Tiền tỷ chôn theo hầm bộ hành
Hà Nội hiện có hơn 20 hầm đi bộ với 14 hầm đã đưa vào sử dụng. Tuy vậy, kể từ khi đưa vào vận hành đến nay, hầu hết các hầm đều không phát huy tác dụng, gây lãng phí và búc xúc trong nhân dân.
Hầm đường bộ tiền tỷ thành cống thoát nước
Thống kê của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy, toàn địa bàn TP Hà Nội hiện có 17 hầm đi bộ (H1-H17) tại dự án xây dựng đường Vành đai III giai đoạn I đoạn Mai Dịch-Pháp Vân do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, và đã bàn giao 14 hầm cho Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội quản lý và khai thác. Bốn hầm đi bộ (H1-H4) ở dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn chưa thể bàn giao do vẫn còn dang dở.
Tuy nhiên, kể từ khi đưa vào vận hành số hầm đi bộ trên gần như không phát huy hiệu quả. Không ít hầm bỏ không, là nơi tập kết hàng hóa, rác thải, khu trú ngụ của các đối tượng xã hội… Tỷ lệ người tham gia giao thông sử dụng hầm bộ hành rất ít. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hầm bộ hành H15 dù đã được bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng không vận hành, khai thác, cửa luôn trong tình trạng khóa. Xung quanh khu vực cửa hầm cỏ mọc um tùm, rác thải, vật liệu xây dựng ngập ngụa. Hay, hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiến, kể từ khi hoàn thiện đến nay chưa thể hoạt động và trong tình trạng khóa trái cửa và bị ngập nước. Do không có sự quản lý, nên khu vực cửa hầm trở thành nhà vệ sinh công cộng và nơi xả rác của người dân.
Theo nhận định của Thanh tra Bộ GTVT, các hầm đi bộ chưa được bàn giao đồng loạt để đơn vị quản lý, khai thác do việc thi công kéo dài (chậm tiến độ), nhà thầu thi công không tổ chức bảo vệ, bơm hút nước, dọn vệ sinh khu vực công trình đang thi công. Một số vị trí vỉa hè trước cửa đường hầm bị phá hỏng do các công trình thi công lân cận gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Còn theo đại diện Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, với kinh phí 3-7 tỷ đồng/hầm. Đến nay, nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc hạ tầng chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả.
Tuy vậy, Thanh tra Bộ GTVT kiến nghị xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban QLDA, đơn vị thi công để chậm tiến độ, không bảo quản tốt công trình, gây phản cảm trong dư luận. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan khẩn trương thi công, hoàn thiện 4 hầm (H1, H2, H3, H4) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, 3 hầm còn lại thuộc trách nhiệm của Ban QLDA Thăng Long, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng.
Theo ANTD
Video đang HOT
Biệt thự tiền tỷ thành nơi "nghỉ dưỡng"...của bò
Nhiều căn biệt thự nằm ở vị trí đắc địa tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, nơi tưởng như là khu nghỉ dưỡng lý tưởng giờ đây đang rơi vào tình trạng bị bỏ hoang và trở thành nơi "nghỉ dưỡng" của bò.
10 sáng 11/8, PV Dân trí có mặt tại khu dân cư Khang An (phường Phú Hữu, quận 9) nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, giao điểm giữa đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành và đường vành đai phía Đông, nhiều khu dân cư được xây dựng với những căn biệt thự kiểu dáng sang trọng đang bị bỏ hoang, cỏ phủ kín. Thậm chí nhiều căn, chủ đầu tư còn dùng gạch xây kín cửa.
Những công trình này không chỉ gây lãng phí mà còn làm mất mỹ quan đô thị tại nơi được xem là "miền đất hứa" của thành phố.
Theo công bố của chủ đầu tư, dự án khu dân cư Khang An gồm 350 nền biệt thự song lập và đơn lập, nhà liên kề với khu thương mại và chung cư cao 9 tầng nhưng thực tế dự án hiện nay chỉ là những miếng đất đầy cỏ dại xen kẽ với những căn nhà bỏ hoang lâu ngày đang xuống cấp trầm trọng.
Những căn biệt thự bỏ hoang tại mảnh đất được xem là "thiên đường" ở cửa ngõ phía Đông của TP.HCM
Những người dân cư ngụ tại khu dân cư Khang An phản ánh, các chủ đầu tư trước đây đều cam kết sẽ đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, nhưng sau khi đã bán hết đất, họ cũng bỏ luôn trách nhiệm hoàn thiện hạ tầng, khiến các khu dân cư không có các dịch vụ tiện ích. Nhiều lần có người đến xem nhà đất thấy thực trạng này họ đã "một đi không trở lại".
Hình ảnh những căn biệt thự bị bỏ hoang tại khu dân cư Khang An:
Khu biệt thự nằm ngay giao điểm của đường cao tốc Sài Gòn - Long Thanh - Dầu Dây và đường Vành đai phía Đông, mỗi căn có diện tích hàng trăm m2
Trung Kiên - Trung Dũng
Theo dantri
Sửa xong mặt đường, nhà đầu tư hầm Đèo Ngang thu phí trở lại Bị Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo ngừng việc thu phí do mặt đường qua hầm đường bộ Đèo Ngang xuống cấp, mất an toàn, những ngày qua chủ đầu hầm chui này đã khẩn trương khắc phục. Như Dân trí đã thông tin, ngày 9/7, trong chuyến thị sát kiểm tra các công trình trên quốc lộ 1 đoạn...