Tiến trình hòa bình cho Libya còn nhiều chông gai
Cuộc tranh giành quyền lực mới giữa các phe phái đang làm cho hành trình hướng tới nền dân chủ của Libya vẫn rất xa vời.
Ngày 9/8, Quốc hội khóa mới của Libya bầu ông Mohammed Magarief, lãnh đạo đảng Mặt trận Cứu quốc Libya làm Chủ tịch, một ngày sau khi Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho Quốc hội.
Dù được đánh giá là những bước đi tích cực trong lộ trình tiến tới dân chủ tại Libi, song các nhà phân tích cho rằng, đây mới chỉ là điểm khởi đầu, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước.
Các tân nghị sĩ Quốc hội Libya đọc tuyên thệ trong buổi lễ chuyển giao quyền lực ngày 9/8 (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc bỏ phiếu được truyền hình trực tiếp, ông Magarief – lãnh đạo đảng Mặt trận Cứu quốc Libya, gồm các nhân vật lưu vong chống chính quyền của cố nhà lãnh đạo Gaddafi, đã giành được 113 phiếu ủng hộ, so với 85 phiếu của ứng cử viên độc lập Ali Didan theo đường lối tự do.
Ông Magarief vốn được biết tới là nhân vật kiên quyết chống đối chế độ bị lật đổ của ông Gaddafi và được coi là có quan điểm thân Hồi giáo.
Video đang HOT
Quốc hội mới của quốc gia Bắc Phi này có nhiệm vụ chỉ định Thủ tướng, thông qua các luật và đưa Libya tới các cuộc tổng tuyển cử sau khi một bản hiến pháp mới được soạn thảo vào năm tới.
Trước đó, Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc Libya (NTC) ngày 8/8 đã chuyển giao quyền lực cho Quốc hội mới, trong một động thái mang tính “biểu tượng” đánh dấu một quá trình chuyển tiếp hòa bình sau khi chế độ của ông Gaddafi bị lật đổ năm 2011.
Dù được xem là Quốc hội đầu tiên được bầu một cách tự do, công bằng trong nhiều thập kỷ qua tại Libya, song theo các nhà phân tích, thách thức đặt ra với Quốc hội mới là không nhỏ. Tình trạng bạo lực diễn ra thường xuyên trong thời gian chuẩn bị cho quá trình chuyển giao không những phản ánh sự bất ổn về an ninh, mà còn cho thấy sự bất đồng sâu sắc trong nội bộ quốc gia này.
Thủ tướng Libya Al Keeb cho biết: “Chính phủ chuyển tiếp đã tiến hành một số biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về an ninh. Hy vọng Quốc hội mới sẽ tiếp tục nhiệm vụ này nhằm tăng cường an ninh và trật tự đất nước, mà trước hết là thu hồi vũ khí.”
Theo ông Ali Abdul -đại biểu Quốc hội, một trong những công việc khẩn cấp hiện nay là đảm bảo an ninh và thu gom vũ khí, đồng thời tránh không gây đối đầu với các lực lượng mà tới nay vẫn không chịu hạ vũ khí mặc dù ông Gaddafi đã bị lật đổ.
Ông Ali Abdul nói: “Giai đoạn sắp tới là khá nhạy cảm, với nhiều rào cản và thách thức. Song Chủ tịch Quốc hội sẽ đủ khả năng vượt qua giai đoạn này. Chúng tôi hi vọng tất cả các bên sẽ hỗ trợ ông Magarief, cũng như tiếp tục bầu các nhà lãnh đạo một cách tự do và công bằng”.
Thực tế cho thấy, tình hình an ninh tại Libya vẫn rất đáng lo ngại. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn cảnh báo nguy cơ Libya bị chia rẽ. Sự bất đồng và cuộc tranh giành quyền lực mới giữa các phe phái sau cuộc khủng hoảng năm ngoái đang làm cho hành trình hướng tới nền dân chủ của Libya vẫn rất xa vời. Đó là chưa kể các thành viên gia đình ông Gaddafi và các quan chức chế độ cũ đang dùng số tài sản khổng lồ tuồn ra nước ngoài để kích động bất ổn trong nước.
Hơn nữa, những thách thức mà Libya phải đối mặt không chỉ bó hẹp trong bối cảnh chia rẽ chính trị sâu sắc và tình trạng quân sự hóa cao độ của các nhóm cư dân. Một thách thức không nhỏ khác là việc xây dựng một xã hội dân sự “từ đống tro tàn” của tình trạng bị cô lập kéo dài và của những mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ hàng thế kỷ. Chính vì thế, Libya vẫn giống như một thùng thuốc súng có thể phát nổ bất cứ lúc nào./.
Theo VOV
Nỗ lực âm thầm của Mỹ nhằm lật đổ chính quyền ông Assad
Tờ The Wall Street Journal trích dẫn lời các quan chức Mỹ tiết lộ về các nỗ lực của Washington nhằm thúc giục Iraq đóng cửa không phận của mình đối với các chuyến bay giữa Iran và Syria mà tình báo Mỹ tin rằng đó là con đường chuyển vũ khí cho lực lượng ủng hộ chính phủ Syria.
Chính phủ Mỹ đang âm thầm cố gắng ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí và dầu từ Iran đến Syria trong một nỗ lực đẩy nhanh sự sụp đổ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tờ The Wall Street Journal sáng 23/7 cho hay.
Washington đang âm thầm ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí và dầu từ Iran đến Syria.
Washington thúc giục Iraq đóng cửa không phận của mình đối với các chuyến bay giữa Iran và Syria mà tình báo Mỹ tin rằng đó là con đường chuyển vũ khí cho lực lượng ủng hộ chính phủ Syria. Đồng thời Mỹ cũng đã cố gắng để kiểm soát một con tàu được cho là mang vũ khí và nhiên liệu cho Syria đi qua kênh đào Suez.
Con tàu này có tên Amin thuộc sở hữu bởi một công ty con của Công ty hàng hải Cộng hòa hồi giáo Iran đang chờ cấp phép để đi vào kênh đào này.
Theo đó, các quan chức Mỹ đang hội đàm với chính phủ Ai Cập trong một nỗ lực để ngăn chặn lối đi của Amin, với lập luận rằng nó không treo cờ đúng cách và không có bảo hiểm được công nhận quốc tế.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang cung cấp thông tin tình báo về Syria cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan vốn có sự liên lạc chặt chẽ với lực lượng phiến quân. Những tin tức này bao gồm hình ảnh từ vệ tinh quân sự và thiết bị giám sát khác cung cấp các thông tin chi tiết về các căn cứ quân sự Syria có thể hữu ích cho phe đối lập.
Các quan chức Mỹ xác nhận rằng mặc dù đã cố gắng nhưng một số lô hàng vũ khí và nhiên liệu gửi tới Syria vẫn được chuyển qua. Hôm Chủ nhật, Mỹ cũng tuyên bố sẽ "xem xét trách nhiệm" của bất kỳ quan chức Syria nào liên quan đến việc phát tán hoặc sử dụng vũ khí hóa học của nước này.
Nỗi sợ hãi đã tăng lên ở phương Tây sau khi có thông tin rằng ông Assad có thể chuẩn bị sử dụng kho vũ khí hóa học nhằm cứu lấy chính quyền của mình.
Washington đã "tích cực thăm dò ý kiến với các nước láng giềng Syria và các nước bạn trong cộng đồng quốc tế để nhấn mạnh mối quan tâm chung về sự an toàn của các loại vũ khí và nghĩa vụ của chính phủ Syria trong việc bảo đảm chúng" - phát ngôn viên Nhà Trắng James Carney cho biết.
"Có rất nhiều cách mà một chính phủ, cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm cho các loại hình của hành vi đó" - Carney nói - "Tôi không muốn suy đoán về những biện pháp cụ thể sẽ được thực hiện."
Theo GDVN
Bầu cử ở Libya: Phe thế tục tạm thắng Kết quả từ cuộc bỏ phiếu đầu tiên của Libya từ sau khi Đại tá Gaddafi bị lật đổ cho thấy liên minh các đảng thế tục tạm thời chiếm ưu thế. Bầu cử tại Libya. Ảnh: Telegraph Liên minh các Lực lượng Quốc gia do cựu Thủ tướng lâm thời Mahmoud Jibril đã giành được 39 trong tổng số 80 ghế dành...