Tiền tranh cử của Trump bị bí mật điều tra suốt ba năm
Công tố viên điều tra nghi vấn ngân hàng nhà nước Ai Cập hỗ trợ hoặc cho Trump vay hàng triệu USD tranh cử, nhưng không tìm ra bằng chứng.
CNN hôm 14/10 dẫn nhiều nguồn tin am hiểu cuộc điều tra cho biết hơn ba năm qua, các công tố viên liên bang đã điều tra liệu có hay không dòng tiền từ một ngân hàng nhà nước Ai Cập hỗ trợ 10 triệu USD mà Tổng thống Donald Trump quyên góp cho chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông vào phút chót.
Cuộc điều tra, được tiến hành cả trước và sau cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, đã xem xét liệu có sự đóng góp bất hợp pháp từ nước ngoài cho chiến dịch tranh cử hay không. Đây cũng là một trong những nỗ lực kéo dài nhất của các nhà điều tra liên bang nhằm tìm hiểu mối quan hệ tài chính ở nước ngoài của Tổng thống, và trở thành một phần quan trọng nhưng bí mật trong các hoạt động của công tố viên đặc biệt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi tại Nhà Trắng tháng 4/2019. Ảnh: AFP.
Cuộc điều tra được giữ bí mật đến mức có thời điểm sau trát hầu tòa của bồi thẩm đoàn, các nhà điều tra khóa toàn bộ một tầng của tòa án liên bang ở thủ đô Washington để nhóm của Mueller có thể khai thác hồ sơ ngân hàng Ai Cập. Cuộc điều tra, đã đóng lại vào mùa hè này mà không có cáo buộc nào, chưa bao giờ được công khai.
Các công tố viên nghi ngờ có thể có mối liên hệ bí mật giữa ngân hàng Ai Cập và các khoản đóng góp cho chiến dịch tranh cử của Trump, theo vài nguồn tin, nhưng họ chưa bao giờ chứng minh được mối liên hệ này.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ các nhà điều tra đã bao giờ có bằng chứng cụ thể về khoản tiền chuyển từ ngân hàng Ai Cập hay chưa. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin nói rằng có những thông tin đầy đủ để bồi thẩm đoàn đưa trát hầu tòa và giúp cuộc điều tra hình sự về tài chính chiến dịch tranh cử được mở sau khi cuộc điều tra của Mueller kết thúc.
CNN đã biết về cuộc điều tra Ai Cập từ hơn chục nguồn tin cũng như thông qua những gợi ý trong hồ sơ công khai, gồm các tài liệu tòa án mới được công bố và tóm tắt cuộc phỏng vấn nhân chứng của Mueller, được gọi là 302s, mà CNN và Buzzfeed có được.
Trong đơn gửi tòa án tháng trước, Bộ Tư pháp xác nhận rằng khi văn phòng công tố viên đặc biệt đóng cửa năm ngoái, Mueller đã chuyển cuộc điều tra về đóng góp chiến dịch tranh cử từ nước ngoài cho cho các công tố viên ở Washington. Một số nguồn tin của CNN xác nhận sự việc mà Mueller gọi một cách khó hiểu là cuộc điều tra “đóng góp chiến dịch nước ngoài”, thực chất là cuộc điều tra ở Ai Cập.
Cuộc điều tra được một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp xác nhận trong tuần này. “Sự việc được các điều tra viên của công tố viên đặc biệt xem xét lần đầu, song họ không coi đây là một vụ án, sau đó được văn phòng luật sư Mỹ xem xét, nhưng cuối cùng các công tố viên trong bộ phận an ninh quốc gia cũng không thể khởi kiện vụ án. Dựa trên khuyến nghị của cả Cục Điều tra Liên bang (FBI) và công tố viên, công tố viên Michael Sherwin đã chính thức đóng vụ án vào tháng 7″, quan chức này cho hay.
Trong số các câu hỏi chính mà công tố viên tìm cách trả lời và dường như chưa bao giờ trả lời được là liệu Trump có được hỗ trợ hay mắc nợ một thế lực nước ngoài hay không. Cuộc điều tra thậm chí còn được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ, song các thẩm phán cuối cùng đã từ chối xét xử.
Tuy nhiên, cả văn phòng công tố viên đặc biệt, cũng như các công tố viên tiếp tục vụ án sau Mueller, đều không có được bức tranh toàn cảnh về những vướng mắc tài chính của Tổng thống. Các công tố viên ở Washington thậm chí còn đề xuất trát hầu tòa các hồ sơ tài chính liên quan đến Trump, trước khi các quan chức hàng đầu kết luận vào mùa hè này rằng họ đã đi vào ngõ cụt, các nguồn tin cho biết. Mueller phải đối mặt với chỉ trích vì đã không thực hiện các bước điều tra đủ táo bạo để tiếp cận thông tin về tài chính của Tổng thống.
Bình luận về thông tin trên CNN, Jason Miller, cố vấn cấp cao của chiến dịch Trump 2020 tuyên bố: “Tổng thống Trump chưa bao giờ nhận một xu từ Ai Cập”. Người phát ngôn của Tổng thống Ai Cập từ chối bình luận về sự việc.
Ấn Độ: Vợ 2 lần bị rắn độc cắn, phát hiện kế hoạch rùng rợn của chồng
Thấy con gái bị rắn độc cắn 2 lần trong 2 tháng và tử vong, bố mẹ nạn nhân nghi ngờ con rể và báo với cảnh sát. Sau quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện âm mưu nham hiểm của người chồng với cô vợ trẻ.
Lần thứ hai, người vợ bị một con rắn hổ mang cắn. Ảnh minh họa: Daily Motion
Tờ Indian Express hôm 25/5 đưa tin, vụ việc xảy ra ở quận Kollam, bang Kerala, Ấn Độ.
Cảnh sát hôm 24/5 đã bắt giữ Sooraj, 27 tuổi và Santhosh, người nuôi rắn 47 tuổi, vì tội danh giết người. Nạn nhân là Uthra, 25 tuổi sống tại quận Kollam và là vợ của Sooraj.
Hôm 2/3, Uthra bị một con rắn viper (loài có độc thuộc họ rắn lục) cắn khi đang ở nhà chồng ở thị trấn Adoor, quận Pathanamthitta, bang Kerala. Người vợ trẻ sau đó được đưa về nhà bố mẹ ruột để tĩnh dưỡng.
Ngày 7/5, Uthra một lần nữa bị rắn độc cắn (rắn hổ mang) khi đang ngủ cùng chồng và con trai chưa đầy 2 tuổi. Lần này, nạn nhân tử vong.
Cảnh sát bắt đầu điều tra sau khi bố mẹ Uthra nghi ngờ Sooraj, nhất là sau lời giải thích đầy mâu thuẫn của thanh niên 27 tuổi. Sooraj nói rằng con rắn hổ mang bò từ ngoài vào phòng ngủ qua cửa sổ nhưng bố mẹ Uthra biết rằng gia đình con gái sử dụng điều hòa nhiệt độ nên sẽ không mở cửa sổ.
Bố mẹ nạn nhân cũng thấy điều bất thường khi Sooraj ở cùng vợ con cả đêm nhưng lại không phải người đầu tiên phát hiện Uthra tử vong. Ngoài ra, ngày 2/3 - thời điểm Uthra bị rắn độc cắn lần đầu, Sooraj đã rút nhiều tiền vàng từ một tủ khóa ngân hàng cất giữ số tài sản chung của 2 vợ chồng.
Harisanker, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Kollam, cho biết vợ chồng Sooraj và Uthra thường xuyên xảy ra cãi vã. Sooraj đã lên kế hoạch giết vợ để chiếm số tài sản lớn và cưới một cô gái khác. Một người bạn của Uthra cho biết cha của cô gái 25 tuổi, một doanh nhân thành đạt, đã cho con gái rất nhiều tiền bạc và thường giúp đỡ con rể.
Cũng theo cảnh sát, Sooraj đã có liên hệ với những người nuôi rắn. Nhật ký cuộc gọi cho thấy thanh niên 27 tuổi đã liên lạc một người bạn tên Santhosh - là người nuôi rắn. Hoạt động trên các trang web của Sooraj còn cho thấy thanh niên này thường lên Youtube tìm các video về cách xử lý rắn độc.
"Nghi phạm đã mua một con rắn viper hôm 26/2 và giấu nó trong nhà. Hành động mưu sát vợ đầu tiên diễn ra vào đêm 2/3 nhưng không thành công vì Uthra phát hiện bị rắn cắn và gọi người đưa tới bệnh viện", cảnh sát địa phương cho hay.
Hôm 24/4, Sooraj tiếp tục mua một con rắn hổ mang. Tối 6/5, Sooraj tới nhà của Uthra và cầm theo một cái chai có con rắn hổ mang bên trong. Thanh niên này giấu chai vào phòng ngủ. Giữa đêm, Sooraj lôi con rắn độc ra khỏi chai và vứt vào người vợ đang ngủ say.
Con rắn hổ mang sau khi cắn người phụ nữ thì bò ra đằng sau chiếc tủ. Sooraj cả đêm không dám ngủ. Sáng hôm sau, khi Sooraj đang ở nhà tắm thì mẹ của Uthra phát hiện con gái bất tỉnh. Nạn nhân được đưa tới bệnh viện nhưng đã quá muộn, cảnh sát địa phương cho hay.
Máy bay Pakistan rơi: Phi công 2 lần phớt lờ cảnh báo nguy hiểm của kiểm soát không lưu Phi công của máy bay Airbus A320 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) rơi xuống khu dân cư ở Karrachi được báo cáo là đã phớt lờ cảnh báo của kiểm soát không lưu về độ cao và tốc độ của máy bay khi chiếc máy bay tiếp cận hạ cánh. Hiện trường vụ tai nạn máy bay. Theo đó, Airbus...