Tiền trên thị trường chứng khoán xoay vòng linh hoạt
Thị trường gần đây xuất hiện các phiên rung lắc với cường độ lớn dần và có dấu hiệu tiêu cực khi độ lệch (basis) giữa phái sinh và cơ sở bị kéo giãn ra gần 35 điểm… Tuy nhiên, dòng tiền vẫn đang ở lại thị trường và xoay vòng linh hoạt.
Yếu tố cơ bản: Chứng khoán toàn cầu phân hóa
Tuần qua, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật có thể cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, trong bối cảnh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa hai nước có dấu hiệu căng thẳng trở lại. Trước thông tin này, nhà đầu tư có những phản ứng trái chiều, trong khi các chỉ số ở thị trường Mỹ (S&P500, Dow Jones) ghi nhận tăng điểm thì các chỉ số chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông có diễn biến tiêu cực, chỉ số Shanghai bước vào pha suy yếu.
VN-Index duy trì trạng thái tăng điểm.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index duy trì trạng thái tăng. Dòng tiền của khối nhà đầu tư nước ngoài có sự phân hóa. Khớp lệnh trên sàn, khối ngoại mua ròng 20 tỷ đồng ở rổ VN30.
Thông qua ETF, khối ngoại mua ròng khoảng 650 tỷ đồng chứng chỉ quỹ Diamond ETF, nhưng bán ròng trở lại hơn 40 tỷ đồng chứng chỉ quỹ E1VFVN30.
Nhìn chung, khối ngoại dừng bán ròng, đây là yếu tố tích cực góp phần giúp chỉ số có được đà tăng như hiện tại, nhưng để tiếp tục bứt phá thì thị trường cần có động thái đồng thuận mua ròng của khối nhà đầu tư này.
Yếu tố kỹ thuật: VN30 giữ được đà tăng
Càng trôi về cuối tuần, chỉ số VN30 càng xuất hiện nhiều phiên rung lắc với cường độ lớn dần. Mặc dù vậy, những nhịp rung lắc này chưa phá vỡ xu hướng tăng đang có.
Video đang HOT
Độ lệch (basis) giữa phái sinh và cơ sở bị kéo giãn ra gần 35 điểm.
Thị trường phái sinh có dấu hiệu tiêu cực khi độ lệch (basis) bị kéo giãn ra gần 35 điểm; lần gần nhất, phái sinh chứng kiến mức basis lớn như vậy là giai đoạn thị trường gặp sức ép vào cuối tháng 4.
Tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực cho thấy đám đông đang đặt kỳ vọng vào việc thị trường cơ sở sẽ giảm trong thời gian tới, với lý do là sự bất ổn của thị trường quốc tế đang quay trở lại.
Tuy nhiên, xu hướng của thị trường vẫn là tăng, với ngưỡng hỗ trợ quanh khu vực 750 điểm trên VN30.
Dòng tiền đầu cơ vẫn ở lại thị trường.
Dòng tiền mới tăng thêm có sự sụt giảm, thực tế đây là diễn biến đã tồn tại trong khoảng 5 – 7 phiên gần đây, nhưng điểm sáng là dòng tiền cũ vẫn đang ở lại thị trường và xoay vòng linh hoạt. Khi đường cầu còn trong xu hướng tăng thì thị trường khó có thể mất đà tăng đang có.
Đà lan tỏa vẫn chưa gãy xu hướng tăng.
à lan tỏa duy trì trong trạng thái quá mua, thể hiện dòng tiền đầu cơ gần như đã lan tỏa hết các nhóm ngành, hay các cổ phiếu trụ. à lan tỏa neo cao cũng ngụ ý thị trường ít có khả năng tạo ra sự bùng nổ, nếu có đi lên sẽ trong trạng thái “lai rai”. Ngược lại, nếu đà lan tỏa sụp gãy hỗ trợ tại mức 80% (tức kết thúc tình trạng quá mua) thì đây sẽ là tín hiệu kết thúc đà tăng của chỉ số VN30.
Các trụ vẫn luân phiên dìu dắt chỉ số.
Dòng tiền vẫn xoay vòng linh hoạt ở các nhóm ngành dẫn dắt, nhưng cũng đủ khéo léo để khiến “quả bóng tăng giá” không bị thổi căng. Hiện tại, ngân hàng và thực phẩm – đồ uống đang ở trong trạng thái tích cực, còn bất động sản đang ở trạng thái trung bình.
Trong trường hợp thị trường chứng kiến cả 3 nhóm đều ở trạng thái tích cực thì khi đó, khả năng xu thế tăng có thể kết thúc bởi sự nóng vội của dòng tiền đầu cơ.
Khuyến nghị – Chiến lược giao dịch: Xu hướng có thể vẫn tăng
Xu hướng tăng của thị trường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: một là, dòng tiền đầu cơ dồi dào và linh hoạt; hai là, sự ổn của thị trường chứng khoán thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, yếu tố thứ nhất chưa mất đi khi dòng tiền đầu cơ vẫn ở lại thị trường, giữ cho các chỉ số “đủ ấm” để duy trì đà tăng, dù không còn nhanh và mạnh như trước.
Yếu tố thứ hai có phần lung lay khi căng thẳng kinh tế Mỹ – Trung đang quay trở lại, khiến giới đầu tư quan ngại. Do đó, thị trường xuất hiện các pha điều chỉnh được xem là diễn biến phù hợp. Trường hợp dòng tiền đầu cơ rời bỏ thị trường thì xu hướng giảm mới có nguy cơ xuất hiện.
Hợp đồng phái sinh tháng 6 có vùng hỗ trợ 750 – 760 điểm.
Chiến lược trong tuần này (25 – 29/5) cho thị trường phái sinh là ưu tiên canh Mua (Long) trong các nhịp điều chỉnh về các vùng hỗ trợ quan trọng từ 750 – 760 điểm. Ngược lại, vị thế Bán (Short) nên được ưu tiên khi khu vực hỗ trợ này bị phá vỡ.
Chứng khoán châu Á tăng điểm do Trung Quốc phục hồi kinh tế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chứng khoán tại châu Á ghi nhận phiên tăng điểm, một phần do tâm lý tích cực từ việc Trung Quốc dần phục hồi các hoạt động kinh tế sau dịch COVID-19.
Các thị trường chứng khoán thế giới đã diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 31/3.
Các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng điểm sau khi nước này ghi nhận hoạt động công nghiệp tốt hơn dự báo, bất chấp những quan ngại thị trường chứng khoán có thể rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 2018 do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1% lên 2.750,3 điểm và chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,3%. Trong khi đó, chỉ số Thâm Quyến (Shenzhen) cũng ghi nhận mức tăng 0,5% lên 1.665,93 điểm và chỉ số Hang Seng tăng 1,9% lên mức 23.603,48 điểm.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bất ngờ tăng trong tháng 3. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo khó có thể đảm bảo sự phục hồi bền vững trong tương lai gần do dịch COVID-19 đang chặn cửa nhu cầu của các nước trên thế giới cũng như đe dọa đẩy kinh tế rơi vào trì trệ.
Trên thực tế, dịch COVID-19 lây lan nhanh đã kéo chỉ số Shanghai xuống 4,5% trong tháng 3 và 9,8% trong quý I/2020, và chỉ số CSI300 lần lượt là 6,4% và 10%. Cả hai chỉ số này đều đang chứng kiến mức giảm sâu nhất theo tháng kể từ tháng 5/2019 và theo quý kể từ quý IV/2018. Hiện chỉ số Hang Seng đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018 và với mức giảm 16,3% trong quý I/2020, chỉ số chứng khoán này đang có mức giảm lớn nhất theo quý kể từ quý III/2015.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán ở Hàn Quốc cũng tăng điểm do các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng về các gói cứu trợ kinh tế mà các nền kinh tế lớn đưa ra, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, nhằm giảm bớt các tác động do dịch COVID-19 gây ra. Chốt phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số KOSPI đã tăng 37,52 điểm, tương đương 2,19%, lên 1.754,64 điểm.
Sau khi chứng kiến sự bán tháo trong tháng này và các nhà đầu tư đang ước tính các biện pháp cứu trợ chính thức đối với việc đóng cửa gần như hoàn toàn chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19, các chỉ số chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại.
Trong phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số STOXX 600 liên châu Âu và chỉ số blue-chip FTSE 100 đều tăng 1,8%. Chứng khoán của 3 ngành du lịch, bảo hiểm, năng lượng, có mức giảm mạnh nhất trong tháng 3, cũng đã tăng từ 2,7-4,9%. Tuy nhiên, do số ca mắc COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng và một số nước đang dự tính kéo dài biện pháp phong tỏa, chứng khoán châu Âu đang trên đà rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 1987.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 30/3, giữa bối cảnh thị trường đang cân nhắc giữa triển vọng kinh tế u ám trong ngắn hạn với các kế hoạch chi tiêu công chưa từng có và sự can thiệp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng hơn 3%. Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng gần 700 điểm (3,2%), lên 22.327,48 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 3,4%, lên 2.626,85 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 3,6%, đóng cửa ở mức 7.774,15 điểm.
Tuy nhiên, do lo ngại khả năng chính quyền sẽ phong tỏa thủ đô Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,88%, tương đương 167,96 điểm, xuống còn 18.917,01 điểm trong khi chỉ số Topix mở rộng giảm 2,26%, tương đương 32,5 điểm, xuống còn 1.403,04 điểm./.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh do lo ngại COVID-19 Tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong những ngày gần đây khiến chỉ số CK châu Á giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Sau 3 ngày nghỉ, chỉ số Nikkei 225 Tokyo đã giảm trên 1000 điểm ngay tại thời điểm mở phiên giao dịch sáng nay (25/2). Đây là mức giảm...