Tiến triển đàm phán thương mại “cứu” Phố Wall, chứng khoán châu Á thận trọng
Các cổ phiếu châu Á biến động nhẹ trong phiên 22/2 trong khi giới đầu tư thận trọng chờ kết quả từ cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Chứng khoán châu Á “đi ngang”
Các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán châu Á trong phiên này rung lắc nhẹ trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm mặc dù đã xuất hiện các dấu hiệu tiến bộ trong đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các cổ phiếu châu Á biến động nhẹ trong phiên 22/2.
Ở đầu phiên giao dịch, chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng nhẹ hơn 0,1%.
Tại thị trường Australia, chỉ số chứng khoán nhích 0,5%, trong khi đó chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,3%.
Các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi sát diễn biến các cuộc đàm phán cấp cao giữa quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc tại Washington, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến hạn chót “đình chiến thương mại” ngày 1/3.
Nguồn tin độc quyền từ Reuters hôm 21/2 cho biết, các nhà đàm phán hai nước đang soạn thảo 6 biên bản ghi nhớ về cải cách đề xuất của Trung Quốc, đã tạo tâm lý hứng khởi cho nhà đầu tư.
Báo cáo của Reuters nhấn mạnh rằng thỏa thuận nguyên tắc đang được phác thảo trong 6 lĩnh vực chính: Chuyển giao công nghệ bắt buộc, tấn công tin tặc, sở hữu bản quyền trí tuệ, dịch vụ, tiền tệ, nông nghiệp và hàng rào phi thuế quan trong thương mại.
Đây được xem là bước tiến quan trọng nhất mà hai nước đạt được tính đến thời điểm này nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài 7 tháng. Nguồn tin cũng nói Mỹ – Trung đang cố gắng đạt một thỏa thuận thương mại trước ngày 1/3.
Trong tuần này, các cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra tại Washington sau khi vòng đàm phán trước đây diễn ra tại Bắc Kinh. Trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng phát đi tín hiệu rằng có thể ông sẽ không tăng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu đàm phán giữa hai bên có diễn biến tích cực.
Video đang HOT
Chứng khoán Mỹ thoát phiên giảm sâu
Phố Wall giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 21/2, kết thúc chuỗi phiên tăng liên tục trước đó, khi các báo cáo kinh tế u ám khiến nhà đầu tư thất vọng.
Bộ Thương mại Mỹ nói rằng số đơn đặt hàng mới đối với các sản phẩm máy móc quan trọng do Mỹ sản xuất đã giảm trong tháng 12. Dữ liệu này được xem như một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư trang thiết bị, có khả năng gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 21/2.
Số liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Philadelphia cho thấy hoạt động kinh tế ở vùng trung Đại Tây Dương của Mỹ trong tháng 2 giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 5/2016.
“Thị trường đã tăng điểm liên tục trong một thời gian. Và các dữ liệu kinh tế yếu kém xuất hiện khiến nhà đầu tư chốt lời một chút”, nhà quản lý danh mục Paul Nolte thuộc Kingsview Asset Management nhận định.
Số liệu kinh tế mới được châu Âu và Nhật công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại.
Tuy nhiên, những nỗi sợ về khả năng kinh tế toàn cầu chững lại giảm bớt phần nào khi có báo cáo mới công bố cho thấy các nhà đàm phán Mỹ và Trung Qiốc đang bắt đầu phác thảo lên một thỏa thuận để chấm dứt tình trạng đối đầu thương mại kéo dài 7 tháng qua.
Đợt leo dốc trong những phiên gần đây của chứng khoán Mỹ được thúc đẩy bởi hy vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung và những tín hiệu mềm mỏng hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Các nhà phân tích tại ngân hàng ANZ nhận định: “Trong khi sản xuất toàn cầu còn yếu, hoạt động dịch vụ có vẻ tích cực hơn, song lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ rất khó chuyển hướng trong dài hạn”.
Dù giảm phiên này, chỉ số S&P 500 vẫn ở gần vùng đỉnh của 2 tháng và đang cao hơn khoảng 18% so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng 12.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones giảm 0,4%, còn 25.850,63 điểm. Chỉ số S&P 500 trượt 0,35%, còn 2.774,88 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 0,39%, còn 7.459,71 điểm.
Phiên giảm nhẹ của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 21/2 mới ghi nhận phiên đi xuống thứ 4 trong tháng này và cũng là phiên giảm đầu tiên của S&P 500 sau 3 phiên tăng liên tục.
Tình trạng giảm tốc mạnh của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu, cùng với tác dụng phai dần của các biện pháp kích cầu bằng tài khóa, và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã làm gia tăng những mối lo về nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây.
Chi nhánh FED ở Atlanta dự báo kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng 1,4% trong quý IV/2018.
Giá dầu giảm khiến nhóm cổ phiếu năng lượng thuộc S&P 500 giảm 1,6%.
Theo kinhtedothi.vn
Fed nâng lãi suất lên 2,5% và dự kiến tiếp tục nâng thêm 2 lần nữa vào năm 2019
Đây là lần thứ 4 Fed tiến hành tăng lãi suất cơ bản trong năm 2018 và lần thứ 9 kể từ tháng 12/2015.
Giới đầu tư vẫn chờ đợi những số liệu kinh tế mạnh mẽ hơn theo sau quyết định của Fed (Nguồn: Internet)
Trong tuyên bố đưa ra vào hôm thứ Tư (ngày 19/12), Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 2,25% lên mức 2,5%. Tuy nhiên, Fedcũng cho biết sẽ hạ số lần tăng lãi suất dự kiến trong năm 2019 xuống còn 2 lần (thay vì 3 lần như dự báo trước đó) và dự định chỉ tăng thêm 1 lần nữa vào năm 2020.
Theo CNBC, ngôn ngữ trong tuyên bố của Fed không hoàn toàn thể hiện quan điểm ôn hòa, hoặc có những tín hiệu dễ dàng nhận biết để dự đoán được về triển vọng lãi suất trong tương lai. Fed tiếp tục tuyên bố rằng tăng lãi suất là phù hợp trong bối cảnh hiện nay với một lối diễn đạt đã có phần mềm mại hơn.
"Hội đồng đánh giá rằng một số lần tăng lãi suất cơ bản hướng tới phạm vi mục tiêu sẽ không có nhiều thay đổi và phù hợp với sự mở rộng hoạt động bền vững của nền kinh tế, thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát đã ở gần mức mục tiêu 2% trong trung hạn của chúng tôi" - tuyên bố cho hay.
So với cuộc họp vào tháng 11/2018, tuyên bố được đưa ra đã thêm từ "một số" để mô tả quỹ đạo của sự thay đổi của lãi suất trong tương lai và sử dụng từ "đánh giá" thay vì từ "kỳ vọng" như trước đó.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ ngay lập tức ghi nhận những phản ứng tiêu cực sau tuyên bố của Fed.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 351,98 điểm và đóng cửa ở mức 23.323,66 điểm - thấp nhất trong năm 2018. Trước đó, chỉ số Dow Jonesđã có mức tăng tới 380 điểm trước thời điểm Fed đưa ra quyết định. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 1,5% về mức 2506,96 điểm - ghi nhận mức thấp nhất của năm khi các cổ phiếu công nghệ và ngân hàng lao dốc mạnh.
Các nhà giao dịch nhận định rằng tuyên bố của Fed không thể hiện sự giảm tốc trong quá trình tăng lãi suất như kỳ vọng.
"Fed vẫn nhận thấy nền tảng vững chắc của nền kinh tế và khả năng sẽ nâng lãi suất thêm 2 lần nữa vào năm tới. Trong khi đó, thị trường cần những số liệu kinh tế mạnh mẽ hơn để tin vào những kế hoạch đó" - ông Quincy Krosby, chuyên gia chiến lược thị trường tại Prudential Financial, cho biết.
Chịu tác động từ thị trường Mỹ, một số TTCK lớn của Châu Á cũng ghi nhận phiên giao dịch khó khăn.
Cụ thể, tại TTCK Trung Quốc, các chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite đều có xu hướng giảm nhẹ. Còn tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 0,41% về mức 25.740,53 điểm.
"Chỉ số Hang Seng thậm chí có thể giảm xuống mức 24.000 điểm. Vì vậy, vẫn chưa phải thời điểm để mua vào vì chúng tôi vẫn không biết liệu chu kỳ nâng lãi suất của Mỹ đã kết thúc chưa" - ông Francis Lun, CEO của Geo Securities chia sẻ.
Còn tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã giảm khoảng 1,17%, chỉ số Topix cũng giảm 0,83% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Thị trường vàng cũng ghi nhận mức giảm 0,4% về mức 1.244,59 USD/ounce khi các nhà đầu tư cho rằng những tín hiệu trong tuyên bố của Fed vẫn chưa đủ thể hiện sự "ôn hòa" như mong đợi. Các nhà đầu tư trên thị trường vàng tiếp tục đặt kỳ vọng vào việc Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm nữa vào năm 2019./.
Theo viettimes.vn
Chứng khoán châu Á trượt dốc theo chứng khoán Mỹ Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, sau khi mối lo về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến chứng khoán Mỹ rớt xuống mức thấp nhất hơn 1 năm trong phiên ngày thứ Hai. Theo hãng tin Reuters, vào giữa phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số MSCI châu Á-Thái...