Tiếng kêu cứu của rừng
Khác với các xã vùng “4 Yên” (Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa và Yên Thắng) nằm cạnh bên, xã Xiêng My (huyện Tương Dương, Nghệ An) không bị cày đi xới lại bởi nạn khai thác vàng sa khoáng. Nhưng vùng đất này lại đang bị “đại náo” bởi nạn khai thác và vận chuyển gỗ trái phép, nguồn tài nguyên rừng đang dần bị cạn kiệt.
Xiêng My không yên tĩnh
Nói Xiêng My không bị nạn “ vàng tặc” hoành hành là chưa thật chính xác. Bởi lẽ, trong những ngày “3 cùng” ở nơi đây, chúng tôi vẫn nhận thấy trên địa bàn xã có ít nhất một điểm khai thác vàng sa khoáng. Đó là khu vực dọc khe Chon thuộc bản Đình Tài.
Ở Xiêng My, nhiều gia đình có gỗ tập kết trong vườn nhà
Tình trạng này diễn ra đã hơn một năm nay và phá hủy hơn 1 ha đất sản xuất của người dân và gây ra không ít bức xúc. Nhưng có lẽ do trữ lượng vàng sa khoáng ở Xiêng My không nhiều nên quy mô khai thác không lớn và thường cầm chừng.
Vì thế, mặt đất và các khe suối ở đây còn khá bình yên. Nhưng ngược lại, trước nạn khai thác gỗ tràn lan, những cánh rừng ở vùng giáp ranh này đang “kêu cứu”.
Xã Xiêng My có diện tích rừng khá lớn thuộc sự quản lý của Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Huống và Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương.
So với các vùng khác, rừng Xiêng My còn có khá nhiều loại gỗ quý. Do đó, việc khai thác và vận chuyển gỗ lậu ở đây cũng diễn ra khá sôi động. Hẳn mọi người vẫn chưa quên vụ lật xe chở gỗ lậu khiến 10 người tử vong tại dốc Pù Huột thuộc địa bàn xã Bình Chuẩn, Con Cuông.
Nguồn gốc của số gỗ này đã được xác định lấy từ địa bàn xã Xiêng My. Theo phản ánh của người dân, trước thời điểm xe bị lật, ngày ngày việc vận chuyển gỗ lậu diễn ra tấp nập với hàng chục lượt xe, đặc biệt là vào đêm khuya tiếng động cơ của các loại xe trọng tải lớn luôn gầm rú khuấy động giấc ngủ của các bản làng.
Sau khi xảy ra vụ lật xe, tình hình có yên ắng một thời gian nhưng đến nay đã bắt đầu sôi động trở lại.
Trong những ngày lưu lại Xiêng My, hàng đêm chúng tôi thường đi xe máy dạo khắp các bản làng. Từ đó, nhận ra quy luật hoạt động của “lâm tặc”. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc hoạt động vận chuyển gỗ trái phép diễn ra rầm rộ.
Điểm dừng chân đầu tiên là bản Phảy. Đầu bản, chúng tôi gặp một nhóm chừng trên dưới 10 người đang bốc gỗ lên chiếc xe tải cỡ vừa, đầu chiếc xe hướng về phía quốc lộ 48C. Đi dọc bản, thỉnh thoảng bắt gặp một số đống gỗ đang được tập kết ven đường để chờ xe đến bốc.
Video đang HOT
Rồi cảnh xe trâu, xe lôi và xe công nông cỡ nhỏ vận chuyển từng phiến gỗ đến điểm tập kết. Từ bản Phảy, chúng tôi vượt chặng đường hơn 3km vào đến bản Cha Hìa. Và thực tế, hoạt động vận chuyển gỗ lậu ở đây còn tấp nập hơn cả bản Phảy.
Tiếp tục ra các bản nằm ven quốc lộ 48C (gồm bản Chon, Piêng Ồ, Noóng Mò và Khe Quỳnh), cảnh vận chuyển gỗ càng về khuya càng diễn ra nhộn nhịp. Những chiếc xe tải được nép vào sâu trong bản để “ăn” hàng, sau đó chạy thẳng theo hướng Tương Dương- Qùy Hợp.
Một người dân bản Noóng Mò cho hay: “Vận chuyển gỗ bằng xe tải là việc xẩy ra thường ngày ở Xiêng My. Lợi dụng đêm tối, địa hình hiểm trở và sự lơ lờ của các lực lượng chức năng, các đối tượng buôn gỗ mặc sức đưa gỗ ra khỏi địa bàn mà không mấy khi bị bắt giữ”.
Cùng với “chiêu” vận chuyển gỗ khai thác, hiện tại ở Xiêng My và nhiều điểm khác còn có một “chiêu” buôn bán gỗ lậu khá tinh vi hơn, đó là vận chuyển gỗ đã qua chế biến. Nghĩa là gỗ khai thác đã được cưa xẻ, bào đục thành các loại sản phẩm.
Hình thức buôn lậu này có nhiều thuận lợi hơn trong khâu vận chuyển, bởi lẽ vận chuyển các loại gỗ thành phẩm dễ dàng hơn trong việc “che mắt” hoặc “làm luật” với các lực lượng chức năng. Điều này giải thích vì sao ở Xiêng My lại có sự hiện diện của một số cơ sở chế biến gỗ.
Sản phẩm gỗ chế biến được ưa chuộng và bán “chạy” nhất ở Xiêng My là cấu kiện nhà sàn. Ở đây, có không ít ngôi nhà sàn “hoành tráng” với khoảng từ 70- 100m3 gỗ được dựng lên để bán.
Trong vai những người mua nhà sàn về xuôi, nhờ một người quen ở đây môi giới, chúng tôi đến một cơ sở chế biến gỗ để thăm dò.
Chủ xưởng gỗ cho biết giá của một ngôi nhà sàn nằm ở mức trên dưới 800 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng và chủng loại gỗ. Hỏi về việc vận chuyển, chủ xưởng tiết lộ: “Trước khi chở về xuôi, chúng tôi sẽ cho người dùng lửa đốt sơ qua phía ngoài hoặc lấy bồ hóng làm cho gỗ cũ đi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.
Thủ đoạn tinh vi
Một người quen ở bản Đình Tài bức xúc: “Các nhà báo phải vào bản ta ngay để phản ánh tình trạng xâm hại và khai thác gỗ trái phép ở khu vực rừng phòng hộ, trong khi đó người dân không có gỗ làm nhà”.
Rồi anh cho biết khu vực rừng phòng hộ gần bản Đình Tài giáp ranh với địa phận xã Cam Lâm và xã Lạng Khê của huyện Con Cuông. Lợi dụng địa bàn giáp ranh, các đối tượng ở Con Cuông thường xuyên sang khai thác gỗ rồi dùng trâu bò để vận chuyển sang phía bên kia núi.
Đồng thời, không ít người dân Xiêng My lập thành từng nhóm, mua sắm cưa xăng, máy kéo và xe công nông để khai thác và vận chuyển gỗ từ rừng về điểm tập kết. Hàng ngày, thường có 1-2 chuyến công nông hoặc xe tải cỡ nhỏ vận chuyển gỗ từ điểm khai thác qua địa phận bản Đình Tài để ra các bản vùng ngoài.
Số gỗ này sẽ được tập kết tại một số điểm và chờ cơ hội thuận lợi sẽ chuyển ra khỏi địa bàn Xiêng My bằng xe tải cỡ vừa. Từ sáng sớm, chúng tôi bí mật vào bản Đình Tài và trú chân tại một gia đình người quen.
Tầm khoảng 8h sáng có một xe tải nhỏ và một công nông từ bản Phảy chạy dọc theo khe Chon để vào rừng. Người dân Đình Tài cho hay, thông thường, sau 2-3 tiếng đồng hồ, 2 chiếc xe ấy sẽ trở ra và chở đầy gỗ.
Vì thế, chúng tôi cố gắng tìm một chỗ “mai phục” kín đáo và thuận lợi để mong “săn” được những tấm ảnh “ nóng”. Thế nhưng 3 tiếng sau, đến quá trưa sang chiều, rồi đến lúc chiều muộn vẫn không thấy 2 chiếc xe ấy quay ra.
Thấy bất thường, chủ nhà liền đi khắp bản dò la tin tức, trở về thông báo: “Bọn chúng nhận được tin báo là có người lạ đang ở trong bản nên chưa ra, có nghĩa là việc anh có mặt ở đây đã bị lộ”.
Chúng tôi ra về, hôm sau anh bạn chủ nhà gọi điện bảo rằng 2 chiếc xe đó chạy ra khoảng tầm sau 19h, tức là khoảng 2 tiếng sau khi chúng tôi rút khỏi Đình Tài.
Một số người dân địa phương cho biết, ở Xiêng My hiện có những “đầu nậu” từ nơi khác đưa người và các loại phương tiện đến đây để khai thác gỗ trái phép. Những đối tượng này thường xuyên ở trong rừng sâu để khai thác, khi có lực lượng chức năng đến kiểm tra sẽ có người báo tin và chúng lập tức rút ra khỏi địa bàn.
Những “đầu nậu” này còn tuyển dụng người địa phương, chủ yếu là những con nghiện để thực hiện việc khai thác gỗ trái phép. Thủ đoạn của chúng thường là cung cấp tiền hoặc chất ma túy cho những người nghiện để biến họ thành “phu gỗ”. Vì thế, những “phu gỗ” người địa phương sẵn sàng sống chết với chủ.
Theo VietNamNet
Quảng Ngãi: Bắt 17 đối tượng "vàng tặc" tại tiểu khu 460
Ngày 11/5/2012, Công an, Ban chỉ huy quân sự, Kiểm lâm, Phòng tài nguyên và môi trường huyện Ba Tơ tiếp tục ở đợt tổng truy quét, bắt giữ 17 đối tượng.
Bất chấp nhiều cuộc truy quét đã được triển khai cách đây hơn 10 ngày, cơn sốt đào đãi vàng sa khoáng tại suối Klang, thuộc tiểu khu 460 trên địa bàn vùng giáp ranh giữa 2 xã Ba Nam và Ba Xa thuộc huyện miền núi Ba Tơ vẫn cuốn hút hàng trăm người từ các địa phương đổ đến. Ngày 11/5/2012, Công an, Ban chỉ huy quân sự, Kiểm lâm, Phòng tài nguyên và môi trường huyện tiếp tục ở đợt tổng truy quét, bắt giữ 17 đối tượng.
Thu giữ một số dụng cụ đào, đãi vàng tại tiểu khu 460
Bất chấp pháp luật phá rừng tìm vàng
Như tin đã đưa, vào 2 ngày 30/4 và 1/5/2012, 34 cán bộ chiến sĩ Công an huyện Ba Tơ và Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động chia làm 3 mũi nổ súng tấn công vào lán trại, nơi các đối tượng đào đãi vàng đang ẩn nấu tại khuvực suối Klang, thuộc tiểu khu 460, thôn Gò Re, xã Ba Xa (Ba Tơ), bắt nhanh 2 đối tượng là Nguyễn Dưỡng (SN 1977) ngụ tại xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành và Phạm Hồng Duy (SN 1985) ở xã Ba Động huyện Ba Tơ. Lực lượng cũng đã tiêu hủy tất cả dụng cụ và đẩy đuổi trên 20 đối tượng kéo nhau lên đào, đãi vàng rời khỏi địa phương.
Khám xét tại nơi ở lực lượng truy quét đã thu giữ nhiều dụng cụ dùng để đào, đãi vàng như: lưới, sàng lọc cát, cuốc, xẻng, ống dẫn nước, đất dùng để lấy mẫu vàng... cùng nhiều tang vật có liên quan đến khai thác vàng. Điều đáng nói, lực lượng truy quét còn thu giữ của 2 đối tượng Dưỡng và Duy 3 viên đạn, hàng chục giấy CMND và giấy phép lái xe. Theo hồ sơ, Duy là đối tượng đã có hai tiền án.
Tuy nhiên, sau khi truy quét, nhiều người dân đã quay lại phá khu vực rừng đầu nguồn tiếp tục đào đãi vàng. Mỗi ngày có đến vài chục người đi từ các xã Ba Xa, Ba Vì, Ba Vinh, Ba Động (Ba Tơ) tìm đến đãi vàng. Có mặt tại tuyến đường rừng thuộc thôn Gò Re mới thấy cảnh nhộn nhịp người đi tìm vàng.
Cõng chiếc ba lô nặng 30 kg gồm gạo, thức ăn, đồ đãi vàng, anh Nguyễn T ở xã Ba Vinh (Ba Tơ) cho biết cho biết: em làm nghề sửa xe máy nhưng nghe tin một người có tên Phượng ở đâu xã Ba Vì trúng 2,5kg vàng nên bỏ nghề lên để tìm vận may. Còn anh Phan Thanh M Làm nghề sửa điện tử mở xã Ba Động cho hay: Nghe người ta nói, ông Phượng trúng mười mấy cây vàng nên bỏ nghề lên xem thử sao.
Theo một số người dân địa phương, mỗi ngày có đến hàng trăm người khai thác vàng tại thượng nguồn suối Ka Lang. Hai đầu nậu trực tiếp thuê người lên giành lãnh địa là người có tên Phượng và Nhung... Nhiều người dân cũng cho hay, việc tranh giành lãnh địa, dẫn đến trộm cắp đất tìm vàng lẫn nhau, nhiều người trực tiếp thuê cả côn đồ lên để bảo kê lãnh địa.
Lực lượng chức năng tiêu hủy máy khai thác vàng
Quyết tâm quét sạch "vàng tặc"
Sau 2 ngày hành trình qua nhiều ngọn núi cao hiểm trở, 15h, ngày 12/5, lực lượng liên ngành đồng loạt ập vào nơi khai thác vàng sa khoáng thuộc tiểu khu 460, thôn Gò Re, xã Ba Xa (Ba Tơ), khống chế 17 đối tượng, gồm: Lê Văn Hải, Phạm Thi Cuốc, Phạm Văn Tịnh, Phạm Văn Kị, Phạm Văn Kiên, Phạm Văn Thăng, Phạm Thị Kiên, Phạm Văn Tỉa, Phạm Văn Sắc, Phạm Văn Diên ở xã Ba Xa, Phạm Văn Thi, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Đức Hà, Nguyễn Đình Linh ở xã Ba Động. Nguyễn Anh Phụ, Phạm Ngọc Kiên ở thị trấn Ba Tơ; Nguyễn Hiến ở xã Ba Tiêu (Ba Tơ).
Lực lượng đã tiêu hủy 15 lán trại, 1 máy nổ TQ-D20, hàng trăm dụng cụ dùng để đãi vàng, 10m ống dẫn nước, cùng một số vật dụng khác để phục vụ cho việc đào đãi vàng. Tiếp đó, lực lượng thu giữ và tiêu hủy trong các cánh rừng xung quanh nhiều dụng cụ đào đãi vàng do các "vàng tặc" cất giấu.
Hàng chục phụ nữ cũng kéo đến đào, đãi vàng
Là người trực tiếp chỉ huy lực lượng truy quét "vàng tặc", ông Huỳnh Thương - Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: Trưởng đoàn liên ngành của huyện Ba Tơ cho biết: Mặc dù vẫn còn một số tượng chờ lực lượng truy quét rời khỏi hiện trường sẽ tiếp tục vào khai thác vàng trái phép, nhưng chúng tôi đã triển khai nhiều kế hoạch công tác, quyết tâm quét sạch đối tượng bất chấp pháp luật này. Bên cạnh công tác nắm tình hình, chúng tôi sẽ chỉ đạo lực lượng vũ trang tiếp tục trấn áp tệ nạn trong thời gian tới, không để tình trạng đào đãi vàng kéo dài, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường và sớm ổn định tình hình ANTT trên địa bàn.
Theo ANTD
Quảng Ngãi: Sông Trường bị băm nát vì vàng tặc hoành hành Sông Trường vỗn dĩ yên lắng, hiền hòa ngày nào, giờ đây chỉ còn lại những bãi cát đá được múc sâu như những hố bom. Bên cạnh những vực sâu hoắm là dòng sông đục quánh do axít, thủy ngân dùng để lọc vàng thải xuống sông. Đó là những gì con sông Trường bị tàn phá tan hoang do tình trạng...