Tiếng đàn thức tỉnh thiếu nữ “ngủ trong rừng”
Từ một thiếu nữ bị “nhốt” trong cơ thể của chính mình, chỉ còn 5% cơ hội tỉnh giấc, Miranda Meldrum đã thức dậy sau 18 tháng nằm bất động bằng sự kiên trì trong từng tiếng đàn cha mẹ chơi bên giường của em.
Từng là một giọng ca tài năng, một cô bé năng động, xuất sắc trong môn tiếng Anh, kịch, tâm lý và sinh học, nhưng xuất huyết não đã khiến Miranda Meldrum suýt mất mạng vào ngày 25.4 năm ngoái.
Sau cơn đau đầu dữ dội, Miranda đột ngột mất đi thính lực và tê liệt cánh tay. Em được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Bristol, nơi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khẩn cấp nhưng ca phẫu thuật này đã khiến Miranda (hiện tại 14 tuổi) rơi vào hội chứng khóa trong xảy ra khi người bệnh không thể di chuyển hoặc giao tiếp nhưng vẫn nhận thức được môi trường xung quanh. Các bác sĩ còn thông báo, Miranda chỉ có 5% cơ hội thức dậy.
Miranda là một nữ sinh năng động, rất có khiếu nghệ thuật.
Cơn xuất huyết não đã khiến cô gái nhỏ rơi vào hội chứng khóa trong.
Trước tin sét đánh, cha mẹ của Miranda là anh John (54 tuổi) và chị Stella (52 tuổi, là một bác sĩ) đã quyết định dùng tiếng đàn guitar và piano của mình để đánh thức con gái. Họ thường chơi những giai điệu mà Miranda yêu thích.
Video đang HOT
Kết quả, sau 3 tháng kiên trì, mắt của Miranda bắt đầu nhấp nháy và bàn tay của em cũng bắt đầu có những chuyển động nhẹ. Sau đó, chị Stella đã cho Miranda chạm ngón tay lên các phím đàn. Khi tỉnh dậy sau cơn ngủ dài, Miranda bắt đầu học ngôn ngữ ký hiệu và tiếp thu rất nhanh.Ngoài ra, chị Stella còn tích cực đọc thư của những người thân yêu gửi cho Miranda.
Nhớ lại, chị Stella kể, sau khi được đưa đến bệnh viện, Miranda đã được 20 bác sĩ và y tá cứu chữa. “Trong 25 năm làm bác sĩ, tôi chưa từng thấy ca bệnh nào như thế cả”, chị Stella nói, “Có 20 nhân viên bệnh viện có mặt tại đó vào lúc 4 giờ sáng. Tất cả đều sẵn sàng và đã đeo găng tay, căn phòng bỗng dưng chật kín. Một bác sĩ phẫu thuật nói với chúng tôi rằng phải lấy một mẩu sọ từ đầu của con bé và con bé có thể tử vong trong khi phẫu thuật. Nhưng nếu không làm điều đó, con bé sẽ chết ngay lập tức. Sau đó, họ đã lấy một mảnh sọ để giúp máu lưu thông”.
Trong suốt thời gian Miranda bị “nhốt” trong cơ thể của mình, vợ chồng chị Stella đã kiên trì chơi nhạc bên giường bệnh của con.
“Một số người có thể bị “nhốt” trong cơ thể của mình nhiều năm, một số người cảm thấy điều đó là tốt nhưng một số người lại cảm thấy rất khó chịu và ước gì họ không được cứu. Với Miranda, con có tới 95% nguy cơ sẽ mắc kẹt trong trạng thái đó mãi mãi. Điều duy nhất con bé có thể làm chỉ là chớp mắt. Nhưng chúng tôi biết con bé vẫn ở đó nên tôi đã chơi các bài hát con thích và bật DVD của Peter Kay”, chị Stella chia sẻ.
Hiện tại, Miranda đã hoàn toàn tỉnh lại. Em đang phải học lại cách đi bộ và nói chuyện từ đầu. Tháng sau, em thậm chí còn có thể trở lại trường học sau 18 tháng nằm bất động.
Hiện Miranda đã bình phục và có thể trở lại trường học vào tháng sau.
Chia sẻ về quãng thời gian bị “nhốt” trong chính cơ thể của mình, Miranda nói: “Âm nhạc như thể ai đó đang nắm tay cháu trong suốt quá trình này. Đó là sự tỉnh táo của cháu. Ba điều quan trọng nhất để cháu hồi phục chính là âm nhạc, mèo và bạn bè của cháu. Nghe nhạc và ngắm nhìn những bức ảnh mèo treo trên tường tại phòng bệnh giúp cháu hồi phục rất nhiều. Cháu cũng thường nhắn tin cho bạn bè để đỡ buồn chán. Cháu rất vui mừng khi được trở lại trường học”.
Theo Danviet
Thai phụ bị vỡ túi phình động mạch não
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phải mổ bắt con gấp dù thai mới 37 tuần tuổi.
Trước đó thai phụ 33 tuổi khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM do đau đầu bất thường. Bác sĩ chẩn đoán bà bầu bị xuất huyết dưới nhện, một bệnh lý vỡ túi phình động mạch não rất nguy hiểm. Các bác sĩ đã hội chẩn quyết định chủ động mổ lấy thai và can thiệp mạch máu não điều trị cho bệnh nhân.
Em bé chào đời an toàn. Còn mẹ phải trải qua ca phẫu thuật bít túi phình ở não. Sau ba tuần điều trị, sản phụ tỉnh táo, bớt đau đầu và được xuất viện.
Bác sĩ Trần Nhật Thăng, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trường hợp này may mắn thai nhi đã phát triển đầy đủ. Do đó các bác sĩ quyết định chủ động mổ lấy thai và không ảnh hưởng đến túi phình mạch máu não của người mẹ.
"Nếu để sản phụ chuyển dạ tự nhiên thì cơn đau đẻ sẽ khiến tình trạng xuất huyết não nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con", bác sĩ Thăng nói.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: N.P
Bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại Thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết xuất huyết dưới nhện là bệnh lý xuất huyết nội sọ xung quanh não. Nguyên nhân thường do chấn thương hoặc vỡ túi phình động mạch não. Khoảng 3-5% dân số có túi phình động mạch não.
Túi phình to có thể gây yếu liệt chi, liệt vận động mắt hoặc mờ mắt do chèn ép dây thần kinh. Khi túi phình vỡ, người bệnh bị xuất huyết khoang nội sọ nên đau đầu đột ngột dữ dội, cổ cứng. Tình trạng nặng hơn thì bệnh nhân sẽ lơ mơ, hôn mê và động kinh.
Người bệnh không được can thiệp bít hoặc kẹp túi phình mạch máu não kịp thời thì nguy cơ tái vỡ rất cao, khoảng 20-30% trong hai tuần đầu tiên và 50% trong 6 tháng đầu. Khi túi phình động mạch não vỡ lần nữa, 70-90% người bệnh sẽ tử vong. Bệnh còn dẫn đến các hậu quả nặng nề như nhồi máu não, giãn não thất, tổn thương hệ thần kinh, bác sĩ Tuấn cho biết thêm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi đau đầu đột ngột dữ dội, nên đến bệnh viện kiểm tra nguy cơ xuất huyết dưới nhện. Cha mẹ, anh chị em, con cái của người bệnh nên được tầm soát để chẩn đoán túi phình nội sọ sớm.
Túi phình động mạch não có 1-5% nguy cơ tái phát trong 5 năm đầu. Người bệnh cần duy trì sinh hoạt điều độ và giữ huyết áp ổn định. Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ trực tiếp làm xuất hiện túi phình.
Cẩm Anh
Theo VNE
Cú đứng vái của chó Anh chồng mệt rã rời vì cô vợ không thể chọn nhà hàng để ăn, chó vái lạy, đàn mèo con dồn đuổi chó là những ảnh hài hước trên Facebook. Mạng nhện đập vào mặt là huấn luyện viên karate tốt nhất. "Tôi không thể chờ tới khi mọi người ngủ hết rồi mới sủa chẳng vì lý do gì", một con...