Tiếng khóc thét lên giữa nghĩa địa tố cáo “lão yêu” tên “Lủi” lủi sau bia mộ
“Nhử mồi” bằng khoản tiền 6000 đồng và một miếng bánh đa, “lão yêu” dụ dỗ bé gái 7 tuổi nhà thông gia đi chơi ngoài… nghĩa trang.
Ông già đã dụ dỗ cháu bé ra nghĩa địa để dở trò đồi bại (Ảnh minh họa)
Tiếng khóc vang lên giữa không gian chiều muộn đã báo động cho người dân chạy đến giải cứu bé gái, bao vây thủ phạm còn đang luống cuống kéo khóa quần.
Cuộc viếng thăm của lão thông gia
Nạn nhân trong vụ án là bé Nguyễn Phương Chi (2006, ngụ xã Dụ Lễ, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Theo lời ông nội bé gái: Đầu giờ chiều ngày 13/4, một vị khách bất ngờ xuất hiện là ông thông gia Đào Xuân Lủi (1952, ngụ thôn Tú Đôi, xã Kiến Quốc cùng huyện). Mang tiếng thông gia, lại ở gần nhau nhưng quan hệ hai nhà bấy lâu nay không mấy mặn mà, vì vậy chuyện ông Lủi bỗng dưng tươi cười sang chơi quả là sự lạ.
Video đang HOT
Hôm đó nhà chỉ có 2 ông cháu, mọi người đều đi làm. Bỏ qua những hiềm khích cũ, chủ nhà niềm nở chuẩn bị ít đồ nhậu để thiết đãi khách, hai vị thông gia chén tạc chén thù “nối lại tình xưa” sau bao ngày lạnh nhạt. Sau một hồi lai rai, ông Lủi xin phép ra vườn tìm xin ít lá cây về chữa bệnh, và ngỏ ý muốn dắt bé Chi ra chơi. Rồi ông lão này kéo luôn bé ra đường, đi về phía khu nghĩa địa thôn cách nhà khoảng 500m. Lúc đó khoảng 17h, hàng xóm đều trông thấy song không ai để ý nghi ngờ vì nghĩ chắc ông lão được người nhà nhờ dẫn bé đi chơi, hoặc bé dẫn người quen đi thăm mộ.
Tuy nhiên được một lúc, có người làm việc tại lò gạch ngay sát nghĩa trang trông thấy cảnh tượng kỳ cục cùng với tiếng kêu khóc của trẻ con liền chạy tới. Ban đầu anh này cứ nghĩ mình “trông gà hóa quốc”. Khi chạy đến gần tận mắt chứng kiến mới tá hỏa, phía sau ngôi mộ xây nằm khuất nẻo, ông già Lủi đang bắt đứa bé sờ vào “của quý” của mình, liền gọi mọi người xung quanh tới để bắt quả tang “ dê xồm”. Người nhà bé Chi thấy ông thông gia dẫn cháu đi chơi mà không về cũng đổ xô chạy đi tìm, vừa ra ngõ đã thấy người dân nhốn nháo hớt hải chạy về để báo tin dữ.
Về phía lão “ yêu râu xanh“, ngay khi thấy người dân kéo đến, ông ta liền kéo khóa quần lên, lẳng lặng chuồn nhanh bỏ mặc cháu bé ở lại. Rất đông người trong thôn và người đi đường nghe nói sự việc đã định lao vào “tẩn” cho ông già “dê” một trận nhưng gia đình bé Chi kịp thời ngăn cản vì “dù sao ông ấy cũng là thông gia”. Ông Lủi bị người dân dẫn giải lên cơ quan công an xã Dụ Lễ để tố cáo, sau đó bị chuyển lên CA huyện Kiến Thụy điều tra xử lý.
Các nhân chứng khẳng định đã nhìn thấy ông già có hành vi đồi bại, truy nhiên ông già vẫn kiên quyết không nhận tội.
U70 vẫn còn “sung”
Đã mấy ngày sau khi có “vụ” của ông Lủi, cuộc sống của người dân hiền lành chân chất ở vùng thôn quê vẫn chưa hết xáo động. Theo lời kể của người dân sống gần nhà thì ông này tuy đã già nhưng “tâm hồn vẫn phơi phới trẻ trung”. Cùng lớp người ngoài 60 tuổi, nhiều ông lão nông dân đã già nua ốm yếu do cả đời vất vả, nhưng ông Lủi vẫn giữ được phong độ nổi bật với tầm vóc cao lớn, bệ vệ. Nhìn bên ngoài ông ta trẻ hơn cả chục tuổi so với tuổi thật, đã thế lại “thanh niên tính”, thích bông đùa.
Nhắc đến ông Lủi, mọi người “lè lưỡi lắc đầu” nói: “Ông này ghê lắm”, người khác nháy mắt hóm hỉnh: “ Chắc ngày xưa bà vợ bán thuốc bắc, cho ông này uống lắm thảo dược nên ông ấy mới sung mãn như vậy chứ!“. Ông Lủi đã có vợ con đuề huề nhưng thi thoảng vẫn ra ngoài “chấm mút”, kết quả là có một người con trai riêng xin nhận cha. Người con trai đã nhiều lần về quê thăm cha, từ đó quen biết con gái ông Quốc rồi trở thành con rể; ông Lủi và ông Quốc nhờ thế mới trở thành thông gia.
Tuy nhiên, tình cảm giữa ông Lủi và anh con trai riêng chẳng mấy gần gũi, ông Lủi ít khi quan tâm đến con cháu nên những lần anh này về cũng thưa dần, quan hệ thông gia vì thế mà dần xa cách. Sau bao ngày xa cách bỗng thấy ông thông gia sang chơi ông Quốc lấy mừng lắm, nhưng không ngờ kết cục của cuộc rượu này lại trớ trêu như vậy.
Bé Chi vẫn còn sợ mỗi khi mọi người nhắc đến chuyện ở nghĩa trang, mặc dù chưa hiểu chuyện gì nhưng xô bé đã rất hoảng loạn. Cô bé kể hôm ấy ông Lủi sang chơi, hai ông ngồi uống rượu, cháu xem vô tuyến ở nhà. Ông Lủi hỏi chuyện và cho bé 2000 đồng nói: “ Ông cho tiền này, tí nữa đi chơi với ông nhé”. Một lúc sau ông mang cho bé miếng bánh đa và dắt bé đi. Giữa nghĩa trang vắng vẻ vào tầm chiều muộn, bé Chi sợ hãi đòi về, ông Lủi lại tiếp tục đưa cho bé 4000 đồng nữa và dỗ dành: “Đừng khóc, con ở đây với ông”, sau đó đưa tay sờ mó khắp cơ thể bé, định tụt quần cháu bé xuống, tay níu chặt lấy quần tránh bàn tay của ông già. Vừa lúc đó có người thấy hành vi của ông liền tri hô mọi người tới.
Nỗi lòng cha mẹ
Từ hôm được mọi người “giải cứu”, cháu bé sợ không dám ra đường chơi. Bé đang học lớp một tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Kiến Thụy, cô bé ngây thơ còn không biết tại sao bố mẹ lại cho nghỉ học giữa tuần. Thương con nên bố mẹ Chi đều nghỉ làm ở nhà trông nom, chăm sóc con. Người vợ vẫn ngày ngày đạp xe vào thành phố mua đồng nát, chiều tới mang cho các điểm thu gom. Người chồng làm thợ đá cho một xưởng ở trong xã.
Nghe người dân kể chuyện lão Lủi làm hại đời con gái, người cha tức giận nhưng vẫn cố kìm nén, đợi gặp đối tượng để hỏi cho ra nhẽ thực hư, không ngờ thái độ của nghi phạm rất thản nhiên, vẫn tươi cười chào hỏi như không có chuyện gì. Ông này bình thản nói: “ Các cháu cứ nghe người ngoài rồi về đây đổ oan cho chú. Sao không tin người nhà mà đi tin miệng đời”.
Ngay tối đó, gia đình đã đưa bé Chi đi khám ở bệnh viện và được trả lời miệng “chưa xảy ra chuyện gì”. Gia đình cũng đã yêu cầu cơ quan chức năng cho cháu đi giám định sức khỏe để làm rõ sự việc. Cha mẹ cháu bé vừa phẫn nộ vừa mừng vì: “ Rất may đã không có hậu quả nghiêm trọng, con bé vẫn hồn nhiên nên chưa hiểu chuyện. Chúng tôi chỉ cầu mong bé sớm quên chuyện này“. Vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo xahoi
Hà Nội khuyến khích hỏa táng
UBND TP Hà Nội vừa quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn.
Cụ thể, từ ngày 1-1-2013, khi thực hiện hỏa táng tại các cơ sở của Hà Nội, người dân (có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội) sẽ được hưởng mức hỗ trợ chi phí hỏa táng 3 triệu đồng/trường hợp, đối với người lớn và 1,5 triệu đồng/trường hợp, đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, TP cũng hỗ trợ chi phí vận chuyển 500.000 đồng/trường hợp, đối với khu vực nội thành và 1 triệu đồng/trường hợp, đối với khu vực ngoại thành. Quy định mới thực hiện trong 3 năm từ 2013-2015.
TP hiện có 6 nghĩa trang tập trung (Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển và Sài Đồng) với tổng diện tích 104ha. Các nghĩa trang này được xây dựng đã lâu và đều trong tình trạng quá tải (riêng nghĩa trang Văn Điển đã dừng tiếp nhận hung táng từ 15-7-2010).
Theo ANTD
Rùng mình cảnh người sống ở cùng người chết giữa Thủ đô Có một khu nghĩa địa nằm trong lòng dân cư giữa Thủ đô Hà Nội, hàng ngày người sống vẫn sinh hoạt, ăn uống bên cạnh những nấm mộ nghi ngút khói hương. Nghĩa địa nằm trong lòng khu dân cư Gần 20 năm nay, có một khu dân cư nằm bên cạnh nghĩa địa, đồng nghĩa với việc từng ấy năm, người...