Tiền vệ Nguyễn Thái Dương: 17 tuổi xuất ngoại và một sự nghiệp lận đận
Từ năm 1999, bóng đá Việt Nam đã có 2 cái tên mới 17 tuổi xuất ngoại sang đào tạo ở Bastia (Pháp). Đó là Thái Dương và Việt Thắng, nhưng đây cũng là chuyến ra nước ngoài đấu tiên không thành công của cầu thủ trẻ Việt Nam.
Thái Dương, cầu thủ từng sang Pháp đào tạo ở tuổi 17. Ảnh: NVCC.
Bóng đá Việt Nam đang có những chuyến xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài, thi đấu ở những giải bóng đá hàng đầu thế giới như Văn Hậu (Heereenven – Hà Lan), như đã từng chơi tại Bỉ (STVV- Công Phượng) hay khu vực như Văn Lâm , Xuân Trường (Thái League) hoặc trước đó là Công Vinh (Bồ Đào Nha) Huỳnh Đức (Lifan- Trung Quốc) …. đó là bước tiến trong chất lượng đào tạo khi các cầu thủ khẳng định được vị trí, được tầm ảnh hưởng đến các giải vô địch quốc gia khác.
Nhưng ít ai biết đến những người đi tiên phong lại đến từ bộ đôi cầu thủ trẻ của CA TP. HCM cuối thập niên 90 thế kỷ trước Thái Dương và Nguyễn Việt Thắng. Nếu chân sút Việt Thắng là cái tên nổi bật sau này thì Thái Dương có lẽ ít người nhớ đến. Sau khi thi đấu Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc trong màu áo tỉnh Cần Thơ, cậu bé sinh năm 1982 Thái Dương khăn gói lên Trung tâm huấn luyện quốc gia 2 Thủ Đức theo chúng bạn bước vào con đường đào tạo.
Anh được tập trung vào đội tuyển U16 Việt Nam trong khoảng thời gian 1996 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên kì cựu Hồ Thu. Chỉ sau 2 năm anh cùng người đồng đội Nguyễn Việt Thắng được đội bóng Công an TP.HCM lấy về và đăng kí thi đấu tại giải các đội mạnh khi mới bước qua tuổi 16 .
Ở cái tuổi đó mọi thứ còn rất mới mẻ, nhất là khi được chọn xuất ngoại thì với cầu thủ Việt Nam cứ như tờ giấy trắng. Năm 1999, dưới sự giới thiệu của HLV trưởng Công an TP.HCM lúc bấy giờ là Acossi, đội bóng cho 2 cầu thủ trẻ Thái Dương và Việt Thắng đi tập huấn tại Bastia (Pháp) với mục đích sẽ chuyển nhượng nếu vượt qua được kì tập huấn.
Chân ướt chân ráo ở mảnh đất lạ, bỡ ngỡ trước bóng đá đỉnh cao và đặc biệt là rào cản ngôn ngữ khiến cả 2 phải sớm về nước. Thái Dương nhớ lại “Chúng tôi phải nhanh chóng quay về do không đáp ứng yêu cầu chuyên môn của CLB Bastia, mặc dù trình độ đội bóng này khi đó chỉ ở đẳng cấp khá. Họ đã đưa ra bài tập cường độ cao với yêu cầu chuyên môn rất khắt khe mà chúng tôi thì gần như chưa được trang bị gì.
Chỉ sau một vài buổi tập chúng tôi cảm thấy lạc lõng vì mình thiếu kiến thức nền tảng nên cảm thấy không thể nào trụ được. Có ở lại thì cũng mất rất nhiều thời gian phải học ngoại ngữ, hòa nhập với môi trường văn hóa mới khi đó mới hy vọng theo kịp các bạn đồng lứa ở CLB Bastia”.
Video đang HOT
Thái Dương sang Pháp đào tạo năm 1999.
Đúng là những trải nghiệm thực tế từ môi trường bóng đá đỉnh cao đã giúp cho Thái Dương và Việt Thắng vỡ ra rằng ra nước ngoài học hỏi, để mở mang kiến thức không phải cứ “nhắm mắt” lên đường là được mà cần phải có sự trang bị đầy đủ nhiều yếu tố cấu thành.
Thái Dương nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả rất đúng, giúp cho chúng tôi nghiệm ra rằng phải có sự chuẩn bi nghiêm túc, chứ không thể nghĩ đơn giản ra nước ngoài rồi mọi thứ đâu sẽ vào đó”. Chính bài học vỡ lòng đầu tiên thất bại này của cầu thủ trẻ Việt Nam đã mở ra một hướng đi căn cơ hơn cho đến tận sau này của bóng đá nội trong định hướng xuất khẩu cầu thủ.
Trở về Công an TP.HCM thi đấu cho đến khi giải thể với cái tên Ngân Hàng Đông Á -Thép Pomina, Thái Dương luân chuyển qua khá nhiều đội bóng, từ Bưu Điện đến Bình Dương, Gạch Đồng Tâm Long An xuôi ra Bắc với Hà Nội ACB, cập bến Đồng Tháp và kết thúc sự nghiệp tại đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình mùa giải 2012, có thể nói con đường của Thái Dương khá lận đận.
Cầu thủ xuất thân từ vị trí trung vệ này, có thể đá tiền vệ và từng được coi là 1 trong số những cầu thủ trẻ tiềm năng nhất bóng đá thời bấy giờ, là 1 trong những cầu thủ trẻ tuổi nhất được đôn lên đội 1 và thi đấu ở giải quốc nội sớm nhất, nhưng cuối cùng khép lại sự nghiệp quần đùi áo số không để lại nhiều ấn tượng nếu không muốn nói là khá lặng lẽ.
Thái Dương (2) thi đấu trong màu áo Gạch Đồng Tâm Long An.
Không thành công trên sân cỏ nhưng “máu” bóng đá vẫn cuồn cuộn nên ngoài công việc hiện tại của 2 vợ chồng là kinh doanh sản phẩm tiêu dùng sinh học Amway, Thái Dương cũng mở trung tâm bóng đá cộng đồng tại quê nhà Cần Thơ của mình, Anh tâm niệm “Cuộc sống cho tôi một công việc tốt nên tôi muốn làm điều gì đó vẫn gắn chặt đời mình với bóng đá. Tôi hy vọng sẽ góp phần tìm ra một lứa tài năng đóng góp cho bóng đá Cần Thơ và Việt Nam”.
Qua chuyện xuất ngoại bất thành 20 năm trước của Thái Dương, có thể thấy bóng đá Việt Nam dù chưa có được những thành công từ các bản hợp đồng này nhưng con đường muốn rộng lớn, muốn thành đường thì phải có người mở, có người dọn đường. Chúng ta rút ra nhiều bài học và kiên định theo con đường đang đi, biết đâu sau này bóng đá Việt Nam sẽ mở ra 1 trang mới đầy hứa hẹn và chất lượng hơn .
Thái Dương và gia đình nhỏ của anh.
7 vụ cầu thủ Việt Nam chưa "nứt mắt" đã bán độ
Việc các cầu thủ trẻ Việt Nam dính đến tiêu cực không phải chuyện hiếm và đây là điều đáng báo động khi gần đây có nhiều vụ cá độ diễn ra.
Năm 2003, trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 2003, trung vệ Vũ Như Thành của U23 Việt Nam đã bị HLV Alfred Riedl đưa vào "sổ đen". Đầu tiên là nghi ngờ về việc cầu thủ này bán độ trong trận khai sân Mỹ Đình (thua Thân Hoa Thượng Hải 1-2). Sau đó, vẫn là Như Thành bị nghi bán độ tại JVC Cup, giải đấu anh mang băng đội trưởng.
Dù không có chứng cứ nào thực sự rõ ràng, nhưng Như Thành vẫn phải chịu án treo giò đến 5 năm (sau đó được giảm xuống 2 năm rưỡi). Đến nay, sự việc này vẫn được coi là "bí ẩn" khi có nhiều cầu thủ khác cũng bị nghi ngờ "nhúng chàm", nhưng không bị phạt nặng bởi ở thời điểm đó, SEA Games 2003 tổ chức trên sân nhà đã cận kề.
Như Thành từng nhận án phạt nặng vì bị nghi dính đến tiêu cực
Vụ án các cầu thủ của ĐT U23 Việt Nam "bán thắng" trong trận gặp U23 Myanmar tại SEA Games 2005 đến nay vẫn khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối cho rất nhiều cầu thủ. Dù có tài năng, nhưng do nhận thức chưa đầy đủ, những cầu thủ như Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm đã đá theo kiểu U23 Việt Nam thắng với cách biệt 1 bàn.
Đúng theo "kịch bản" đặt ra, U23 Việt Nam đã thắng U23 Myanmar 1-0. Các cầu thủ này sau đó đã nhận tổng số tiền 490 triệu đồng khi ngoài tiền thỏa thuận, họ còn lấy tiền để... đánh thêm.
Khi sự việc vỡ lở, tất cả đều bị nhận án treo giò, thậm chí còn phải ngồi tù. Sau đó, Văn Quyến, Quốc Vượng dù đã rất nỗ lực, nhưng họ không bao giờ lấy lại được phong độ đỉnh cao của mình và phải giải nghệ sớm.
Nhiều cầu thủ phải trả giá vì bán độ tại SEA Gamees 2005
Tại VCK U19 quốc gia năm 2019, U19 Phú Yên đã có một trận đấu rất đáng ngờ trước U19 Hà Nội. Ở những phút cuối trận, dù U19 Phú Yên đang bị dẫn bàn, nhưng họ vẫn chơi rất đủng đỉnh, đá bóng theo kiểu... đi bộ. Hai đội đá qua, đá lại để "bảo toàn tỷ số". Sau đó, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã phải nhờ lực lượng an ninh vào cuộc, nhưng không thể đưa ra chứng cứ cụ thể nào về việc các cầu thủ có dính đến tiêu cực hay không.
Ở vòng loại U21 quốc gia 2019 và giải hạng Nhì 2019, cũng đã xuất hiện việc bán độ liên quan đến cầu thủ Huỳnh Văn Tiến. Trong trận đấu ở vòng loại U21 quốc gia vào tháng 6/2019,cầu thủ này và một số người khác trong đội đã tham gia hình thức cá cược Tài-Xỉu ở trận gặp U21 Vĩnh Long.
Số tiền được những cầu thủ chưa "nứt mắt" đã cá độ này chơi trên mạng là 150 triệu đồng. Sau trận, các cầu thủ thắng được 133 triệu đồng để mang chia nhau.
Nhiều cầu thủ trẻ Đồng Tháp đã có dính líu đến cá độ
Với giải hạng Nhì 2019, Huỳnh Văn Tiến khi chơi cho CLB Gia Định (theo dạng cho mượn từ Đồng Tháp) cũng đã dính vào tiêu cực. Khi Gia Định thi đấu với Trẻ Long An và sau đó là trận gặp Vĩnh Long, Tiến cùng nhiều cầu thủ đã chơi theo "chỉ đạo" của một người tên Thụ để được nhận tiền. Số tiền là từ 3-10 triệu đồng cho mỗi cầu thủ để cầm chia nhau sau các trận đấu.
Đến vòng loại U19 quốc gia 2020, U19 Bình Định đã có trận thua U19 Đắk Lắk 2-6. Sau khi trận đấu này kết thúc, căn cứ vào hồ sơ từ các đơn vị liên quan, VFF đã quyết định hủy kết quả và đưa ra án phạt cho HLV Cao Văn Dũng cùng 5 cầu thủ của U19 Bình Định. Ngoài ra, có 1 cái tên rất đáng chú ý phải nhận án phạt là thủ môn Y Êli Niê của U19 Đắk Lắk.
Trận đấu giữa U19 Đắk Lắk và U19 Bình Định co tỷ số đáng ngờ với nhiều ban thắng ở những phút cuối
"Tình huống hậu vệ U19 Bình Định thi đấu không hết sức, thua quá dễ, bàn thua dồn dập đến từ các phút cuối. Thủ môn U19 Đắk Lắk phát quả bóng không có gì cản trở, sức ép từ đối phương nhưng lại phát cho đối thủ. Đó là điều bất thường. Cách ghi bàn thắng của hai đội cũng như thời điểm các bàn thắng xảy ra quá ngắn và quá nhiều", ông Phan Anh Tú - Phó trưởng ban kỷ luật VFF nói về trận đấu "có mùi" này.
HLV Nguyễn Thành Vinh: "Một vài HLV không chú trọng việc đào tạo nhân cách cầu thủ" GĐKT Gede nói, vấn đề lớn nhất của cầu thủ trẻ Việt Nam là thiếu ý thức chuyên nghiệp. Quả thật, đây là căn bệnh trầm trọng hàng chục năm qua của nền bóng đá chúng ta. QUANG HẢI CHƯA NÊN SANG CHÂU ÂU Hôm qua, chia sẻ trên VNEpress, GĐKT Gede đã có nhiều chia sẻ thú vị về bóng đá Việt...