Tiền tiết kiệm toàn cầu tăng thêm 5,4 nghìn tỷ USD trong đại dịch Covid
Người tiêu dùng trên toàn cầu tiết kiệm được thêm 5,4 nghìn tỷ USD kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch…
Ảnh minh họa – Ảnh: FT.
Người tiêu dùng trên toàn cầu tiết kiệm được thêm 5,4 nghìn tỷ USD kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch, đồng thời ngày càng lạc quan hơn về triển vọng kinh tế. Đây sẽ là cơ sở cho một cuộc bùng nổ tiêu dùng một khi các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.
Tờ Financial Times dẫn báo cáo từ tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s cho biết số tiền tiết kiệm tăng thêm nói trên tương đương hơn 6% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới. Báo cáo ước tính rằng, chỉ cần khoảng 1/3 số tiền này được tiêu, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm trên 2% trong năm nay và năm 2022.
2020 là năm mà nền kinh tế thế giới trải qua cú sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng thu nhập hộ gia đình tại hầu hết các nền kinh tế phát triển đã được bảo vệ bởi các chương trình kích cầu của chính phủ. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cắt giảm chi tiêu do việc làm và thu nhập trở nên bấp bênh, cũng như do nhiều dịch vụ bị đóng cửa hoặc hạn chế.
Video đang HOT
Vì vậy, tiền tiết kiệm không những giảm mà còn tăng lên ở nhiều quốc gia. Tại các nước phát triển, tỷ lệ tiết kiệm đã đạt mức cao nhất trong thế kỷ này – theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Lượng tiền gửi trong ngân hàng ở nhiều nền kinh tế cũng tăng cao.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics, lượng tiền tiết kiệm tăng thêm đạt cao nhất ở các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Bắc Mỹ và châu Âu – là những nơi mà lệnh phong tỏa được áp dụng rộng rãi và chính phủ hào phóng trong việc kích cầu.
Riêng tại Mỹ, các hộ gia đình đã tiết kiệm được thêm hơn 2 nghìn tỷ USD, theo ước tính của Moody’s. Thậm chí, đây là con số có từ trước khi gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden được triển khai.
Cùng với lượng tiền tiết kiệm tăng mạnh, sự khởi sắc niềm tin là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng toàn cầu sẵn sàng mở hầu bao để chi tiêu mạnh tay một khi các cửa hàng, quán bar và nhà hàng được mở cửa trở lại khi bệnh dịch lắng xuống. Trong quý 1 năm nay, chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn cầu của Conference Board đạt mức cao nhất kể từ khi chỉ số này được thiết lập vào năm 2005.
“Sự kết hợp giữa nhu cầu bị dồn nén và việc có thêm một lượng tiền tiết kiệm lớn sẽ đẩy cao nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu một khi các quốc gia tiến gần tới miễn dịch cộng đồng và mở cửa trở lại”, ông Zandi nhận định.
Ngoài Bắc Mỹ và EU, một số nước Trung Đông cũng là nơi có lượng tiền tiết kiệm tăng cao kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, bởi các chính phủ ở đây cũng kích cầu mạnh tay. Trong khi đó, lượng tiền tiết kiệm tăng ít hơn ở châu Á, Nam Mỹ và Đông Âu.
Các lệnh hạn chế khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD mỗi tuần
Theo báo cáo, nếu các biện pháp hạn chế hiện tại ở Ấn Độ vẫn được áp dụng cho đến cuối tháng Năm, thiệt hại lũy kế của hoạt động kinh tế và thương mại có thể vào khoảng 10,5 tỷ USD.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ không ngừng gia tăng buộc nhiều bang phải hạn chế các hoạt động đi lại và kinh doanh, một báo cáo của công ty tài chính Barclays (Anh) nhận định những lệnh phong tỏa cục bộ và giới nghiêm ban đêm ở các trung tâm kinh tế quan trọng trên cả nước có thể khiến kinh tế Ấn Độ thiệt hại trung bình 1,25 tỷ USD/tuần và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của quý 1 tài khóa hiện tại (từ tháng 4-6/2021) thu hẹp 1,4%.
Theo báo cáo, nếu các biện pháp hạn chế hiện tại vẫn được áp dụng cho đến cuối tháng Năm, thiệt hại lũy kế của hoạt động kinh tế và thương mại có thể vào khoảng 10,5 tỷ USD.
Hiện Ấn Độ đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới theo ngày. Sáng 14/4, nước này ghi nhận hơn 184.000 ca COVID-19 mới và 1.027 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua.
Khi các ca bệnh tăng lên mỗi ngày, một số bang, trong đó có Maharashtra nơi dịch bệnh hoành hành mạnh nhất và cả thủ đô New Delhi, đã công bố các biện pháp hạn chế đi lại.
Bang Maharashtra thậm chí còn đang cân nhắc phương án áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện kéo dài 2 tuần.
Mặc dù hơn 81% các ca nhiễm mới chỉ tập trung ở tám bang, nhưng hầu hết các bang này là những trung tâm kinh tế sôi động nhất. Do đó, làn sóng lây nhiễm mới chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Ấn Độ .
Tháng trước, Barclays ước tính các biện pháp hạn chế đi lại trong hai tháng ở Ấn Độ có thể khiến nền kinh tế nước này thiệt hại 5,2 tỷ USD.
Nhưng giờ đây, các hạn chế đi lại đang tác động đến khoảng 60% nền kinh tế, với các đầu tàu kinh tế như Maharashtra, Gujarat, Tamil Nadu và Rajasthan đang chứng kiến các ca nhiễm tăng mạnh và hoạt động đi lại sụt giảm.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế của Barclays vẫn giữ nguyên dự báo đưa ra trước đó rằng kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 11% trong tài khóa hiện tại (2021-2022), mặc dù họ cũng cảnh báo về những rủi ro tiêu cực nếu các hạn chế được siết chặt hơn nữa hoặc được áp đặt ở nhiều trung tâm kinh tế.
Truyền thông Malaysia: Việt Nam với ban lãnh đạo mới sẽ duy trì được đà tăng trưởng vững chắc Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trang mạng theinsnews.com của Malaysia đăng tải bài viết, trong đó nhận định, với ban lãnh đạo mới, Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19. Truyền thông Malaysia nhận định, Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa:...