Indonesia bị “giằng xé” giữa Mỹ và Trung Quốc
Indonesia – quốc gia lớn nhất Đông Nam Á đang đau đầu vì phải tìm cách cân bằng giữa một bên là mối quan hệ lâu dài với Mỹ và một bên là mối quan hệ ngày càng quan trọng với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ (bên trái) và Ngoại trưởng Indonesia trong một cuộc gặp gần đây
Indonesia và Mỹ đã xây dựng được một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ từ thời Chiến tranh Lạnh. Khi đó, Indonesia từng là tiền đồn chiến lược của Mỹ trong cuộc đối đầu với các nước xã hội chủ nghĩa. Và trong thời gian gần đây, với tư cách là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, Indonesia cũng nổi lên là một đồng minh then chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ và Indonesia còn phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ -Indonesian còn đi xa hơn những lĩnh vực được đề cập ở trên. Đất nước gồm 17.000 hòn đảo lớn nhỏ ở Đông Nam Á này chứa một số trong những tuyến đường biển chiến lược quan trọng nhất thế giới như Eo biển Malacca, Sunda và Lombok.
Những eo biển trên là nơi gần một nửa tàu thuyền thương mại của thế giới đi qua hàng năm cũng như là nơi chuyên chở phần lớn nguồn cung cấp nhiên liệu cho Đông Bắc Á. Tỉ lệ xảy ra các vụ cướp biển ở những tuyến đường biển này là cao nhất thế gới. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh cho các eo biển và cho hàng hoá đi lại qua khu vực là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của Mỹ.
Trong khi đó, quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kinh tế. Indonesia đã ký các Thoả thuận Đối tác Chiến lược về Kinh tế với Trung Quốc năm 2005. Với tư cách là một thị trường khổng lồ và là cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng với Indonesia. Tính đến năm 2011, tổng giá trị thương mại giữa hai nước đã đạt xấp xỉ 61 tỷ USD.
Như vậy, rõ ràng, cả Trung Quốc và Mỹ đều là những đối tác hết sức quan trọng của Indonesia. Mọi việc sẽ không có gì đáng nói nếu như Trung Quốc không tăng cường củng cố vị thế ở Châu Á và Mỹ không tìm cách quay trở lại khu vực năng động, giàu tiềm năng này.
Video đang HOT
Indonesia giữa ngã ba đường
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý lớn của dư luận quốc tế trong những năm gần đây khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động trong khu vực. Song song với việc củng cố sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân, Trung Quốc đang tìm cách có được sự thống trị đối với Biển Đông. Đây là khu vực biển giàu dầu mỏ, khí đốt và chứa nhiều tuyến đường biển chiến lược quan trọng.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc đã liên tục thể hiện thái độ “hiếu chiến” và cứng rắn với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông. Hiện tại, Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với một loạt nước láng giềng gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Thái độ của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều cuộc đụng độ căng thẳng trong khu vực. Gần đây nhất, Bắc Kinh và Manila đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài suốt 2 tháng vì tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc đã đẩy nhiều nước láng giềng của họ “ngả vào vòng tay” của Mỹ. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong trường hợp của Philippines vừa qua. Đáng chú ý là, Mỹ cũng đang chuyển trọng tâm chiến lược của nước này sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Cường quốc số 1 thế giới đang tìm mọi cách “ ve vãn” các nước ở Châu Á.
Trong bối cảnh trên, Indonesia bị đẩy vào một tình huống nhạy cảm, tiến thoái lưỡng nan. Nếu ngả về phía đồng minh lâu đời là Mỹ, Indonesia có thể làm Trung Quốc tức giận và điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế to lớn của nước này. Trong khi đó, bản thân Indonesia lại không có mâu thuẫn đáng kể gì với Trung Quốc. Gần như tất cả những vấn đề an ninh cấp bách của Indonesia lại xuất phát từ bên trong nội bộ. Tuy nhiên, ngược lại, nếu đứng về phía Trung Quốc, Indonesia không chỉ phá hỏng mối quan hệ gắn bó quan trọng với Mỹ mà còn làm ảnh hưởng quan hệ giữa nước này với nhiều nước thành viên ASEAN.
Khi mà cả Trung Quốc và Mỹ đều đang tìm cách “ve vãn” Indonesia thì Jakarta đang phải đau đầu tìm cách cân bằng mối quan hệ với cả hai nước này để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho họ. Vì thế, trong thời gian qua, người ta chứng kiến Indonesia luôn tìm cách đứng trung lập trong các cuộc tranh chấp ở khu vực.
Jakarta công khai cho biết, họ không muốn phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay là Mỹ. Điều này được thể hiện trong phát biểu của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tại Hội nghị An ninh Châu Á mới đây. Ông Natalegawa cho biết, “điều làm chúng tôi lo sợ là bị bắt phải lựa chọn. Chúng tôi hoàn toàn không muốn mình phải rơi vào tình huống như thế”.
Theo VNMedia
Ấn Độ - "mồi ngon" của hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc
Khi hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ chạy đua vị trí bá chủ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì Ấn Độ bị đẩy vào tình thế khó xử. Cả Bắc Kinh và Washington đều muốn có được Ấn Độ và nước này trở thành mục tiêu để hai siêu cường hàng đầu thế giới "ve vãn", giành giật.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ở thăm Ấn Độ
Trung, Mỹ "ve vãn" Ấn Độ
Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một leo thang, giới lãnh đạo hai nước này đã tranh thủ tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của Ấn Độ - một cường quốc quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bất kỳ nước nào "ve vãn" được Ấn Độ thì nước đó sẽ giành được lợi thế lớn trong cuộc chay đua tranh giành ảnh hưởng ở khu vực năng động nhất thế giới này.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến thăm đến Ấn Độ thì ở bên kia, Trung Quốc cũng đang ra sức ve vuốt Ngoại trưởng của nước láng giềng.
Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã đưa ra những phát biểu cho thấy Mỹ coi trọng Ấn Độ như thế nào. Theo ông chủ Lầu Năm Góc, Ấn Độ là "trục chính" trong chiến lược quốc phòng mới vừa được công bố của Washington. Đây là chiến lược chuyển trọng tâm của Mỹ về Châu Á-Thái Bình Dương, Ông Panetta hôm qua (6/6) đã ca ngợi quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ là mối quan hệ "đối tác định hình của thế kỷ 21 và hai nước là "những đồng minh tự nhiên" của nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta tin rằng, Mỹ và Ấn Độ chia sẽ lợi ích và quan điểm chung với nhau.
Trong một nỗ lực nhằm giành được sự ủng hộ của Ấn Độ, Bộ trưởng Panetta đã cam kết củng cố mối quan hệ quân sự song phương giữa hai nước. Mỹ hứa sẽ cung cấp những công nghệ vũ khí tốt nhất cho New Delhi. "Mỹ cam kết chắc chắn sẽ cung cấp những công nghệ vũ khí tốt nhất có thể cho Ấn Độ. Chúng ta đều là những nước hàng đầu về phát triển công nghệ và chúng ta có thể hợp tác để làm nên những điều kỳ diệu", Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã nói như vậy với giới báo chí ở thủ đô New Delhi.
Trong khi đó, ở Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Li Keqiang cũng đang nỗ lực thuyết phục Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna rằng, quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ 21. Ông Krishna đang ở thăm Trung Quốc.
Trước đó, sau khi Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-V có tầm bắn hơn 5.000km, Trung Quốc đã liên tục chỉ trích, chế giễu New Delhi về tham vọng trở thành siêu cường. Tuy nhiên, thái độ của Bắc Kinh với New Delhi giờ đây đã thay đổi rõ rệt. Cường quốc số 1 Châu Á đã trở nên mềm mỏng, hòa dịu hơn với nước láng giềng của mình.
Ấn Độ sẽ nghiêng về ai?
Trong tình thế được cả hai siêu cường "ve vãn", Ấn Độ chắc chắn sẽ không dại gì ngả hẳn về một bên nào cả. Thay vào đó, nước này sẽ tranh thủ cả hai để phục vụ lợi ích tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, New Delhi được cho là sẽ nghiêng một chút về phía Mỹ bởi nước này có mối quan ngại lớn đối với nước láng giềng khổng lồ của mình.
Ấn Độ ngày càng trở nên dè chừng trước sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. New Delhi tin rằng, sự lớn mạnh của Trung Quốc đe dọa đến vị thế, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Ấn Độ là một cường quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nước này cũng đang muốn dần khẳng định vai trò cường quốc của thế giới. Ấn Độ đang ngày một mạnh lên. Đó là điều không ai có thể phủ nhận. Cùng với sự phát triển kinh tế của mình, New Delhi đã mạnh tay đầu tư cho quân đội. Ấn Độ là nước mua sắm vũ khí nhiều nhất thế giới trong 5 năm qua.
Tuy nhiên, quá trình khẳng định vai trò cường quốc của Ấn Độ đang bị vấp phải cản trở từ phía Trung Quốc. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua việc, Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc New Delhi tìm kiếm một chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng tin rằng, một Trung Quốc mạnh lên là mối đe dọa đối với an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Giới lãnh đạo ở New Delhi cáo buộc, hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan đang để mắt tới lãnh thổ của Ấn Độ. "Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với toàn bộ một bang nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, đó là bang Arunachal Pradesh. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng, Trung Quốc đang tìm cách bao vây Ấn Độ từ mọi phía để kiềm chế sự phát triển của chúng tôi. Vì thế, thỉnh thoảng họ lại khiêu khích chúng tôi ở biên giới", một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết.
Với những lý do trên, chắc chắn Ấn Độ muốn dựa vào Mỹ - cường quốc số 1 thế giới, để kiềm chế bớt sức mạnh, ảnh hưởng cũng như tham vọng của Trung Quốc. New Delhi muốn dùng mối quan hệ với Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng muốn tranh thủ Mỹ để củng cố sức mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự cho nước này.
Tuy nhiên, New Delhi cũng không vì thế mà hoàn toàn ngả về phía Mỹ, quay lưng lại với Trung Quốc. Điều đó không có lợi cho sự phát triển của Ấn Độ. Nếu để Bắc Kinh tức giận, New Delhi cũng sẽ "mất ăn mất ngủ" vì sự quấy phá của nước láng giềng, đặc biệt là ở khu vực biên giới. Hơn nữa, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, có thể giúp Ấn Độ phát triển nền kinh tế đất nước.
Theo VNMedia
Quan điểm sống của trùm giang hồ hai lần thoát án tử Từng nổi tiếng với những vụ thanh toán đẫm máu trong giang hồ, ít ai ngờ được, ông "trùm" đâm thuê chém mướn lại có hai tấm bằng đại học. Trước khi vào trại giam Ba Sao - Nam Hà để viết bài, tôi cứ ngỡ "sát thủ" Tuấn "con"(Nguyễn Anh Tuấn) phải là người bặm trợn, kiêu hùng. Ai ngờ được Tuấn...