Tiền tỉ xây cầu để… ngắm?
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TPHCM, thời gian gần đây thành phố này xây dựng 14 cây cầu vượt bộ hành.
Những cây cầu này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người đi bộ, tránh tai nạn, ùn tắc giao thông, nhưng thực tế hiện nay nhiều cầu chỉ để làm… cảnh.
Mặc dù có cầu vượt bộ hành nhưng người dân vẫn bất chấp nguy hiểm băng qua đường.
Tiền tỉ cho một cây cầu
Ngành giao thông vận tải thành phố đã từng kì vọng rất nhiều về sự ra đời của hàng loạt chiếc cầu vượt bộ hành vì nó sẽ giải quyết được nhu cầu đi lại rất lớn của người dân. Những nơi được chọn để xây dựng cầu vượt bộ hành thường là những điểm nóng về giao thông. Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Viện trưởng Viện quy hoạch và Quản lý giao thông Vận tải, khi xây cầu bộ hành thường phải đáp ứng một số tiêu chí, đó là căn cứ vào số lượng người đi bộ, chiều rộng của con đường và số lượng xe cơ giới lưu thông trên đoạn đường đó.
Do vậy các cây cầu vượt bộ hành được xây dựng trên địa bàn TPHCM hiện nay chủ yếu là trước cửa các bệnh viện lớn, khu vui chơi giải trí hoặc các tuyến đường quốc lộ trọng điểm với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc (như cầu vượt Sóng Thần, du lịch Suối Tiên, Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Từ Dũ…).
Khu quản lí Giao thông đô thị số 2 thuộc Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã chi gần 60 tỉ đồng để xây dựng hầm chui trước Khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức. Dù đã được đưa vào sử dụng từ lâu, nhưng hầm chui này có rất ít người dân sử dụng, họ vẫn chọn cách “truyền thống” là băng qua đường.
Video đang HOT
Kinh phí để xây dựng 1 cây cầu vượt bộ hành lên đến hàng tỉ đồng. Như vậy Nhà nước đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời lập lại trật tự, an toàn giao thông. Thế nhưng, việc người dân không sử dụng nhiều cầu vượt bộ hành đang là một sự lãng phí ngân sách.
Thực trạng hiện nay cho thấy, dù có nhiều cầu vượt bộ hành đã đưa vào sử dụng từ lâu nhưng vẫn vắng bóng người qua lại. Phần lớn người dân đều phăm phăm phi qua đường để “cho nó nhanh”. Một trong những cây cầu vượt bộ hành đẹp nhất trên địa bàn thành phố là cây cầu trước cửa Bệnh viện Từ Dũ, nhưng cũng không thoát khỏi tình trạng “hắt hủi”. Cầu có mái che, hai bên lắp kính chắn gió, vệ sinh sạch sẽ nhưng chẳng ai bước lên dù mỗi ngày có đến hàng nghìn người dân ra vào khám, chữa bệnh. “Muốn lên được cầu phải băng qua bãi giữ xe của bệnh viện, mất thời gian lắm nên chúng tôi băng ngang qua đường cho nhanh. Nhiều lần thấy xe cô chạy ào ào cũng thấy ghê, nhưng thiên hạ vẫn cứ đi, chẳng ai làm sao cả nên tôi cũng đi thôi”, một người dân nói.
Còn anh Lê Trường An, 28 tuổi, quê ở tỉnh Long An thì biện giải cho việc từ chối sử dụng cầu như sau: “Tôi thường xuyên phải đưa mẹ lên bệnh viện khám bệnh, biết là có cầu vượt đi lại sẽ an toàn hơn nhưng mẹ tôi già yếu, đứng còn không vững thì làm sao mà leo lên nổi hàng chục bậc thang của cầu, vậy nên tôi đành băng qua đường”. Thực trạng đó cho thấy, ngoài nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông chưa cao và vấn đề đặt ra là công tác khảo sát, thiết kế, tìm vị trí phù hợp để xây dựng cầu của chủ đầu tư cũng chưa hợp lí.
Bên cạnh việc người đi bộ không sử dụng cầu vượt thì có một nghịch lý khác đó là nhiều người lại sử dụng cầu vượt làm nơi thư giãn, ngắm cảnh đường phố. Họ lên cầu ăn uống, nói chuyện, tránh mưa và tiện tay quăng luôn rác thải lên mặt cầu. Nhiều con nghiện còn sử dụng cầu làm nơi tiêm chích ma tuý, chích xong bơm kim tiêm vứt bừa bãi (cầu vượt Văn Thánh, cầu vượt trước Bệnh viện Ung Bướu).
Bơm kim tiêm vứt bừa bãi.
Rào chắn đã đủ?
Sở dĩ người đi bộ vẫn chưa mặn mà với cầu vượt bộ hành, phần lớn là do thói quen. Nhiều người có tâm lí ngán ngại khi phải leo cầu thang nên thay vì đi lên cầu, họ chọn giải pháp băng ngang qua đường. Mới đây, khi trao đổi về vấn đề cầu vượt bộ hành ít được người dân sử dụng, một quan chức của Sở Giao thông Vận tải thành phố cho biết đã có phương án để người dân buộc phải sử dụng cầu. Cụ thể Sở đã giao cho Ban Quản lý Giao thông Đô thị số 1 thử nghiệm dựng hàng rào chắn dọc theo hai bên đường dưới chân cầu vượt trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh). Với phương án này người dân muốn sang bên kia đường sẽ không còn cách nào khác là buộc phải lên cầu.
Giải pháp này được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều người còn đóng góp thêm các giải pháp khác, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc áp dụng chế tài với người không tuân thủ quy định giao thông. “Cho đến thời điểm này mới chỉ có 2 người đi bộ bị xử tù treo (một người ở Hưng Yên và một người ở TPHCM – PV) vì băng qua đường trái quy định khiến người khác (đi xe máy) va phải thiệt mạng. Trong khi đó tình trạng vi phạm diễn ra phổ biến mà chẳng có ai xử lý. Nếu cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng cứ làm ngơ trước các lỗi vi phạm như vậy thì dù có lập nhiều rào chắn, tình hình cũng khó mà cải thiện. Còn nếu cứ trông chờ vào kêu gọi, tuyên truyền, thì kết quả thế nào, cứ ra đường là thấy!”, ông Nguyễn Thế Bình (trú tại đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp) thẳng thắn nói.
Đi bộ “ẩu” khiến 39 người chết
Theo thống kê của cơ quan chức năng tại TPHCM, người đi bộ là đối tượng đứng thứ 3 trong số 10 đối tượng thường xuyên gây tai nạn giao thông. Năm 2010 trên địa bàn TPHCM, những vụ tai nạn có nguyên nhân từ người đi bộ đã khiến 39 người thiệt mạng.
Cho đến nay mới có 2 vụ người đi bộ gây ra tai nạn giao thông bị xét xử. Cuối năm 2009, TAND huyện Mỹ Hào, Hưng Yên đã xét xử và tuyên Nguyễn Thị Dương (sinh năm 1990) 9 tháng tù treo vì đã băng qua đường (QL 5) trái quy định, gây ra cái chết cho một người điều khiển mô tô. Trước đó, vào tháng 8/2004, TAND Quận 1, TPHCM cũng tuyên phạt 9 tháng tù treo cho một bị cáo nữ 26 tuổi. Người này cũng băng qua đường trái quy định khiến một người điều khiển mô tô thiệt mạng.
Tại Điều 203, BLHS có quy định về Tội cản trở giao thông đường bộ: Người nào có một trong các hành vi cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 3 năm.
Theo Giadinh.net.vn
Hà Nội: Tàu thống nhất "đụng" xe đi ăn hỏi, 7 người chết tại chỗ
Mt vụt nghiêng vừa xảy ra trên Quốc l tạịa phận huyện Thng Tín, Hà Ni. Đoànu đâm ngang hông mt xe du lịch 16 chỗ ch đoàn ăn hỏi từ Thi Nguyên cố vợt đt. Ít nhất 7 ng tử nạn.
Chiếc xe cố băng ngang đt khoànu đ ti rấtn.
n xảy ra khoảng 15h30. Chiếc xe du lịch li 16 chỗ BKS 20L-4564 đi từ đng thôình Tổ x Mễ Sơn, Thng Tín ra đng Quốc l. Khi băng qua đt, không có rào chắn, thì bịu hỏa đi hng Nam - Bắâm vài xe.
Tạng, chiếc xe bịu đâm móp mép rất nặng phi, lôn dài và mắc kẹt vào hàng rào chắn bêng. Chiếc xe va chạm húổ cả mt ct đèn tín hiệu của ngành đt.
Chiếc me kẹt vào hàng rào chắn bêng vi 2 thi thể mắc kẹt bên trong.
7 ngi trên xe ôtô đ chết tại chỗ. Có 2 thi thể dập nt, mắc kẹt trong xe, lực lợng cứu h đ phải mất nhiều thi gian kéo chếc xe ma đợc cc nạn nhân ra ngoài. Đợc biết, li xe và mt đôi vợ chồng cùng con nhỏ ngồi hàng ghế trên chỉ bị thơng nhẹ.
Mt nhân chứng trực tiếp thấnh va chạm cho biết,i xế khó vừa chạy xe vừa nghe điện thi. Đếnn ng 3 giao cắt vt, ngi dâ hô bo cóu nhi xế vẫn tiếp tục nghe điện thi và cho xe vợt nhp. Đoànu lao ti, "cắt" ngang đi xe.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụn.
Theo Dân Trí
Ô tô phi lên nóc nhà Chỉ vì sơ suất không đáng có mà một tài xế đã khiến chiếc xe của mình và cả một ngôi nhà hỏng nặng. Trong chuyến đi dã ngoại tại Alassio, một thị trấn nhỏ nằm ở ven biển miền Bắc Italia, Maria Rizzo đã dừng xe trên một ngọn đồi, hướng tầm mắt nhìn xuống thành phố dưới chân mình. Nhưng ngặt...