Tiện tay chụp ảnh cho chồng, vợ trở về nhà mới phát hiện bóng dáng của người mẹ đã khuất trong ống kính gây ra nhiều tranh cãi
Bức ảnh này được chụp vào năm 1959 và trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi suốt một thời gian dài.
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1959. Mabel Chinnery khi đó vẫn còn là một cô gái trẻ đến thăm mộ của người mẹ quá cố ở Ipswich, Anh. Khi quay trở lại xe, Mabel với chiếc camera trên tay đã sẵn tiện chụp bức ảnh cho chồng và không hề biết thứ đáng sợ đã lọt vào ống kính của mình.
Sau đó, vợ chồng bà Mabel cùng nhau trở về nhà, rửa tấm ảnh ấy ra nhưng vẫn không nhận ra điều kỳ dị. Mãi đến khi ngồi lại cùng với những người bạn, họ mới phát hiện ra “vị khách không mời mà tới” bên trong xe. Mabel nói rằng khi ấy, chỉ có 2 vợ chồng bà ở khu vực đó nhưng một người bạn đã chỉ ra một bóng dáng kỳ lạ của ai đó đang ngồi phía sau xe của chồng bà.
Mabel đem chuyện này về kể với chồng và cả hai đều đồng ý rằng đó là bóng dáng của người mẹ quá cố của bà. Lúc sinh thời, mẹ của bà Mabel rất thích ngồi ở vị trí đó trong xe. Câu chuyện này được lan truyền khắp nơi.
Bà Mabel và chồng, ông Jim, còn được mời tham gia chương trình truyền hình World of Strange Powers vào năm 1985. Tại đó, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và mổ xẻ bức ảnh để xem liệu đó có phải là hiện tượng siêu nhiên hay không.
Tiến sĩ Steve Gull và Tim Newton sử dụng phần mềm máy tính ra đời vào những năm 1980 để kiểm tra bức ảnh. Cả hai nhận thấy những đường thẳng trong bức ảnh không liền mạch với nhau như thể một phần của bức ảnh khác được ghép vào ảnh gốc vậy. Chi tiết này khiến 2 chuyên gia tin rằng sự xuất hiện của bóng dáng đó là hiện tượng phơi sáng kép.
Video đang HOT
Được biết, phơi sáng kép là kỹ thuật chụp ảnh chồng lớp, tận dụng 2 nguồn sáng với cường độ và thời gian chiếu sáng khác nhau trên cùng một tấm phim. Hiện tượng này thường xảy ra khi người chụp quên không nhấn chuyển sang khung ảnh tiếp theo đối với máy ảnh phim. Lời giải thích này nhận được nhiều sự đồng tình song một số người lại chọn tin vào giả thiết ban đầu.
Một ví dụ điển hình của kỹ thuật phơi sáng kép.
Cho đến nay, bức ảnh của vợ chồng bà Mabel vẫn thường xuyên được dân mạng nhắc đến. Dù bà Mabel và ông Tim đã qua đời nhưng không ngăn được sự tò mò muốn làm rõ ngọn ngành của Blake Smith, một điều tra viên có đam mê với các hiện tượng lạ.
Năm 2015, Blake tìm hiểu về bức ảnh của bà Mabel, bắt đầu từ chiếc xe mà ông Jim lái. Nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, Blake cuối cùng cũng tìm được một phiên bản tương tự của chiếc xe ấy rồi chụp một bức ảnh từ đúng góc mà bà Mabel từng đứng chụp chồng. Tiếp đến, Blake đặt bức ảnh mà bà Mabel chụp bên cạnh bức ảnh mà anh vừa thu được để xem liệu đó có phải là hiện tượng phơi sáng kép hay không.
Blake khẳng định kết quả đã chỉ ra một số chi tiết điển hình của kỹ thuật phơi sáng kép, đặc biệt là chiếc khăn quàng cổ của “người mẹ quá cố của bà Mabel” như thể lấn vào cả khung xe. Sau đó, Blake tìm đến một cửa hàng bán máy chụp ảnh để hỏi về dòng máy mà bà Mabel sử dụng để chụp ảnh cho chồng. Tại đây, một chuyên gia nói với anh rằng hiện tượng phơi sáng kép rất thường xảy ra với dòng máy Eastman-Kodak Brownie mà bà Mabel sử dụng để chụp bức ảnh gây tranh cãi kia.
Sau thời gian tìm hiểu, Blake cũng đi đến kết luận rằng không có bất kỳ hồn ma nào xuất hiện trong bức ảnh. Anh cho rằng 2 vợ chồng bà Mabel hẳn vẫn còn thương nhớ người mẹ quá cố rất nhiều nên mới lầm tưởng bóng dáng kia là người đã khuất. Tuy nhiên, một số người để lại phản hồi gay gắt hơn và cho rằng bà Mabel là kẻ gian dối, cố tình dựng nên câu chuyện này để thu hút sự chú ý của mọi người.
Bóng dáng bí ẩn tại hành lang khiến dân mạng xôn xao
Bức ảnh này sau khi được công bố đã trở thành đề tài được bàn tán và tranh cãi.
Tháng 9/1936, một nhiếp ảnh gia và trợ lý của ông ghé thăm tòa nhà Raynham Hall, Norfolk, Anh, để thực hiện bộ ảnh cho tạp chí Country Life. Buổi chụp hình ban đầu diễn ra suôn sẻ, cả hai đã chụp bức ảnh đầu tiên ở cầu thang chính và chuẩn bị cho bức ảnh tiếp theo. Lúc này, người trợ lý mới phát hiện ra điều kỳ lạ trên bậc cầu thang, đó là bóng dáng mờ ảo của ai đó.
Vị nhiếp ảnh gia nhanh tay giơ máy lên chụp với chế độ đèn flash. Bức ảnh sau đó được đăng tên tạp chí Country Life và và tạp chí Life (4/1/1937) trước khi nó trở thành đề tài được mọi người bàn tán xôn xao. Nhà nghiên cứu các hiện tượng huyền bí Harry Price đã phỏng vấn vị nhiếp ảnh gia và trợ lý, ông tin rằng bức ảnh này là thật chứ không hề qua chỉnh sửa.
Bức ảnh chụp Brown Lady của tòa nhà Raynham Hall nổi tiếng.
Trong thời gian đó, bà Dorothy lang thang khắp hành lang của Raynham Hall như một tù nhân bị biệt giam. Cuộc sống khốn cùng của người phụ nữ này kết thúc năm 1726 vì căn bệnh đậu mùa.
Sự việc kỳ lạ đầu tiên xảy ra ở Raynham là vào dịp Giáng sinh năm 1835. Một vị khách ghé thăm nơi đây nói rằng anh đã nhìn thấy một người phụ nữ đi lang thang ở hành lang ở chiếc váy nâu. Một người khác cũng có trải nghiệm tương tự. Khi đó, anh cố tiếp cận người phụ nữ kia trước khi đối phương quay lại với gương mặt rạng rỡ song phần mắt lại chỉ là 2 cái hốc trống trải. Một số nhân viên ở Raynham Hall đã quá sợ hãi với những hiện tượng này mà nghỉ việc.
Một năm sau, thuyền trưởng Frederick Marrayat đã xin được ở lại Raynham Hall để kiểm chứng các tin đồn. Ông kể với con gái Florence về người phụ nữ kia hay còn được gọi là Brown Lady, rằng ông đã đuổi theo bà đến cuối hành lang với khẩu súng lục trong tay. Florence vẫn nhớ đầy đủ chi tiết câu chuyện nghe từ cha:
"Hình bóng đó dừng lại ở cánh cửa phía sau nơi cha tôi đang đứng, trên tay cầm ngọn đèn cùng với cái miệng cười toe toét đầy gian xảo. Hành động này khiến cha tôi tức giận và chĩa súng bắn vào hình bóng ấy trước khi nó biến mất, viên đạn thì bay xuyên qua cánh cửa của căn phòng đối diện. Sau đó, cha tôi không cố gắng tiếp cận với Brown Lady thêm lần nào nữa".
Thuyền trưởng Frederick Marrayat.
Năm 1926, một vị khách khác có cơ hội đụng độ với Brown Lady. Sau đó, người này đã vô cùng hốt hoảng khi nhìn thấy bức chân dung của bà Dorothy Walpole treo trên tường tòa nhà và khẳng định người trong ảnh chính là bóng dáng mà anh nhìn thấy ở hành lang.
Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về tính xác thực của bức ảnh do vị nhiếp ảnh gia chụp năm nào. Các chuyên gia đưa ra giả thiết rằng bức ảnh là kết quả của quá trình phơi sáng trên cầu thang kết hợp thao tác chụp nhanh bức tượng Đức mẹ đồng trinh.
Đến thời điểm hiện tại, tòa nhà Raynham Hall vẫn thuộc sở hữu của gia đình Townshend. Người thừa kế nơi đây giờ cũng đã kết hôn và có 2 con. Người ta tự hỏi rằng liệu có thành viên nào của gia tộc này từng nhìn thấy bóng dáng của Brown Lady hay không.
Bất chấp bức ảnh này là thật hay giả, không thể phủ nhận rằng sức hấp dẫn đến từ các câu chuyện kỳ bí xoay quanh nó. Liệu bạn có dám ngủ lại một đêm ở tòa nhà này và mạo hiểm đối mặt với người phụ nữ bí ẩn được gọi là Brown Lady hay không?
Truyền thuyết ly kỳ về Bà Thu Bồn ở vùng đất Quảng Nam Ít ai biết rằng tên gọi sông Thu Bồn bắt nguồn từ tên gọi của Bà Thu Bồn - một người phụ nữ đã đi vào truyền thuyết, được tôn vinh như người mẹ quê hương ở mảnh đất Quảng Nam. Là dòng sông chính của tỉnh Quảng Nam, sông Thu Bồn bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh, bồi đắp phù sa...