Tiếng ru buồn ở làng vô địch… đẻ
Ngày cuối tuần, những đứa trẻ ở xóm Mỏ Ba túm tụm từng đám chơi ngoài xóm. Bọn trẻ ở đây lớn lên phất phơ cứ như cỏ dại. Người lớn trong xóm bảo, chúng đông thế, nuôi được khoẻ là tốt rồi, lớn lên tự lo thôi.
Xóm Mỏ Ba cách thủ đô Hà Nội có hơn 100km nhưng cuộc sống nơi đây như tụt lại hàng thập kỷ. Từ trung tâm xã Tân Long (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) vượt qua con đường dốc độc đạo 15km qua đỉnh núi rồi lọt xuống phía bên kia , xóm Mỏ Ba nằm thu mình trong thung, cách biệt với thế giới bên ngoài.
Xóm gồm 6 dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh, Cao Lan cùng sinh sống, 133 hộ nhưng có đến gần 1.000 nhân khẩu. Hầu hết thanh niên trong xóm học hết cấp 2 là nghỉ, trồng lúa, trồng chè, lấy nhau…rồi đẻ. Đẻ từ năm 17-18 mới lập gia đình, đến 50 tuổi vẫn chưa thôi.
Cụm nhà người Mông, nơi có tỷ lệ sinh đẻ “hoành tráng” nhất của xóm hơn 30 túp nhà gỗ xơ xác . Ông Ngô Văn Sùng, “nhà vô địch sinh sản” 56 tuổi với 20 người con, xấu hổ không cho chụp ảnh. Vợ chồng ông Hồng Văn Sình và bà Vương Thị Mị nhà bên cũng có tới 14 đứa con, 8 trai, 6 gái.
Chị Hồng Thị Xoa, con gái thứ ba của bà Mị, bỏ chồng ôm đứa con 9 tuổi về bám mẹ khiến miệng ăn trong nhà đông hơn. Tám năm trước, bà Mị đẻ nốt thằng Dinh, việc nhà nông bận luôn tay, em bú chị, cháu bú bà cũng thành chuyện thường.
Bà Mị qua 14 lần “vượt cạn” mà vẫn còn sức cả ngày ở nương chè, ruộng ngô, về nhà lại quần quật với mấy nồi cám lợn. “…Không phải khoẻ đâu, nhiều miệng ăn quá nên phải cố thôi…”, bà than thở mà ánh mắt cứ cụp xuống, theo đôi bàn tay đang xoàn xoạt thái mớ dây rau lang nấu cám.
Tương lai nào cho những đứa trẻ xóm Mỏ Ba?
Video đang HOT
Vào xóm Mỏ Ba, thường bắt gặp những bà mẹ địu con.
Bọn trẻ ở đây lớn lên như “cỏ dại”. Hiếm có đứa nào học hết cấp 3 để rồi thoát ly khỏi xóm nghèo.
Hai đứa bé giúp mẹ đi lấy nước.
Hồng Văn Dinh, con trai thứ 14 của bà Vương Thị Mị ngồi chơi dưới hiên nhà phơi đầy quần áo.
Bé Hồng Thị Lan 9 tuổi con chị Xoa (ngồi bên phải) rúc rích cười, nhất định không gọi thằng cu Hồng Văn Dinh bằng cậu.
Nhà chật lại đông người, cu Dinh phải mắc màn ngủ trên gác xép vốn chứa ngô.
Bà Vương Thị Mị, hết buổi lên nương lại quần quật với nồi cám lợn.
Theo 24h
"Vua voi" Ama Kông qua đời
Vào lúc 2 giờ sáng nay, 3/11, người được mệnh danh là "Vua voi" Ama Kông đã qua đời tại nhà riêng ở Buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk.
Ama Kông (SN 1909, người dân tộc M'nông, tên khai sinh là Y Prông Êban, tên Lào là Khăm Proong) sinh ra tại bản Đôn, nơi săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng của Việt Nam.
Năm 17 tuổi, ông trở thành thợ chính và ngay trong chuyến săn đầu tiên vì đã bắt được 5 con voi. Do không có con, "Vua voi" Khun Ju Nốp đưa Ama Kông và H'Nố về nuôi từ nhỏ, lớn lên thì cho lấy nhau dù cùng huyết thống.
Ông còn là tay chơi nổi tiếng hảo hán: tay không bắt bò rừng, biết thổi tù và, chơi giỏi nhiều nhạc cụ, khiến các sơn nữ mê mẩn. Cũng là người mê cờ bạc từng bán voi lấy tiền, đi máy bay từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn đánh bạc, chỉ 3 ngày cúng chiếu bạc hết cả con voi trị giá 40.000 đồng (thời 1959, 1960). Số tiền đó đủ làm 10 căn nhà sàn dài bằng gỗ tốt.
"Vua voi" Ama Kông
Người vợ đầu của ông mất vào năm 1941 do chứng hậu sản, theo tục nối dây, em gái của H'Nố là H'Hốt thay chị nâng khăn sửa túi cho anh rể. Ở với nhau một thời gian, cuộc hôn nhân này bị gãy gánh do H'Hốt không đồng ý cho Ama Kông lấy vợ. Theo luật tục của người M'Nông, khi người chồng muốn bỏ vợ và ngược lại, ngoài việc phải nộp phạt cho làng, anh ta phải để lại toàn bộ của cải cho vợ nuôi con. Thế nên khi quyết định lấy người vợ thứ 3, Ama Kông bước ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Tiếp tục làm nghề săn bắt voi trong rừng và trở thành vua voi của Tây Nguyên với chiến tích săn được hơn 300 con voi.
Theo 24h
Gần 80 cô gái Lào Cai mất tích bí ẩn Nhiều thiếu nữ dân tộc mất tích (Ảnh minh họa) Gần 80 cô gái đẹp, chủ yếu độ tuổi từ 14 - 18, ở tỉnh Lào Cai bỗng dưng mất tích một cách bí ẩn từ năm 2008 trở lại đây. Theo Công an huyện Bắc Hà (Lào Cai), từ năm 2008 trở lại đây, tại xã Bản Phố có 78 phụ nữ...