Tư Phượng là cô gái ngây thơ, hết lòng vì tình yêu nhưng lại nhận một kết cục đau khổ. Qua đó, Tào Ngu muốn truyền tải tinh thần bức bách, tư tưởng muốn phá vỡ chế độ cũ của mình.
Tào Ngu từng chia sẻ: "Tôi sáng tác Lôi Vũ trong hoàn cảnh cuộc sống không có ánh sáng mặt trời, không có hi vọng hay tương lai. Đó là thời điểm mà tôi chỉ muốn phản kháng lại xã hội. Con người rơi vào xã hội cũ bế tắc, hung ác nhưng tôi không cam lòng thỏa hiệp chỉ để sống sót, cho nên tôi mới cầm lấy cây bút. Lôi Vũ là tiếng rên rỉ đầu tiên của tôi"
Theo zing
Nhật Kim Anh lấy lại tinh thần khi "Tiếng Sét Trong Mưa" liên tục thăng hạng Dù còn không ít những tranh cãi xoay quanh tạo hình gái 18 trong "Tiếng Sét Trong Mưa" của Nhật Kim Anh nhưng không thể phủ nhận vai Thị Bình thực sự được sinh ra để dành cho bà mẹ một con xinh đẹp này. Dù có xuất thân từ một ca sĩ nhưng một vài năm trở lại đây, Nhật Kim Anh...