Tiếng khóc nghẹn trong cuộc gọi báo tử từ khu điều trị F0 nặng nhất Hà Nội
“Cô bình tĩnh đã ạ! Cô ơi!”, cuộc gọi báo tử từ khu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng liên tục bị gián đoạn.
Phía đầu dây bên kia, người phụ nữ đã đứng tuổi không còn giữ được bình tĩnh, khóc thành tiếng, khi biết tin người mẹ 95 tuổi vừa qua đời vì Covid-19.
Chị Phạm Thị Thùy, điều dưỡng viên hành chính khu R13, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 gọi điện cho người nhà bệnh nhân tử vong để hoàn thành hồ sơ.
Chị lấy chồng ở miền Nam, thời gian gần mẹ không được nhiều. Cách đây vài tuần, chị ra Hà Nội chăm mẹ nhưng chỉ được 5 ngày thì bà cụ có kết quả dương tính SARS-CoV-2 và được chuyển vào Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội. Từ đó đến lúc mẹ qua đời, chị chưa được gặp bà lần nào.
“Mong muốn duy nhất của con gái bệnh nhân là được vào bệnh viện để nhìn thấy hình hài của mẹ lần cuối, nhưng chúng tôi buộc lòng phải từ chối vì phải đảm bảo các quy định phòng chống lây nhiễm”, chị Phạm Thị Thùy, điều dưỡng viên hành chính khu R13, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 chia sẻ.
Tại nơi điều trị những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Hà Nội này, mỗi ngày thường sẽ có 1 – 2 cuộc gọi “đẫm nước mắt”.
Theo điều dưỡng Thùy, khi có bệnh nhân Covid-19 tử vong, bác sĩ sẽ nhận nhiệm vụ dùng hotline của bệnh viện liên lạc cho người nhà bệnh nhân để thông báo.
Video đang HOT
Các bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền.
Ngay sau cuộc gọi này, điều dưỡng viên hành chính sẽ thực hiện cuộc gọi thứ hai hỏi người nhà các thông tin còn thiếu của bệnh nhân, để hoàn thiện các hồ sơ cần thiết, cũng như hướng dẫn người nhà cách nhận lại tro cốt và di vật của bệnh nhân.
Từ khi công tác tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, điều dưỡng Thùy đã thực hiện hơn 10 cuộc gọi như vậy.
“Người nhà khi nhận được tin người thân đã qua đời đều hụt hẫng, nhiều người còn khóc nghẹn, mất bình tĩnh. Do đó, ngoài nhiệm vụ khai thác thông tin, chúng tôi cũng cố gắng hết sức có thể để động viên, trấn an. Phần nào đó trở thành chỗ dựa tinh thần cho họ trong giây phút khó khăn đó”, chị Thùy bộc bạch.
Song song với cuộc gọi báo tử, trung tâm điều hành cũng sẽ thông báo với 2 lực lượng khác của bệnh viện là đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn và nhà đại thể, để thực hiện các quy trình xử lý thi thể.
Chỉ 10 phút sau khi bệnh nhân Covid-19 tử vong, 2 nhân viên của đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn đã có mặt tại bệnh phòng. Họ sẽ tháo các thiết bị máy móc trên người bệnh nhân như ống nội khí quản, các thiết bị đo.
Thi thể bệnh nhân được di chuyển từ phòng bệnh ra hành lang luồng đỏ.
Nhân viên của đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn phun khử khuẩn xe đẩy bệnh nhân, sau đó bọc thi thể bệnh nhân trong túi đen vô khuẩn và chuyển sang xe đẩy khác.
Thi thể bệnh nhân được di chuyển theo luồng đỏ đến nhà đại thể và bàn giao cho đơn vị đại thể. Đơn vị tang lễ sẽ tới vận chuyển thi thể đi hỏa táng.
Thi thể khi được bàn giao sẽ có giấy xác nhận đã đảm bảo các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
“Với mỗi bệnh nhân tử vong, chúng tôi cần bảo đảm các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt khi xử lý thi thể, để chống lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất có thể, để người nhà bệnh nhân sớm được “gặp lại” người thân đã mất của mình”, nữ điều dưỡng chia sẻ.
Thành lập vào ngày 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (Đại học Y Hà Nội) trở thành nơi thu dung điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3 lớn nhất Hà Nội với quy mô 500 giường. Hiện bệnh viện có gần 100 y, bác sĩ tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
Lượng bệnh nhân được điều trị thời gian gần đây dao động trong khoảng 160 – 200 bệnh nhân. Đáng chú ý, càng ngày số lượng các ca nặng càng nhiều. Hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 20 – 30 bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân tầng 3 có thời điểm cao hơn con số 10.
Đồng Tháp: Nâng cao chất lượng công tác điều trị bệnh nhân COVID-19
Liên tục 10 ngày đầu năm 2022, số ca tử vong do COVID-19 ở tỉnh Đồng Tháp tăng cao, ngày đầu năm có 12 ca tử vong và cho đến nay mỗi ngày có hơn 10 ca tử vong, đa số ca tử vong là người trên 50 tuổi, có bệnh nền. Riêng ngày 10/1 có 16 ca tử vong.
Tiêm liều vaccine nhắc lại cho đối tượng theo quy định tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp. Ảnh minh họa: Nhựt An/TTXVN
Trước diễn biến số ca tử vong ngày càng cao, ngành y tế tỉnh Đồng Tháp tiếp tục triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19. Ông Tạ Tùng Lâm - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị; cung ứng và bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; đặc biệt, bảo đảm oxy từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3; tăng cường năng lực hồi sức tích cực.
Cùng với đó, ngành thực hiện "Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị "; quản lý chặt chẽ các trường hợp F0 tại nhà, phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý; theo dõi chặt chỉ số SpO2 để đánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao (người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch...) để tiêm đầy đủ vaccine ngay cho đủ liều và phòng, chống lây nhiễm cho đối tượng nguy cơ.
Ngoài ra, ngành y tế thường xuyên cập nhật và áp dụng các hướng dẫn điều trị; tăng cường theo dõi tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng; quan tâm cung cấp dinh dưỡng, nước uống đầy đủ cho người bệnh; tăng cường kết nối, hội chẩn, tư vấn điều trị từ xa.
Các Trung tâm Y tế có giường bệnh, các bệnh viện bố trí điều trị COVID-19 có ít nhất "2 tầng điều trị" để thuận tiện trong điều trị và chuyển tầng nội viện; tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi quá muộn.
Sở Y tế cùng các đơn vị củng cố hệ thống cấp cứu, vận chuyển người bệnh từ cộng đồng đến bệnh viện và giữa các bệnh viện; rà soát lại công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường bề mặt; tăng cường thông khí của toàn bộ các buồng bệnh, khu điều trị người bệnh COVID-19; xây dựng lại kế hoạch nhân lực, ca kíp, hạn chế tối đa việc nhân viên y tế trực quá 8 tiếng/ngày. Đồng thời, ngành rà soát, hỗ trợ kịp thời các chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế tham gia phục vụ tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; động viên, hỗ trợ tâm lý nhân viên y tế, những người làm việc trong khu điều trị COVID-19 dài ngày.
Ông Tạ Tùng Lâm cho biết thêm, ngành y tế triển khai mạnh mẽ, toàn diện "Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ" bằng các biện pháp: rà soát các đối tượng chưa được tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao (người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch...) để tiêm đầy đủ vaccine ngay cho đủ liều và phòng, chống lây nhiễm cho đối tượng nguy cơ.
Hiện nay, Đồng Tháp có 19 cơ sở điều trị/bệnh viện dã chiến; 18 cơ sở cách ly F0 tại tuyến huyện, với công suất 5.246 giường. Đến ngày 10/1, tỉnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 là 1.241.372 liều, đạt 99,7%; tiêm mũi 2 là 1.166.722 liều, đạt 93,7% người từ 18 tuổi trở lên và người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1 là 157.409 liều, đạt 98,4%; tiêm mũi 2 là 141.456 liều, đạt 88,42%; tiêm mũi nhắc lại là 79.781 liều, đạt 6,41% dân số tỉnh. Ngày 10/1, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 96 ca mắc COVID-19, đang điều trị 8.206 ca.
F0 tăng "chóng mặt", Hà Nội lên phương án xử lý rác thải lây nhiễm Nhằm bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh, Hà Nội đã ban hành phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại điểm cách ly, quản lý, khám và điều trị tại nhà đối với F0. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký, ban hành phương án phân loại, thu gom, vận chuyển...