Tiếng cãi vã từ chiếc ô tô khiến người qua đường giật mình, khi người trong xe bước ra, ai nấy đều im lặng!
Dân mạng đã chia làm 2 luồng tranh cãi trước vụ việc.
Cha mẹ như thế nào mới được coi là cha mẹ đạt chuẩn? Trong cuộc chạy tiếp sức mang tên giáo dục, ngày càng nhiều bậc cha mẹ cảm thấy kiệt sức. Tuy nhiên, họ dường như rất “ăn ý” trong việc che giấu sự sụp đổ và mất kiểm soát này, cho đến khi một đoạn video lan truyền trên mạng mới đây, gây chấn động dư luận và trở thành nơi để các bậc cha mẹ trẻ trút bầu tâm sự.
Tại Chiết Giang ( Trung Quốc), một người mẹ trẻ vô tình bị quay lại trong một đoạn video. Qua những hình ảnh được ghi lại, chị mất kiểm soát, liên tục hét lớn: “Xuống xe!” Ban đầu, mọi người tưởng đây là một vụ cãi vã vợ chồng. Tuy nhiên, khi chị quăng mạnh chiếc cặp sách xuống đất, người ta mới hiểu rằng đây là một trường hợp cha mẹ sụp đổ vì áp lực giáo dục.
Đối diện với sự tức giận và mất kiểm soát của người mẹ, đứa trẻ tỏ ra bất lực, sợ hãi, co rúm trên ghế không dám xuống xe. Nhưng người mẹ không nhượng bộ. Sau khi ném chiếc cặp xuống, chị cũng đẩy đứa trẻ ra khỏi xe rồi phóng xe bỏ đi.
Cảnh tượng đó khiến nhiều người qua đường chết lặng.
Ảnh cắt từ clip
Sau khi video lan truyền, các ý kiến trong phần bình luận chia thành hai luồng rõ rệt. Nhiều sinh viên đại học lên án sự nhẫn tâm của người mẹ. Họ cho rằng dù có tức giận đến mấy cũng không nên bỏ một đứa trẻ nhỏ như vậy ở ngoài đường. Lỡ có chuyện gì nguy hiểm xảy ra, bi kịch sẽ ập đến với cả gia đình. Những sinh viên từng có kinh nghiệm làm gia sư còn phê phán gay gắt hơn. Họ nhận xét rằng các bậc cha mẹ trẻ ngày nay, dù được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại và kỳ vọng sẽ trưởng thành, kiềm chế cảm xúc tốt hơn, nhưng thực tế còn tệ hơn thế hệ trước.
Nhiều cha mẹ thậm chí mất kiểm soát, mắng con ngay cả khi gia sư có mặt.
Video đang HOT
Trái ngược với những lời nói này là sự đồng cảm sâu sắc từ các bậc cha mẹ đã có con. Họ không những không trách người mẹ trẻ mà còn thấu hiểu sự sụp đổ và mất kiểm soát đó. Trong mắt họ, chỉ những cha mẹ thực sự quan tâm đến việc giáo dục con cái mới dễ bị dồn nén đến mức bùng nổ cảm xúc.
Câu chuyện của người mẹ trẻ khiến nhiều người xót , đồng thời cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các bậc cha mẹ: Phương pháp giáo dục nào mới là đúng đắn? Và làm thế nào để trở thành “người thầy đầu tiên” đủ chuẩn mực của con cái?
Dưới đây là hai điểm mấu chốt mà các bậc cha mẹ nên ghi nhớ:
Thứ nhất, mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập, dù chúng có nổi loạn hay cá tính đến đâu
Thói quen, tính cách và tư duy của mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau. Giáo dục cần dựa vào đặc điểm riêng của từng cá nhân, và việc áp dụng rập khuôn phương pháp dạy dỗ sẽ khó đạt hiệu quả.
Thứ hai, dù cha mẹ cảm thấy áp lực hay bất lực đến mức nào, cũng nên cố gắng kiềm chế không để lộ sự mất kiểm soát trước mặt con
Những cơn nóng giận có thể giúp cha mẹ đạt được mục tiêu tức thời, nhưng đó không phải cách giáo dục tốt nhất. Ngiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường có khiếm khuyết về tính cách. Chúng có thể tiếp tục mô phỏng cách giáo dục của cha mẹ và trở thành những người thiếu ổn định cảm xúc, hoặc trở nên tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện chính mình và không dám đấu tranh cho quyền lợi của bản thân.
Trong cuộc đua giáo dục, cha mẹ khó tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, một điều không thể bỏ qua là không chỉ cần quan tâm đến thành tích và hành vi bên ngoài của con, cha mẹ còn cần chú ý đến thế giới nội tâm và nhu cầu trưởng thành của trẻ. Ít đi những tiếng quát mắng, thay vào đó là những cuộc trò chuyện bình tĩnh và nhẹ nhàng, sẽ giúp giải quyết vấn đề tốt hơn. Việc tiếp cận giáo dục với tư tưởng “đối đầu” chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Suốt từ chiều đến giờ, phụ huynh có con chuẩn bị thi vào 10 xôn xao trước một thông tin, chưa bao giờ lại hồi hộp đến vậy!
Sau khi nghe thông tin này, nhiều phụ huynh có con đang chuẩn bị thi vào 10 vô cùng phấn khởi.
Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018). Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập vốn được ví căng thẳng như cả thi đại học, giờ lại càng trở nên căng thẳng hơn. Thời điểm hiện tại, bên cạnh việc tập trung ôn luyện thật tốt, thì một điều mà phụ huynh và học sinh quan tâm đó chính là môn thi thứ 3 vào 10 là gì.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến về tuyển sinh lớp 10, trong đó cân nhắc thời điểm công bố môn thi thứ 3.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo quy chế, dự kiến kỳ thi vào lớp 10 công lập với ba môn Toán, Văn và môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp. Môn thứ 3 do Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học có cấp THPT lựa chọn từ các môn được đánh giá bằng điểm số, gồm: Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Tin học. Môn này sẽ không cố định mà thay đổi hàng năm, được công bố trước ngày 31/3, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tránh học tủ, học lệch.
Thông tin này khiến phụ huynh có con đang chuẩn bị thi vào 10 vô cùng phấn khởi. Trên các hội nhóm, vô vàn bài đăng về chủ đề này được đăng tải và nhận được sự quan tâm của phụ huynh, học sinh.
Đa phần phụ huynh đồng tình với phương án thi 3 môn. Tuy nhiên, nếu môn thi thứ 3 "bí mật" được công bố sát kỳ thi, thì phụ huynh cho rằng như vậy là rất gấp gáp, các con không đủ thời gian ôn luyện. Nếu ôn dàn trải ở tất cả các môn, như thế các con sẽ bị "quá tải" kiến thức. Vậy nên, phụ huynh mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố môn thi sớm hơn để học sinh ôn tập.
- Là bậc phụ huynh, mình mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố môn thi thứ 3 sớm để các con có định hướng ôn luyện rõ ràng, đỡ thấp thỏm lo lắng. Con lo lắng 1 thì bố mẹ lo lắng 10 luôn.
- Không chỉ các con mà ngay kể cả phụ huynh cũng đang ngóng môn thi thứ 3 vào 10 lắm rồi.
- Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố môn thứ 3 sát ngày quá, các con sẽ không đủ thời gian ôn luyện, như vậy càng hoang mang lo lắng.
- Giờ các con đang phải học đều tất cả các môn, vì không biết được rằng môn thi thứ 3 sẽ vào môn nào.
Nhiều phụ huynh có con chuẩn bị thi vào 10 đang mong ngóng môn thi thứ 3. (Ảnh minh họa)
Phụ huynh cần làm gì để hỗ trợ con trong quá trình ôn luyện?
Đối với những phụ huynh có con đang chuẩn bị tham gia vào các kỳ thi, sự lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là cha mẹ cần sát cánh cùng con trong quá trình ôn luyện.
Đầu tiên, phụ huynh cần tạo điều kiện cho con một không gian yên tĩnh và thoải mái để học. Không gian này cần đủ sáng, thoáng đãng và xa lánh những yếu tố gây phân tâm. Bên cạnh đó, việc sắp xếp một góc học tập cá nhân sẽ giúp con tập trung hơn vào việc ôn luyện.
Thứ hai, phụ huynh có thể giúp con lập kế hoạch ôn luyện cụ thể và khoa học. Kế hoạch này cần phải cân nhắc đến thời gian biểu hàng ngày của con và đảm bảo cho con có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng như tham gia các hoạt động thể chất. Một kế hoạch tốt sẽ giúp con không bị quá tải và giữ được tinh thần lạc quan trong suốt quá trình ôn luyện.
Thứ ba, phụ huynh nên thể hiện sự quan tâm đến quá trình học của con thông qua việc động viên và khích lệ. Hãy lắng nghe con chia sẻ về những khó khăn trong quá trình học và cùng con tìm giải pháp. Sự quan tâm của phụ huynh sẽ giúp con cảm thấy được yêu thương và có thêm động lực để vượt qua áp lực trong học tập.
Thứ tư, việc hỗ trợ con trong quá trình ôn tập không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn là dạy con cách học. Phụ huynh có thể giúp con phát triển kỹ năng tự học, như phương pháp ghi chú, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng tìm kiếm thông tin. Những kỹ năng này không chỉ hữu ích cho quá trình ôn luyện hiện tại mà còn là hành trang quý giá cho tương lai của con.
Cuối cùng, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học cũng góp phần lớn vào việc hỗ trợ con trong quá trình ôn luyện. Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất sẽ giúp con có đủ năng lượng và tinh thần minh mẫn để học tập. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý đến giấc ngủ của con, đảm bảo con có đủ giấc ngủ để cơ thể và trí óc được phục hồi sau mỗi ngày học tập căng thẳng.
Bằng việc thực hiện những điều trên, phụ huynh sẽ thực sự trở thành người đồng hành không thể thiếu trong chặng đường học vấn của con, giúp con đạt được kết quả tốt nhất và phát triển toàn diện.
Đỉnh cao giáo dục của cha mẹ là "bơ đẹp" con trong 3 trường hợp này: Lớn lên con sẽ rất biết ơn bạn! Trong cuộc sống, cha mẹ khôn ngoan là cha mẹ không ôm đồm. Trong cuộc sống thực tế, sau khi có con, hầu hết cha mẹ đều dành nhiều tâm trí cho con cái, luôn nghĩ đến việc dạy dỗ con mình. Khi con gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc lần đầu xử lý công việc, điều đó luôn khiến cha mẹ...