Tiề.n thưởng hào phóng thúc đẩy tỷ lệ sinh tại một thành phố ở Trung Quốc
Các khoản tiề.n thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích sinh đẻ đang cho thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên tại một thành phố Trung Quốc, nơi số lượng trẻ sơ sinh tăng 17% vào năm 2024, đảo ngược xu hướng giảm liên tục từ năm 2016.
Một lớp học mẫu giáo ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: TTXVN phát
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Thiên Môn, thành phố có khoảng 1 triệu dân tại tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, đã đón thêm 1.050 trẻ sơ sinh vào năm 2024 so với năm 2023, theo số liệu của chính phủ công bố vào tuần trước. Đây là một tín hiệu tích cực hiếm hoi trong bối cảnh đất nước này đang phải đối mặt với tình trạng giảm tỷ lệ sinh và dân số già hóa – cả hai đều đặt ra những thách thức lớn đối với phát triển bền vững trong tương lai.
Đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ Trung Quốc, nhiều chính quyền địa phương và các tập đoàn lớn đã tăng cường hỗ trợ để khuyến khích sinh nở. Ví dụ, hãng sản xuất xe điện Xpeng đã công bố thưởng 30.000 nhân dân tệ (khoảng 102 triệu đồng) cho những nhân viên sinh con thứ ba.
Thống kê đáng ngạc nhiên này được công bố trong một báo cáo gửi lên phiên họp thường niên của cơ quan lập pháp địa phương, nhưng báo cáo không cung cấp tổng số trẻ sơ sinh trong năm 2024. Trước đó, theo Hồ Bắc Nhật báo, từ tháng 1 đến tháng 11/2024, Thiên Môn đã đón 6.530 trẻ sơ sinh, tăng 910 trẻ (khoảng 16%) so với cùng kỳ năm 2023.
Sự thay đổi này có thể nhờ vào nhiều chính sách hỗ trợ sinh nở được tăng cường trong năm qua. Tổng giá trị hỗ trợ cho một gia đình sinh con thứ ba tại Thiên Môn có thể lên tới 220.000 nhân dân tệ (khoảng 748 triệu đồng) – bao gồm phiếu mua nhà trị giá 120.000 nhân dân tệ, khoản tiề.n mặt một lần 3.000 nhân dân tệ và trợ cấp hàng tháng 1.000 nhân dân tệ cho đến khi đứ.a tr.ẻ lên 3 tuổ.i.
Chủ tịch Xpeng, ông He Xiaopeng, đã công bố gói hỗ trợ tài chính này trong một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Weibo vào tuần trước. Theo dữ liệu từ Công ty thông tin tài chính Wind, tính đến tháng 6/2024, Xpeng có hơn 13.000 nhân viên. Ông Xiaopeng cho biết từ năm nay, những nhân viên sinh con thứ ba sẽ nhận được 30.000 nhân dân tệ và khoản thưởng sẽ tăng lên nếu họ sinh con thứ tư hoặc thứ năm.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi làm điều này vì muốn khuyến khích nhân viên sinh nhiều con hơn. Công ty sẽ hỗ trợ tài chính để giúp họ thực hiện điều đó”.
Nhiều thành phố ở Trung Quốc đang đưa ra các ưu đãi để khuyến khích người dân sinh thêm con. Ảnh: Shutterstock
Mặc dù nhiều địa phương và doanh nghiệp đã đưa ra các ưu đãi để khuyến khích sinh nở, nhưng rất ít nơi đạt được kết quả thực sự rõ ràng. Trong năm 2023, chỉ hơn 9 triệu trẻ sơ sinh chào đời trên toàn Trung Quốc – mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1949. Con số này đán.h dấu năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc chứng kiến dân số giảm.
Tuy nhiên, theo nhà nhân khẩu học độc lập He Yafu, trường hợp của Thiên Môn cho thấy các khoản tiề.n thưởng có thể tạo ra sự khác biệt. Ông viết trên WeChat: “Nếu các khoản trợ cấp không hiệu quả, đó là vì chúng chưa đủ lớn và cần phải được tăng lên”.
Dữ liệu về thay đổi dân số toàn quốc vào năm 2024 dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này. Các nhà nhân khẩu học hy vọng sẽ có sự gia tăng vừa phải về số trẻ sơ sinh, nhờ vào ảnh hưởng của năm Rồng – được coi là thời điểm tốt lành để sinh nở theo quan niệm truyền thống.
Tháng trước, một số bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông cũng báo cáo số ca sinh nở tăng vọt trong năm 2024. Một bệnh viện cho biết đã đón hơn 10.000 trẻ sơ sinh từ đầu năm đến cuối tháng 12/2024, tăng hơn 23% so với năm trước.
Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh
Tỉnh Hải Nam ở Trung Quốc đã cam kết đưa dịch vụ giảm đau khi chuyển dạ vào các chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ nhằm giảm chi phí và giúp giảm bớt áp lực về việc sinh con cho các cặp đôi.
Trường mầm non ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tỉnh Hải Nam đang thúc đẩy trợ cấp cho việc điều trị giảm đau khi sinh nở - dịch vụ thường có ít phụ nữ lựa chọn sử dụng khi chuyển dạ vì chi phí cao. Đây là một trong nhiều chính sách thử nghiệm mà giới chức nước này đang thực hiện để đảo ngược tỷ lệ sinh suy giảm rõ rệt.
Động thái trên được công bố theo một phần của kế hoạch rộng hơn, là cách tiếp cận để thực hiện chiến lược xây dựng "xã hội thân thiện với sinh đẻ" của Trung Quốc.
Bài viết trên tờ People's Daily cũng kêu gọi giới chức giảm bớt gánh nặng cho những người có khả năng làm cha mẹ.
"Giảm chi phí sinh nở, chăm sóc tr.ẻ e.m và giáo dục để nhiều người sẵn sàng sinh con hơn", bài báo viết, đồng thời kêu gọi giới chức triển khai các chính sách sát sao hơn ở cấp địa phương. "Duy trì mức sinh hợp lý và cơ cấu dân số cân bằng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững cũng như sự ổn định lâu dài", bài báo nhấn mạnh.
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.
Tại một sự kiện diễn ra vào Ngày Toàn cầu Chống lại Đa.u đớ.n năm 2022, bác sĩ gây mê Mi Weidong cho biết chưa đến 1/3 phụ nữ Trung Quốc được cung cấp dịch vụ giảm đau khi sinh con vào năm đó. Bác sĩ Mi đã dẫn đầu một nhóm do Ủy ban Y tế Quốc gia của nước này chỉ định nghiên cứu về việc giảm đau khi sinh con.
Nhân viên y tế in dấu chân kỷ niệm của một em bé sơ sinh tại một bệnh viện ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Để hỗ trợ các bậc cha mẹ mới, chính quyền Hải Nam cũng cho biết sẽ đưa các công nghệ hỗ trợ sinh sản vào hệ thống bảo hiểm y tế nhà nước, nâng cao tiêu chuẩn hoàn trả cho các lần kiểm tra trước khi sinh và ưu tiên các gia đình nhiều con trong các chính sách nhà ở.
Sáng kiến này phù hợp với chủ trương được ban hành hồi tháng 10 ở Trung Quốc. Trong đó, chủ trương nêu rõ chính quyền các địa phương nên "chịu trách nhiệm trực tiếp" trong việc khuyến khích người dân sinh con.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về những tác động lâu dài của tình trạng dân số suy giảm đối với nền kinh tế của đất nước.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, tỷ lệ sinh ở nước này đã giảm xuống còn 6,39/1.000 người vào năm 2023, mức thấp nhất kể từ năm 1949. Số trẻ sơ sinh đã giảm xuống còn 9,02 triệu, ít hơn một nửa so với con số năm 2016 và đán.h dấu năm thứ 7 suy giảm liên tiếp.
"Mô tả tình hình nhân khẩu học hiện tại là 'sự sụp đổ trong tỷ lệ sinh' cũng không phải nói quá", các nhà nhân khẩu học từ Viện Nghiên cứu Dân số Yuwa viết trong Báo cáo chi phí sinh sản tại Trung Quốc năm 2024.
Ông Liang Jianzhang, đồng tác giả báo cáo, lập luận tỷ lệ sinh thấp một phần do chi phí nuôi dạy con cái cao. Nghiên cứu của ông ước tính chi phí trung bình nuôi một đứ.a tr.ẻ từ khi sinh ra đến khi tốt nghiệp đại học là 680.000 nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ đồng).
Theo báo cáo của viện, chi phí trung bình để nuôi một đứ.a tr.ẻ cho đến năm 18 tuổ.i ở Trung Quốc là 538.000 nhân dân tệ (1,8 tỷ đồng) - gấp 6,3 lần GDP bình quân đầu người của nước này. Để so sánh, con số này là 4,26 ở Nhật Bản, 4,11 ở Mỹ và 2,24 ở Pháp.
Các nhà nghiên cứu lưu ý việc sinh con cũng có thể tác động tiêu cực đến thu nhập của phụ nữ, trích dẫn dữ liệu cho thấy một đứ.a tr.ẻ có thể làm giảm tiề.n lương của một phụ nữ Trung Quốc từ 12% đến 17%.
Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc Sinh con là điều cuối cùng mà Yu Yueqi nghĩ đến khi cùng chồng lên chuyến bay kéo dài 15 giờ từ thành phố Hàng Châu đến Maldives để tận hưởng kỳ nghỉ tuần trăng mật mà vợ chồng cô đã mong đợi từ lâu. Một lớp học mẫu giáo ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: TTXVN phát Người phụ nữ mới cưới...