Tiếng sáo xé lòng của chàng sinh viên Học viện âm nhạc Quốc gia
Mẹ ơi con nhớ tiếng sáo quá, bác sĩ nói bao giờ con được ra viện hả mẹ?” Nghe con hỏi người mẹ tội nghiệp không biết trả lời sao chỉ gạt nước mắt trấn an con “Để mẹ sẽ nhờ các bạn mang sáo vào đây cho con, con cứ yên tâm mà chữa bệnh”
Đó là câu chuyện thấm đẫm nước mắt của cậu bé Nguyễn Văn Linh (thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) mà tôi đã gặp tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Không giống như các bệnh nhân khác đang điều trị ở đây, em mò mẫm dò lần từng bước đi bằng cách huơ huơ đôi bàn tay ra phía trước. Thỉnh thoảng có người chạy lại khẽ va vào người khiến em ngã nhào, lúc đó mới biết cậu bé này hoàn toàn không nhìn thấy được gì.
Em kể, từng tiếng chậm rãi khe khẽ trong thứ âm thanh ồn ào của bệnh viện giờ tiêm truyền thuốc. Sinh ra Linh đã không nhìn thấy được gì cho dù bố mẹ cũng đã cố gắng chạy chữa tại các bệnh viện cho con. Sau một thời gian điều trị, mẹ Linh khóc nhiều tưởng chừng đến cạn nước mắt nhưng vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận cuộc sống của đứa con trai bị khiếm thị. Hàng ngày nhìn những đứa trẻ xunh quanh nô đùa cô lại khóc – tiếng khóc dấm dứt xót con đến quặn ruột mà đã hơn 20 năm qua Linh không thể nào quên được. Thương bố mẹ, ngẫm cuộc sống của mình đã an bài là thế, em chỉ biết cắm cúi miệt mài vào việc học để ước mơ một ngày khiến mẹ được cười hạnh phúc….
Bị khiếm thị từ khi sinh ra, gần đây em còn phát hiện bị suy thận mãn giai đoạn cuối
12 năm theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Linh luôn đạt thành tích học tốt được thầy yêu bạn mến. Và cũng chính tại ngôi trường này đã chắp cánh ước mơ đầu tiên cho em theo sự nghiệp âm nhạc. Cậu bé yêu lắm tiếng sáo quê hương cùng giai điệu ngọt ngào réo rắt để rồi quyết tâm thi vào Khoa nhạc cụ truyền thống của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Ngày ngày đến trường được nghe tiếng sáo với em là cả một thế giới khác mà ở đó vẫn âm ỉ ước mơ cho đôi mắt ngày nào đó được nhìn thấy để em có thể biết được rằng mọi vật xunh quanh tồn tại như thế nào.
Chưa một lần được nhìn thấy gương mặt mẹ nhưng với em : “Mẹ đẹp lắm nhưng mẹ cũng khóc nhiều lắm” – Linh tâm sự. Hơn 20 năm mẹ khóc thương con không được biết thế giới bên ngoài nhưng vẫn còn le lói hi vọng rằng sau này con được hạnh phúc, còn giờ đây …. “Sao ông trời nhẫn tâm đến thế, con trai tôi đã thiệt thòi thế rồi mà còn bắt nó mang bệnh” – cô Trịnh Thị Chính (mẹ của Linh) sụt sùi nói.
Video đang HOT
Tin con bị suy thận như tiếng sét đánh ngang tai khiến cô Chính như ngã quỵ
Linh bị suy thận mãn giai đoạn cuối – cái tin nghe như tiếng sét đánh ngang tai đủ sức quật ngã người mẹ cả một đời đã khóc thương con. Cô ngất lịm tưởng chừng không còn tỉnh dậy được nữa nhưng một mình con sao chống chọi được nên ông trời tiếp tục bắt cô phải chứng kiến nỗi đau đớn vật vã. Ở quê nghe tin cô hốt hoảng vay giật được hơn chục triệu để rồi chân bước, chân xiêu vội vàng bắt xe lên thẳng bệnh viện nơi đứa con trai đang nằm cấp cứu. Nhìn con cứ lặng thinh không nói gì trên giường bệnh cô như ngã quỵ không tin vào sự thật nghiệt ngã này : “Lần nào lên thăm con, nó cũng thổi sáo cho mẹ nghe, vậy mà lần này gặp con thì con chỉ lặng im không nói được gì cả” – cô Chính quệt ngang dòng nước mắt nói.
Đứa con trai cô mang bệnh thật – phải đến khi nghe trực tiếp bác sĩ cho biết cô mới dám tin. Cảm giác đau đớn, hẫng hụt và cả sự thất vọng tràn trề bởi niềm tin bấy lâu nay cô nuôi giữ tan mất rồi : “Mẹ thương con thiệt thòi không được bằng bạn bằng bè, mẹ chỉ biết khóc. Còn bây giờ con bệnh, mẹ chẳng biết làm sao?” – cô cứ nắm chặt lấy tay con mà khóc rồi một tay lại vịn chặt vào thành giường để không ngã quỵ. Ở nhà chồng bệnh tật bấy lâu không làm được gì, bản thân cô bị thoái hóa cột sống và sỏi thận cũng không dám than phiền ai nhưng còn Linh : “Từ bé sinh ra con đã chịu khổ rồi mà giờ ông trời cũng không tha cho nó”
Chưa một lần được nhìn thấy mẹ nhưng trong tâm trí của em “Mẹ đẹp lắm nhưng cũng khóc nhiều lắm”
Linh yêu mẹ lắm nên từ ngày bị bệnh em cứ day dứt nơm nớp lo sớm phải ra đi rồi một mình mẹ sẽ sống ra sao nữa. Trong kí ức đẹp đẽ của mình em nhớ những ngày được sang Nhật Bản và nước Pháp để lưu diễn hay tấm huy chương vàng trong Liên hoan tiếng hát “Từ trái tim” để tặng cho mẹ nhưng hiện tại điều đó sao quá đỗi mong manh đến vậy. Không nhìn thấy gì đâu nhưng em biết hết khi mẹ chạy vội vàng ra ngoài hành lang nghe điện thoại của mọi người ở quê gọi lên báo không vay được tiền để rồi mẹ lại ôm mặt khóc….
Nhìn Linh rồi lại quay sang nhìn cô Chính, một nỗi nghèn nghẹn trào lên khiến tôi cũng không thể cất thành lời. Thương em quá Linh ơi, sao ông trời bắt em chịu nhiều thiệt thòi đến vậy và rồi người mẹ khốn khổ kia sẽ xoay sở ra sao khi ngày mai lại đến lần chạy thận cho con?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 737: Cô Trịnh Thị Chính (thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)
Số ĐT: 0976927872
Hoặc số ĐT của em Linh : 0904829344
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490Email: quynhanai@dantri.com.vnBạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan triAccount Number: 045 137 195 6482Swift Code: BFTVVNVXBank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002Swift Code: MSCBVNVXBank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Chàng sinh viên sở hữu... 40kg tiền cổ
Chàng sinh viên Nguyễn Nguyên Thông, 21 tuổi (năm 4, Trường Đại học Khoa học Huế) đang sở hữu... gần 40kg tiền cổ.
Thông kể: "Lúc còn nhỏ mình rất thích những vật độc đáo, lạ mắt, đặc biệt là tem thư". Cứ mỗi lần bố mẹ có thư là Thông xin lại tem cất giữ để khoe với bạn bè. Lớn lên một chút, Thông còn thích chơi tiền cổ (tiền giấy và tiền xu) vì đơn giản là nó có hoa văn đẹp "để về trang trí phòng".
Thế là từ niềm vui thích trẻ con ban đầu, dần dần cái "máu sưu tập" chuyên nghiệp đã ngấm vào người Thông từ lúc nào không hay.
Nguyễn Nguyên Thông bên bộ sưu tập của mình.
Sau hơn 10 năm sưu tập, giờ đây Thông đã có một bộ sưu tập tem, tiền cổ khá đồ sộ và là thành viên trẻ nhất của câu lạc bộ chơi tem cổ ở Huế. Hiện Thông sở hữu bộ sưu tập tiền xu, tiền giấy Việt Nam từ năm 1900 về sau và tiền MPC (Đô la đỏ). Trong đó đồ sộ nhất là bộ tiền giấy MPC với gần 300 tờ.
Giải thích về loại tiền này, Thông nói: "Khi sang xâm lược Việt Nam, để tránh việc nguồn tệ mạnh "chảy" ra nước ngoài, người Mỹ cho phát hành một loại đô la có mệnh giá tương đương với đô la chính thức để trả lương cho các nhân viên quân sự làm việc ở nước ngoài, gọi là đô la đỏ".
Ngoài ra, đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập tiền cổ của Thông là đồng xu Ba Son có mệnh giá 1 cent - ký hiệu K, phát hành năm 1875: "Khi Pháp xâm lược 6 tỉnh Đông, Tây Nam Kỳ, đã đem loại tiền này sang để đồng hóa dân An Nam, nhưng đồng tiền này lại không có lỗ nên nó không được ưa chuộng vì dân An Nam vốn có thói quen xỏ lỗ tiền xu thành xâu. Thế là Pháp đem loại tiền này tới xưởng Ba Son để đục lỗ với số lượng 10.000 đồng xu. Nhưng giờ đây loại tiền này cực hiếm"-Thông cho biết.
Nhờ thích chơi tiền, tem cổ mà Thông đã tích lũy cho mình một lượng kiến thức nhất định về văn hóa xã hội. Bằng chứng là năm lớp 9 chàng trai trẻ này đã ẵm 2 giải nhất cuộc thi học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên - Huế môn Lịch sử và Ngoại ngữ, khiến thầy cô và bạn bè phải nể phục.
Thông nói: "Mỗi lần tìm được một con tem hay tiền cổ, thì bằng mọi cách mình phải tìm hiểu được thông tin và quá trình lịch sử của nó để trao đổi với bạn bè, nhờ đó trình độ lịch sử và ngoại ngữ của mình cũng tiến bộ nhanh".
Theo Dân Việt
Hai chàng thủ khoa gieo ước mơ trên những phím đàn Cùng quê ở xứ Nghệ, cùng là thủ khoa của Học viện Âm nhạc Huế, cùng đến giảng đường với muôn vàn nỗi lo của cuộc sống trọ học xa nhà của sinh viên nghèo, thế nhưng chưa bao giờ họ đầu hàng trước những khó khăn... Làm thêm để có tiền luyện thi Chúng tôi gặp Lê Công Cảnh, chàng tân sinh...