Tiến tới Vinh Quang Việt Nam lần thứ XII: Vinh quang hai chữ Ánh Viên
Vỏn vẹn 9 năm, tính từ ngày về Trung tâm TDTT Quốc phòng 4, cô bé Ánh Viên đã tạo ra vô số “cú sốc” trong ngành bơi lội. Có vẻ như Ánh Viên sinh ra là để bơi, để mang vinh quang về cho thể thao đất nước…
Ánh Viên trong một lần hiếm hoi được về thăm gia đình.
Kỷ lục và kỷ lục!
Một kỳ Sea Games vừa kết thúc, và thêm một lần Ánh Viên làm nức lòng người hâm mộ khi xác lập những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” với 8 HC vàng và 8 lần phá kỷ lục, ngoài ra cô còn giành 1 HC bạc và 1 HC đồng. Thành tích này đã đưa Ánh Viên trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành nhiều HCV nhất tại một kỳ Sea Games.
Thậm chí, Ánh Viên là nữ kình ngư duy nhất ở Đông Nam Á giành 3 chuẩn A tham dự Olympic Rio de Janeiro 2016 (Brazil). Trước đó Ánh Viên cũng đoạt huy chương vàng ở giải Olympic trẻ, điều mà chưa kình ngư nào của Việt Nam từ thời mở cửa tới nay làm được.
Video đang HOT
Nói như thượng tá Bùi Quang Nghi – Giám đốc Trung tâm TDTT Quốc phòng 4, thì ông không thể nào quên được những thời khắc thiêng liêng tại Trung tâm Thể thao dưới nước Singapore. Mỗi khi quốc ca Việt Nam vang lên, tất cả khán giả (dù của quốc gia nào) cũng đứng dậy trang nghiêm làm lễ chào cờ. Chứng kiến điều đó, ai cũng tự hào và xúc động. Tài năng của Ánh Viên khiến tất cả phải cúi đầu thán phục.
Gương sáng cho lớp trẻ
Quả ngọt không tự dưng mà có. Ở cái tuổi cần sự chăm sóc của người thân thì Ánh Viên phải xa gia đình về trung tâm tập luyện. Sự đánh đổi đó là cả một tuổi thơ, nhưng liệu có thành công khi ai đó không ý thức được rằng cuộc sống là phải biết rèn luyện, biết chịu khó chịu khổ và phải luôn cầu tiến. Và, Ánh Viên là vậy!.
Rất nhiều mỹ từ, hay những câu chuyện về nghị lực vượt khó của “nữ hoàng bơi lội” được đăng tải, chia sẻ trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Ngay cả khi đã bước lên bục vinh quang, Ánh Viên cho biết: Cô vẫn chưa hài lòng với chính mình. Có lần Viên đã bật khóc, nhưng đó không phải là những giọt nước mắt mừng chiến thắng, em khóc vì cảm thấy chưa hài lòng với thành tích của mình.
Ánh Viên mơ ước sẽ trở thành nhà vô địch thế giới như thần tượng, thiên tài bơi lội Michael Phelps, và đó là một trong những động lực khiến em luôn khát khao, phấn đấu không ngừng. Ở thì hiện tại, em xứng đáng là một điển hình để lớp trẻ noi theo – không chỉ trong thể thao hay bơi lội mà xa hơn là một nghị lực, một cách sống tốt.
Tiền đề cho sự đột phá đến vinh quang
Đầu năm 2012, Ánh Viên được đưa sang Mỹ tập huấn – coi như bước đột phá cho thể thao Việt Nam. Bởi trước đó, chưa có chuyện chỉ một VĐV trong nước được lại được đầu tư khoản tiền lên đến hơn 3 tỉ đồng/năm để ra nước ngoài luyện tập. Viên được đăng ký khoác áo CLB St Augustine và là người Việt Nam duy nhất tập ở một trong những CLB chuyên về bơi lội nổi tiếng của Mỹ. Ngành TDTT đã có một quyết định đúng khi “chịu chơi” để đưa Ánh Viên sang Mỹ tập huấn. Đây cũng là lần hiếm hoi mà người ta thấy sự đầu tư của ngành TDTT “thu lãi” ngon lành đến vậy.
Tất nhiên, dù được trời phú cho những tố chất đặc biệt, nhưng để có được thành quả mỹ mãn như ngày hôm nay, chắc chắn nó phải đến từ sự khổ luyện và một ý chí bền bỉ để hoàn thành những giáo án khắc nghiệt trong việc ăn, ở và tập luyện… Đây là điều mà có lẽ không nhiều VĐV có thể làm tốt được như Ánh Viên.
Tài năng của Ánh Viên vẫn đang nở rộ. Quan trọng hơn, nó mang đến niềm kỳ vọng nền thể thao nước nhà với những VĐV kiệt xuất sẽ thoát ra khỏi cái “ao làng” Đông Nam Á chật chội để vươn đến tầm châu lục và thế giới.
Ánh Viên xứng đáng là một điển hình, một tiền đề cho sự thay đổi trong cách làm của ngành TDTT. Ở đó, sự trân trọng tài năng, tận dụng tốt các nguồn lực xã hội, cùng sự đầu tư đúng đắn sẽ lại tạo ra những con người ưu tú. Khi đạt được thành công, với Ánh Viên đó là niềm hạnh phúc, còn với ngành thể thao nước nhà đó là sự vinh quang. Và sự vinh quang ấy mang tên: Ánh Viên!
Theo Laodong
VĐV Việt dùng tiền thưởng SEA Games như thế nào?
Nhân tiên thương nhơ nhưng thanh tich đang tư hao ơ SEA Games 28, cac VĐV Viêt Nam đêu co nhưng kê hoach riêng cho minh. Nhưng đa sô đêu dung phân nhiêu đê phu giup cho gia đinh, anh chi em.
Anh Viên la VĐV nhân nhiêu tiên thương nhât cua đoan TTVN.
VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên là người được nhận tiền thưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, cô đã sớm trở lại tập luyện ở Mỹ. Vì lẽ đó, khoản tiền thưởng hơn nửa tỷ đồng cua Viên vẫn để lại nhà nhờ ba mẹ giữ hộ. Trong khi đó, cô gái người miền núi dân tộc Sán Dìu năm nay mới 16 tuổi Trương Thị Phương (môn canoeing) lần đầu nhận thưởng SEA Games (45 triệu đồng tiền thưởng theo quy định cho 1 HCV, 10 triệu tiền thưởng nóng... và chưa kể hiện vật) cho hay: "Em chỉ giữ lại cho mình một chút tiền để trang bị thêm dụng cụ trong tập luyện. Phần lớn số tiền thưởng em dùng để phụ giúp gia đình".
Cô gái vàng thể dục dụng cụ Phan Thị Hà Thanh (3 HCV SEA Games) có khoảng 150 triệu đồng tiền thưởng thì đưa bố mẹ giữ để tiết kiệm cho những kế hoạch tương lai. Là chị cả trong nhà, Hà Thanh còn dùng một phần tiền thưởng để chi trả những khoản học phí cho cậu em sắp sửa thi vào học đại học những năm tới.
Trong các đội tuyển, điền kinh là đội có tổng thưởng cao nhất (khoảng 3 tỷ đồng). Mỗi tuyển thủ cũng có kế hoạch riêng đối với khoản tiền được nhận. Duy có một điểm chung là ngay khi nhận thưởng, các chân chạy đều tự trang bị thêm cho mình dụng cụ cá nhân để tập và thi đấu tốt hơn. Đồ dùng được mua nhiều nhất là những đôi giày của các hãng sản xuất đồ thể thao thương hiệu nước ngoài. Theo thống kê có tới hơn 70% tuyển thủ Việt Nam tranh tài trên đất Singapore lĩnh thưởng. Đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay của TTVN khi ra nước ngoài thi đấu SEA Games.
Theo DanViet
Lý Hoàng Nam nhận thưởng bằng một phần nhỏ của Ánh Viên Hai ngôi sao thể thao có điểm chung lý thú khi cả hai đều không để ý tới tiền và không biết tiêu tiền. Siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên cùng nhà vô địch Wimbledon trẻ Lý Hoàng Nam là hai hiện tượng lớn nhất của thể thao Việt Nam trong năm 2015. Thậm chí, kỳ tích của họ còn tạo ra...